17 Bài tập Đoạn mạch mắc nối tiếp có đáp án

42 người thi tuần này 4.6 187 lượt thi 16 câu hỏi 45 phút

🔥 Đề thi HOT:

389 người thi tuần này

Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 1

1.7 K lượt thi 25 câu hỏi
317 người thi tuần này

Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 3

1.6 K lượt thi 30 câu hỏi
312 người thi tuần này

Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 2

1.6 K lượt thi 25 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Cho hai bóng đèn loại 12V - 1A và 12V - 0,8A . Mắc nối tiếp hai bóng đèn vào hiệu điện thế 24 V. Chọn phương án đúng về độ sáng của hai bóng đèn?

Lời giải

Đáp án đúng là: B

+ Điện trở của mỗi bóng đèn là:

\[{R_1} = \frac{{{U_1}}}{{{I_1}}} = \frac{{12}}{1} = 12{\rm{\Omega }}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \]

\[{R_2} = \frac{{{U_2}}}{{{I_2}}} = \frac{{12}}{{0,8}} = 15{\rm{\Omega }}\]

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch \[{R_{12}} = {R_1} + {R_2} = 27{\rm{\Omega }}\]

+ Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn là : \[I = \frac{U}{{{R_{12}}}} = \frac{{24}}{{27}} = \frac{8}{9}{\rm{\Omega }}\]

+ Nhận xét về độ sáng của mỗi đèn

Đèn 1 ta có I < I1

nên đèn 1 sáng yếu hơn bình thường

Đèn 2 ta có I > I2 nên đèn 2 sáng mạnh hơn bình thường

Câu 2

Cho mạch điện gồm \({R_1} = 10\Omega ,{R_2} = 15\Omega \) được mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế 9V. Tính hiệu điện thế giữa mỗi đầu điện trở.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Ta có: \(R = R{}_1 + {R_2} = 10 + 15 = 25\Omega \)

Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là: \(I = \frac{U}{R} = \frac{9}{{25}} = 0,36A\)

Vì do điện trở mắc nối tiếp nên \({I_1} = {I_2} = 0,36A\)=> \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{U_1} = {I_1}.{R_1} = 0,36.10 = 3,6V}\\{{U_2} = I{}_2.{R_2} = 0,36.15 = 5,4V}\end{array}} \right.\)

Câu 3

Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào dau đây là không đúng?

Lời giải

Đáp án đúng là: C

C - sai vì: \[\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\] do \[I = \frac{U}{R}\] mà \[I = {I_1} = {I_2} \to \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} \to \frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\]

Câu 4

Ba điện trở có các giá trị là 10 Ω, 20 Ω, 3 0Ω. Có bao nhiêu cách mắc các điện trở này vào mạch có hiệu điện thế 12 V để dòng điện trong mạch có cường độ 0,4 A?

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Điện trở của đoạn mạch là \[{R_{td}} = \frac{U}{I} = \frac{{12}}{{0,4}} = 30{\rm{ }}\Omega {\rm{.}}\]

Có 3 cách mắc các điện trở đó vào mạch.

+ Cách1 Chỉ mắc điện trở R = 30 Ω trong đoạn mạch.

+ Cách 2 Mắc hai điện trở R = 10 Ω và R = 20 Ω nối tiếp nhau trong đoạn mạch.

+ Cách 3 Mắc ba điện trở R = 10 Ω nối tiếp nhau.

Câu 5

Hai điện trở mắc nối tiếp nhau. Hiệu điện thế ở hai đầu các điện trở lần lượt là U1 và U2. Cho biết hệ thức nào sau đây đúng?

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp: \({I_1} = {I_2} \Rightarrow \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}}\)

Câu 6

Cho mạch điện như hình vẽ:

Cho R1 = 15 \[\Omega \] ,R2 = 20 \[\Omega \], ampe kế chỉ 0,3 A. Hiệu điện thế của đoạn mạch AB có giá trị là:

Lời giải

Đáp án đúng là: C

+Áp dụng biểu thức tính điện trở tương đương của mạch:

\[R = {R_1} + {R_2} = 15 + 20 = 35\Omega \]

+ Vận dụng biểu thức định luật Ôm tính hiệu điện thế: U = IR = 0,3.35 = 10,5 V

Câu 7

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp hai điện trở  R1 và R2 , công thức nào sau đây là sai?

