Giải SBT Văn 10 Bài 1: Tạo lập thế giới có đáp án

  • 636 lượt xem

  • 22 câu hỏi


Câu 1:

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Nữ thần mặt trời và mặt trăng

(Thần thoại Việt Nam)

          Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hoàng. Nhiệm vụ của hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng, luân phiên nhau. Cô chị Mặt trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hóa dài ra. Trái lại, đến lượt các cụ già khiêng kiệu thì lo làm tròn phận sự mà không nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần đi được nhanh chóng, ngày ngắn lại.

          Cô Mặt Trăng nguyên xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị. Cô không biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cô. Việc ấy về sau đến tai Ngọc Hoàng. Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm; cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một; cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc tro trát mặt ngày trước hiện bụi ra.

          Về chuyện cô Mặt Trăng, có thuyết kể lại hơi khác. Như ta đã biết, cô Mặt Trăng nóng ghê gớm đã làm hại người cũng như muôn vật rất nhiều. Nhưng cô vẫn chủ quan, thích sà xuống nhân gian để xem dân sự làm ăn. Cô có biết đâu mỗi lần mình sà xuống gần chừng nào thì dân kinh hãi chừng nấy. Họ rủa cô không ngớt, chỉ mong làm sao cô che mặt lại và đi xa ra cho họ đỡ khốn khổ. Bấy giờ trong nhân dân có chàng Quải, thân thể to lớn, sức khỏe tuyệt trần. Anh ta quyết tâm trị cho cô Mặt Trăng một mẻ. Anh ta bèn trèo lên một ngọn núi cao, đứng chực tại đó.

          Hôm ấy, cô Mặt Trăng cứ quen thói cũ sà xuống nhìn muôn vật. Chàng Quải chờ lúc cô đến gần nắm cát vứt túi bụi vào mặt cô. Anh ta ném mãi đến hồi trời đang nóng gay gắt bỗng tự nhiên dịu lại. Nhân dân ở dưới núi hò reo vui mừng khôn xiết. Về phần cô Mặt Trăng bất ngờ bị ném tối tăm cả mặt mũi, vội lảng ra xa và từ đấy cô không dám sà xuống gần hạ giới nữa. Mặt cô từ đó bị cát giắt vào nên cũng không còn sáng như trước…

(Lược bớt đoạn cuối kể về chồng của hai nữ thần (là một con Gấu) và giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực)

(Theo Nguyễn Đồng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm khoa học

Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003)

Câu chuyện được kể trong văn bản trên diễn ra ở đâu, vào thời gian nào? Vì sao bạn biết?


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận