Câu hỏi:
27/07/2022 1,053Hãy chọn một đề tài cho bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. Ví dụ các thói quen sau:
– Xả rác nơi công cộng.
– Cười nói to hoặc gây tiếng ồn nơi công cộng.
– Nói chuyện và làm việc riêng trong tiết học.
– Cóp bi bài làm của bạn.
- Ăn quà vặt không đúng lúc, đúng chỗ.
- Ăn ngủ không điều độ.
– Đi trễ
- …..
Hay các quan niệm sau
– Xem thường khả năng của các bạn nữ.
– Xem văn chương là phù phiếm.
– Xem tiền bạc có thể mua được tất cả.
- Đề cao quá đáng cái tôi cá nhân.
- Xem thường những nghề lao động tay chân ...
...
Sau khi chọn đề tài, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn và viết thành bài hoàn chỉnh. Sử dụng bảng kiểm để tự đánh giá bài làm.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lựa chọn đề tài: Thói quen đi trễ
Dàn ý
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần trình bày
2. Thân bài:
- Định nghĩa về thói quen đi trễ là gì?
- Tình trạng đi trệ hiện nay.
- Nguyên nhân dẫn đến thói quen đi trễ
- Hậu quả của việc đi trễ thành thói quen
- Để khắc phục thói quen đi trễ cần làm những việc gì
3. Kết bài: Bài học kinh nghiệm cần rút ra
Bài làm tham khảo
Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục ngay từ bây giờ.
Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Thứ nhất, bạn phải biết cách lập kế hoạch phân bổ thời gian trong ngày một cách hợp lí. Nếu bạn là người chậm chạp, lề mề trong việc chuẩn bị trước khi ra khỏi nhà thì hãy nhớ cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để không bị lỡ hẹn và đi học đúng giờ. Thứ hai, nếu bạn là người đãng trí hay quên thì hãy tự lập cho mình một thời gian biểu khoa học và nhớ thường xuyên theo dõi nó để chắc chắn rằng mình không bỏ quên hay đi trễ một cuộc hẹn hay một buổi học nào cả. Và bạn cũng nên dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc có khả năng phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải, trôi đi một cách lãng phí. Quản lý thời gian là một giải pháp cần thiết để khắc phục được tình trạng trễ giờ, quên thời gian,… và cần phải bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết cũng như dự đoán được các vấn đề về giao thông. Rất nhiều người không có ý thức sắp xếp, phân bổ thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp và họ coi việc đi học muộn trở thành một việc hết sức bình thường. Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi trễ sẽ làm mất đi uy tín của bạn, lời hứa không còn có trọng lượng và bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé.
Cha ông ta có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” dù biết rằng việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một việc làm rất khó nhưng không phải là không làm được. Vì vậy bạn và tôi, chúng ta đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa mà hãy cùng nhau trở thành người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Hãy biết quý trọng thời gian!
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Bài thơ này và bài thơ Bảo kính cảnh giới, bài 43 có điểm gì tương đồng trong cách quan sát và miêu tả thiên nhiên không?
Câu 3:
Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong bài thơ? Biện pháp ấy đã mang lại hiệu quả thẩm mĩ như thế nào?
Câu 4:
* Đọc văn bản Chiếu cầu hiền tài dưới đây và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới:
Chiếu cầu hiền tài
Nguyễn Trãi
Câu 5:
* Đọc văn bản Thuật hứng, bài 24 dưới đây và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới:
THUẬT HỨNG, BÀI 24
Nguyễn Trãi
Công danh đã được họp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt'đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
(Theo Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập III, Trung tâm
Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)
Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả qua bố cục của bài thơ.
Câu 6:
Tác giả đã làm tăng hiệu quả thuyết phục của bài chiếu bằng cách nào?
Câu 7:
Có người nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!