Bài tập Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX có đáp án

30 người thi tuần này 5.0 1.2 K lượt thi 8 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1857 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án

6.6 K lượt thi 15 câu hỏi
1082 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 15 có đáp án

4.3 K lượt thi 15 câu hỏi
1063 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 13 có đáp án

4.9 K lượt thi 15 câu hỏi
835 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 16 có đáp án

3.8 K lượt thi 15 câu hỏi
810 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 17 có đáp án

3.4 K lượt thi 15 câu hỏi
632 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 14 có đáp án

3.6 K lượt thi 15 câu hỏi
537 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 18 có đáp án

2.7 K lượt thi 15 câu hỏi
385 người thi tuần này

Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử 7 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 1

3.1 K lượt thi 13 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

a/ Hoàn cảnh ra đời: đầu thế kỷ IV, San-dra Gúp-ta 1 lên ngôi, thống nhất đất nước, lập ra vương triều Gúp-ta.

b/ Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội:

- Chính trị: vương triều Gúp-ta có công lao lớn trong việc thống nhất được phần lớn bán đảo Ấn Độ.

- Kinh tế: có những tiến bộ vượt bậc.

+ Trong nông nghiệp, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi; nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.

+ Thủ công nghiệp phát triển, chế tạo nhiều sản phẩm thủ công đẹp, tinh tế.

+ Thương nghiệp: buôn bán trong nước được đẩy mạnh; đặt quan hệ thương mại với A Rập và nhiều nước Đông Nam Á.

- Xã hội: đời sống nhân dân ổn định, sung túc.

Lời giải

a/ Hoàn cảnh ra đời: từ cuối thế kỉ XIII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206).

b/ Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội:

- Tình hình chính trị:

+ Nhà vua có quyền hành cao nhất.

+ Ấn Độ được chia thành nhiều đơn vị hành chính do các tướng lĩnh Hồi giáo cai quản.

+ Chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ của nhiều tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.

- Tình hình kinh tế:

+ Nông nghiệp: nghề trồng lúa giữ vai trò quan trọng và được khuyến khích phát triển.

+ Thủ công nghiệp phát triển với trình độ kĩ thuật cao hơn so với các thời kì trước

+ Thương nghiệp phát triển với sự ra đời của nhiều thành thị và hải cảng lớn.

- Tình hình xã hội:

+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt, trong đó nổi bật là mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc và mâu thuẫn dân tộc.

+ Hành loạt các cuộc đấu tranh chống triều đình phong kiến của nhân dân đã diễn ra.

Lời giải

a/ Hoàn cảnh ra đời: đầu thế kỉ XVI, người Hồi giáo tự nhận là dòng dõi Mông Cổ ở Ấn Độ đã lật đổ Vương triều Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn.

b/ Tình hình chính trị - kinh tế - xã hội:

- Chính trị:

+ Cải cách bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, chia đất nước làm 15 tỉnh.

+ Thực hiện chế độ Quân chủ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp.

+ Sửa đổi luật pháp.

- Kinh tế:

+ Nhà nước thi hành nhiều chính sách phát triển kinh tế, như: đo đạc lại ruộng đất, định lại mức thuế; thống nhất hệ thống đo lường…

+ Trong nông nghiệp, ngoài trồng lương thực còn trồng hồ tiêu, mía, chàm,…

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp tiếp tục phát triển.

- Xã hội:

+ Xây dượng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc,tôn giáo.

+ Ngăn chặn áp bức, bóc lột của quý tộc với người dân.

+ Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật

Lời giải

a/ Giới thiệu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu:

- Tôn giáo:

+ Đạo Bà La Môn phát triển thành đạo Hin-đu.

+ Phật giáo có sự phân hóa thành 2 giáo phái là: Đại thừa và Tiểu thừa.

+ Hồi giáo được du nhaaph và phát triển thành một tôn giáo lớn ở Ấn Độ từ thời Vương triều Đê-li.

- Chữ viết: đạt đến mức hoàn chỉnh, trở thành ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học; đồng thời là nguồn gốc của chữ viết Hin-đi ngày nay.

- Văn học:

+ Đa dạng – phong phú với nhiều thể loại như: thơ ca, lịch sử, kịch thơ, thần thoại…

+ Các tác phẩm tiêu biểu là: vở kịch Sơ-kun-tơ-la của Ka-li-đa-sa…

- Kiến trúc – điêu khắc:

+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của 3 tôn giáo lớn là: Phật giáo, Hin-đu giáo và Hồi giáo.

+ Công trình tiêu biểu: chùa hang A-gian-ta; đền Kha-giu-ra-hô; Lăng Taj Mahanl

b/ Nhận xét: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, có ảnh hưởng lớn đến bên ngoài, trong đó, Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

5.0

1 Đánh giá

100%

0%

0%

0%

0%