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Trong đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp thì I1 = I2 nghĩa là:\(\frac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}}\)

Câu 8

Cho hai điện trở R1 = 10Ω và R2 = 25Ω được mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương đương của mạch là

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Trong đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp: R = R1 + R2 = 10 + 25 = 35Ω

Câu 9

Một mạch điện gồm 3 điện trở R1 = 4Ω, R2 = 6Ω, R3 = 8Ω mắc nối tiếp. Điện trở tương đương của đoạn mạch này có giá trị

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Trong đoạn mạch gồm 3 điện trở R1 , R2 và R3 mắc nối tiếp: R = R1 + R2 + R3 = 4 + 6 + 8 = 18Ω.

Câu 10

Cho hai điện trở R1 và R2, biết R1 = 2R2 và R1 = 10Ω. Điện trở tương đương của mạch là

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Trong đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp: R = R1 + R2 = 10 + (10:2) = 15Ω

Câu 11

Hai điện trở R1 = 3Ω và R2 = 7Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 2A. Thông tin nào sau đây là sai?

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Trong đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp: R = R1 + R2 = 3 + 7 = 10Ω.

Ta có: I = I1 = I2 = 2A

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = I. R = 2. 10 = 20V.

Câu 12

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, công thức nào sau đây là sai?

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm nhiều điện trở mắc nối tiếp bằng tổng các điện trở trong đoạn mạch điện đó.

Câu 13

Cho hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế U. Biết R1 = 5Ω chịu được dòng điện tối đa là 1A; R2 = 10Ω chịu được dòng điện tối đa là 2A. Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

Lời giải

a – Đúng: Hiệu điện thế tối đa đặt vào điện trở R1 là U1 = R1. I1 = 5.1 = 5V

b – Đúng: Hiệu điện thế tối đa đặt vào điện trở R2 là U2 = R2. I2 = 10.2 = 20V

c – Sai: Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp là R = R1 + R2 = 5 + 10 = 15Ω.

d – Đúng: Khi mắc nối tiếp hai điện trở vào mạch điện có hiệu điện thế là 15V thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là: I = U : R = 15 : 15 = 1A.

Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp I1 = I2 = I = 1A.

Câu 14

Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 24V thì dòng điện chạy qua mạch có cường độ I = 3A. Người ta muốn giảm cường độ dòng điện xuống còn 1A bằng cách nối thêm vào mạch một điện trở Rx. Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

Lời giải

a – Đúng: Điện trở tương đương của đoạn mạch lúc sau là: R = U : I = 24 : 1 = 24Ω

b – Sai: Điện trở ban đầu của mạch là: R = U : I = 24 : 3 = 8Ω

Điện trở Rx có giá trị là: Rx = R – R = 24 – 8 = 16Ω

c – Sai: Điện trở ban đầu của mạch là: R = U : I = 24 : 3 = 8Ω

d – Đúng: Hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở Rx là Ux = Ix. Rx = I. Rx = 1.16 = 16V

Câu 15

Trong mạch điện gồm hai điện trở R1 = 6Ω và R2 = 8Ω mắc nối tiếp. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở R1 là 4V. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch.  

Lời giải

Hướng dẫn giải

Điện trở tương đương của đoạn mạch là: R = R1 + R2 = 6 + 8 = 14Ω.

Cường độ dòng điện chạy qua R1 là: I1 = U1 : R1 = 4 : 6 = \(\frac{2}{3}\)A

Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp I1 = I2 = I = \(\frac{2}{3}\)A

Hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch là: U = I. R = \(\frac{2}{3}\). 14 = \(\frac{{28}}{3}\)V

Câu 16

Đặt hiệu điện thế U = 15V vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R= 90Ω và R2 = 60Ω mắc nối tiếp. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua R1 là bao nhiêu?

Lời giải

Hướng dẫn giải

Điện trở tương đương của đoạn mạch là: R = R1 + R2 = 90 + 60 = 150Ω

Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là: I = U : R = 15 : 150 = 0,1A

Ta có R1 nối tiếp với R2 ⇒ I1 = I = 0,1A

4.6

37 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%