Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Văn 9 chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
54 người thi tuần này 4.6 1.4 K lượt thi 7 câu hỏi 90 phút
🔥 Đề thi HOT:
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 9)
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 9
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 10)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn - Năm 2025 - Trường THCS Phú Lương (Tháng 2) có đáp án
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Ninh Bình (2)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
THAM VỌNG
(Lớp 1, 2, 3 – Hồi 1 – Kịch Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng)
Tóm tắt vở kịch Vũ Như Tô: Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng đài để làm nơi hưởng lạc. Vũ Như Tô kiên quyết từ chối. Đan Thiềm, cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô trổ hết tài năng để xây dựng cho đất nước tòa lâu đài vĩ đại. Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ, chấp nhận xây Cửu Trùng đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí và bằng mọi giá xây dựng toà đài sao cho thật hùng vĩ, tráng lệ. Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn ấy, Quận công Trịnh Duy Sản - kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Cửu Trùng đài bị chính những người thợ nổi loạn đập phá, thiêu hủy.
Nhân vật của vở kịch: Lê Tương Dực - Vua nhà Lê 24 tuổi; Kim Phượng - Thứ phi 20 tuổi; Trịnh Duy Sản - Quận công 60 tuổi; Nguyễn Vũ - Đông các đại học sĩ 52 tuổi; Lê An Công bộ thượng thư 58 tuổi; Vũ Như Tô - Kiến trúc sư 40 tuổi; Đan Thiềm - Cung nữ 38 tuổi; Thị Nhiên - vợ Vũ Như Tô 40 tuổi; Hai Quát - Phó đốc công; Phó Bảo - Phó nề; Phó Cõi - Phó mộc; Phó Toét - Phó đúc; Phó Độ - Phó chạm; Lê Trung Mại - Thái giám 42 tuổi; Ngô Hạch - Võ sĩ của Trịnh Duy Sản 25 tuổi; Thái tử Chiêm Thành - 18 tuổi; Thợ - Nội giám - Cung nữ - Quân sĩ.
Đoạn trích sau đây trích là lớp 1, 2, 3 thuộc Hồi I của vở kịch
HỒI THỨ NHẤT (Một cung cấm của vua Lê) - Lớp 1
Lê Tương Dực - Kim Phượng - Cung nữ ăn mặc diêm dúa
KIM PHƯỢNG: Tâu Hoàng thượng, có việc chi mà mặt rồng hớn hở. Việc bang giao với Trung Quốc đã xong xuôi hay sao?
LÊ TƯƠNG DỰC: Có phải đâu công việc ấy, trẫm mặc triều đình. Nội giám bay! Đem rượu trẫm uống. Trẫm vui đây là về việc Cửu Trùng đài.
KIM PHƯỢNG: Cửu Trùng đài!
LÊ TƯƠNG DỰC: Mộng của trẫm sắp thành. Trời quá yêu cho trẫm một người thợ giỏi. Suốt một năm trời tìm kiếm cũng không uổng công.
KIM PHƯỢNG: Tàu Hoàng thượng đó là ai?
LÊ TƯƠNG DỰC: Vũ Như Tô.
KIM PHƯỢNG: Vũ Như Tô!
LÊ TƯƠNG DỰC: Bấy lâu nay bao nhiêu thợ trong nội, bao nhiêu thợ chốn kinh kỳ, bao nhiêu thợ địa phương, trẫm đều không vừa ý. Rặt là phường tiểu xảo, không ai có quy mô to tát. Trẫm đã xuống chiếu cầu người tài. Nhiều quan đề bạt Vũ Như Tô. Trẫm cũng biết tiếng. Nhưng hắn ngu si, làm cao, còn đem vợ con đi trốn. Nay hắn bị đóng cũi giải về, rõ tự mình chuốc khổ, chứ có làm chi nên tội?
KIM PHƯỢNG: Thực là giống ngu si. Đứa thợ quèn thì chỉ chết già ở hang cùng ngõ hẻm! Mấy kẻ đã được quân vương biết tới? Hay là để người đời khinh rẻ như bèo. Thực là giống ngu si.
LÊ TƯƠNG DỰC: Nhưng hắn là một người thợ có hoa tay tuyệt thế, chạm trổ, nạm đục, xây dựng không kém đường gì. Lại có tài đào muôn kiểu hồ, vẽ những vườn hoa lộng lẫy như Bồng lai. Hắn còn là một tay hội họa khác thường: Chỉ một vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa, thần tình biến hóa như cảnh hóa công. Còn cái tài tính toán thì không lời nào tả hết. Hắn sai khiến gạch đá như ông tướng cầm quân, có thể xây những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ. Khanh cho thế là ngạc nhiên sao? Cửu trùng đài tới nay không ai dựng nổi, rồi đây Vũ sẽ xây nhanh chóng như đài nhất dạ, huy hoàng tráng lệ như đài Cô Tô. Trẫm sẽ cùng khanh vui sướng mặc cả sự đời. Khanh tính sao?
KIM PHƯỢNG: Thực là phúc lớn cho chị em thần thiếp, trời mới xui cho thánh thượng gặp người tài. Xin chúc thánh hoàng vạn tuế, để chị em thần thiếp được hưởng ơn trời.
LÊ TƯƠNG DỰC: Ái khanh buổi nay tươi đẹp bội phần. Bay đầu, tấu nhã nhạc lên. Trẫm muốn theo Minh Hoàng đưa hồn vào cõi mộng, sống mãi tuổi thanh xuân..
Đan Thiềm vào
Lớp II
Những người trước, thêm Đan Thiềm
ĐAN THIỀM (quỳ xuống): Tâu Hoàng thượng!...
