Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Luyện tập và trình bày bài nói:
* Bài nói mẫu tham khảo:
Xin chào các bạn tôi là… học sinh lớp…. trường…. Hôm nay tôi xin phép được trình bày bài phân tích nội dung, nghệ thuật của bài thơ Cây chuối – Nguyễn Trãi để thấy được mối giao cảm của con người với thiên nhiên.
Bài thơ Cây chuối là một trong những bài thơ đặc sắc của tác giả Nguyễn Trãi. Nổi bật trong bài thơ đó là vẻ đẹp thiên nhiên và niềm giao cảm giữa con người với thiên nhiên:
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.
Trước hết điều lý thú đáng ghi nhận ở đây là Nguyễn Trãi không những chỉ viết bằng chữ Nôm mà quan trọng hơn là ông viết về loại cây dân dã, gần với cuộc sống bùn đất quê mùa. Như nhiều người đều biết, thơ cổ không thiếu những bài tả về hoa lá, cây cối, nhưng thường chỉ tập trung miêu tả một số cây “cao sang” quen thuộc như tùng, cúc, trúc, mai. Dường như phải đến Nguyễn Trãi, những loại cây cối “tầm thường” kia mới được hiện diện trong thơ ca. Như vậy có nghĩa, tuy cùng viết về thiên nhiên (như không ít nhà thơ thời phong kiến khác), nhưng hướng khai thác của Nguyễn Trãi đã có sự cách tân so với những cây bút cùng thời.
Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi có lẽ cho người đọc cảm nhận về một cây chuối biểu tượng. Do có được sức xuân, tình xuân tiềm tàng từ bên trong nên khi gặp được “hơi xuân”, cây chuối càng thêm tươi tốt. Xuân Diệu trong khi bình bài thơ này đã lưu ý người đọc lý giải tại sao Nguyễn Trãi không viết “lại tốt thêm” mà viết “tốt lại thêm”, ông cho rằng: “Lại tốt thêm" thì có bề dung tục, không đủ trân trọng đối với chủ từ của câu, chẳng qua theo đà, theo thời mà thêm tốt, bớt tốt, còn “tốt lại thêm” tức là vốn cái tốt đã là bản chất rồi. Ngay từ lúc bén hơi thì tốt thêm. Đây thật là những lời bình tinh tế, sâu sắc. Khi nói đến mùa xuân Nguyễn Trãi nhấn mạnh đến “hơi xuân”, sức xuân nét tiêu biểu, đặc thù của nó chứ không cốt ghi nhận ở phương diện thời gian.
Đến câu thứ hai, tác giả miêu tả đặc điểm của cây chuối. Đây là loại cây có buồng “Đầy buồng lạ” và kỳ diệu hơn là hương thơm của buồng chuối ngào ngạt, quyến rũ suốt đêm.
Nhưng sức nặng của bài thơ là ở vào hai câu cuối cùng:
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.
Có lẽ khi viết những câu này, Nguyễn Trãi đã được gợi ý từ một vế cầu đối “Thư lai tiêu diệp văn do lục” (Thư viết trên lá chuối gửi đến lời văn còn xanh). Cho dù sự phán đoán trên đây là đúng thì công lao của Nguyễn Trãi cũng rất lớn. Từ cách diễn đạt của người xưa, Ức Trai sáng tạo ra một hình tượng vừa chân thực vừa mới mẻ. Bằng cái nhìn tinh tế rất nghệ sĩ, Nguyễn Trãi thấy tàu lá chuối kia như là một bức thư tình còn đang phong kín, chứa chất trong đó bao ngọt ngào ân ái và e ấp của một tình yêu buổi đầu trao gửi còn rất đỗi ngập ngừng. “Phong còn kín” vừa nói được sự trắng trong vừa nói được ý e lệ, giữ gìn.
Câu kết bài thơ kết lại bằng 6 chữ: “Gió nơi đâu gượng mở xem”, dùng thủ pháp nhân hóa thể hiện liên tưởng nghệ thuật rất nghệ sĩ. Đọc câu này, ta có thể hình dung: Gió xuân từ nơi xa thổi đến, như một bàn tay run rún và hồi hộp vì xúc động, gió gượng nhẹ, mơn man và khẽ khàng trân trọng mở dần dần bức tình thư kia… Cảm nhận bài thơ như một chỉnh thể, chúng ta có thể nghĩ đến cây chuối và gió xuân cũng như cô gái và chàng trai. Chàng trai say mê, trẻ trung nhưng cũng rất ý nhị, tinh tế. Cô gái thì trinh trắng và e ấp… Hai câu thơ nói trên ít nhiều cũng có yếu tố tả thực: đọt chuối non đang vươn dần lên, đang mở dần ra trong gió xuân. Nhưng điều quan trọng hơn là Nguyễn Trãi đã gửi vào đó cảm hứng tươi mát của một khách đa tình mà tao nhã.
Trên đây là bài trình bày của tôi. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng rất mong nhận được những nhận xét góp ý để bài làm của mình hoàn thiện hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thơ trữ tình có mấy dạng chủ thể trữ tình? Trong văn bản này, chủ thể trữ tình thuộc dạng nào?
Câu 2:
Đọc văn bản Bầu trời đã trở về và thực hiện các câu hỏi và bài tập nêu phía dưới:
Bầu trời đã trở về Xuân Quỳnh Bầu trời đã trở về Cao và xanh biết mấy Mái nhà như sóng dậy Con đường như dòng sông Mặt đất nắng mênh mông Những bài ca không dứt
Mỗi sáng dậy tôi chào mặt đất Chào cỏ hoa vươn tới bầu trời Chào ngôi nhà mới xây Chào những con người Đi nườm nượp dưới trời xanh vô tận
Mỗi sáng dậy tôi chào mặt đất Những đàn ong kiếm mật buổi ban mai Cỏ bên sông, và bãi sa bồi Phù sa ướt còn nồng mùi cá Cành đước mặn, cây ngô trong kẽ đá Những con đường khuất sau lá rừng xưa …
Bầu trời xanh hơn cả lúc nằm mơ Và hạnh phúc trong bàn tay có thật: Chiếc áo mắc trên tường Màu hoa sau cửa kính Nồi cơm reo trên ngọn lửa bếp đèn Anh trở vể, trời xanh của riêng em. (In trong Gió lào cát trắng, Tự hát, Hoa cỏ may, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014) |
Khái quát nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3:
Đặt câu với những từ ngữ sau để làm rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng:
Văn học, văn hóa, văn chương
Câu 4:
Tìm và sửa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau:
a. Thời cơ đã chín mùi nhưng họ lại không biết nắm bắt.
b. Nó không giấu giếm với ba mẹ chuyện gì.
c. Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu vì bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu rất hay
Câu 5:
Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh.
Câu 6:
Tìm và sửa lỗi dùng từ trong trường hợp sau đây:
Anh ấy chẳng quan tâm những gì tôi nói.
Câu 7:
Tìm và sửa lỗi dùng từ trong trường hợp sau đây:
Để làm được các bài tập thực hành, chúng tôi phải đọc thật kĩ phần trí thức trong sách giáo khoa.
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!