(Vua cau mặt và các cung nữ nguýt khinh bỉ)
LÊ TƯƠNG DỰC: Có việc chi, mi vào hoãn cuộc vui? Đây là lần thứ mấy?
ĐAN THIỀM: Tâu Hoàng thượng, thần thiếp có bao giờ dám vượt phận hèn? Nguyên quan thượng thư công bộ xin vào bệ kiến tâu việc Vũ Như Tô.
LÊ TƯƠNG DỰC (quay phắt lại): Ồ! Đã giải nó về kinh rồi à? Cho quan công bộ vào.
Đan Thiềm ra, Kim Phượng và bầy cung nữ đứng sau lưng vua. Lê An vào.
Lớp III
Vua - Kim Phượng - Cung nữ - Lê An
LÊ AN (quỳ xuống): Vạn tuế!
LÊ TƯƠNG DỰC: Cho phép ngươi đứng dậy. Tiền
LÊ AN (đứng dậy, sợ sệt): Tâu Hoàng thượng, Vũ Như Tô đã giải về kinh.
LÊ TƯƠNG DỰC: Mau dẫn nó vào đây. Trẫm đang mong đợi.
LÊ AN (ngập ngừng): Nhưng muôn tâu Hoàng thượng... y...
LÊ TƯƠNG DỰC: Sao?
LÊ AN: ... là một kẻ quê mùa...
LÊ TƯƠNG DỰC: Không sao!
LÊ AN: Y còn là một tên vô lễ, khinh đại thần, khinh triều đình.
LÊ TƯƠNG DỰC: Là một tên thợ quèn, nó dám hỗn láo như vậy à?
LÊ AN: Tâu Hoàng thượng y còn khinh cả...
LÊ TƯƠNG DỰC: Cả ai? Khinh cả trẫm?
LÊ TƯƠNG DỰC: Trẫm? Quân vô lễ! Nó không sợ chết hay sao?
LÊ AN: Chính y không sợ chết nên mới dám buông những nhời bất kính, thần không dám nói ra đây.
LÊ TƯƠNG DỰC: Nó thấy trẫm cần đến mà ngông cuồng sao? Đem nó ra chính pháp.
KIM PHƯỢNG: Tâu Hoàng thượng nhưng còn Cửu Trùng đài?
LÊ TƯƠNG DỰC (mơ mộng): Cửu Trùng đài?
LÊ AN: Cửu Trùng đài! Tâu Hoàng thượng, y khai trước mặt hạ thần là đành chết chứ không chịu làm.
VUA và KIM PHƯỢNG (kinh ngạc): Không chịu làm?
LÊ AN: Thần đã dỗ dành, dọa nạt nhưng y vẫn chấp nê, y còn nói...
LÊ TƯƠNG DỰC: Nó nói sao? Cho ngươi cứ thực tấu bày.
LÊ AN: Tâu Hoàng thượng, y nói, nếu là đời vua Hồng Đức, y không ngại gì trổ hết tài năng xây một tòa cung điện nguy nga; còn Hoàng thượng, là... hôn quân, bạo chúa, xin Hoàng thượng tha chết cho hạ thần (người run bắn lên). Vì thế nên y nhất định không giúp Hoàng thượng xây đài.
LÊ TƯƠNG DỰC: Điệu nó ra chính pháp. Gầm trời không thiếu gì người tài hơn nó. Trẫm sẽ gọi hết cả thợ trong nước về xây đài, kẻ nào trái ý chém bêu đầu làm lệnh.
LÊ AN - Tâu Hoàng thượng nhưng nghìn năm chưa dễ có một người như Vũ Như Tô. Tội thì có to, tài thì nên dụng.
LÊ TƯƠNG DỰC: Ngươi muốn dung nó sao? Đầu ngươi cũng không vững hơn đầu nó (nghiến răng, mặt lộ vẻ tàn ác ghê gớm). Hãy đi bắt chín họ nó về, bất kỳ già trẻ lớn bé đem ra chợ chém ngang lưng bêu đầu ngoài chợ. Còn Vũ Như Tô thì giam nó lại, ngày đêm khảo đả, cho nó chịu muôn đường thống khổ, rồi đem làm tội lăng trì.
LÊ AN: Phụng mệnh.
KIM PHƯỢNG: Nhưng còn Cửu Trùng đài?
LÊ TƯƠNG DỰC (mơ mộng): Cửu Trùng đài! (dịu giọng bảo Lê An) Ngươi ra dẫn thằng Tô vào đây.
(Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô, NXB Kim Đồng)
* Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn...
Lời giải
- Tóm tắt sự việc chính: Vua Lê Tương Dực trò chuyện với Kim Phượng về Vũ như Tô và Cửu Trùng đài. Say mê Cửu Trùng đài, Lê Tương Dực sai Lê An bắt Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài về xây dựng Cửu Trùng đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Lê An kể cho Lê Tương Dực nghe về Vũ Như Tô: dù dỗ dành, dọa giết, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng đài. Lê Tương Dực vô cùng tức giận nhưng vẫn không từ bỏ mộng dùng Vũ Như Tô xây Cửu Trùng đài. - Nhân vật chính trong văn bản đọc: Lê Tương Dực, Lê An. |
Lời giải
- Điểm giống văn bản truyện: có cốt truyện, sự việc và nhân vật.
- Điểm khác với văn bản truyện về hình thức.
+ Cấu trúc theo: Hồi, lớp, cảnh.
+ Tên nhân vật in đậm; hành động kịch đặt sau tên nhân vật và dấu 2 chấm.
+ Các chỉ dẫn sân khấu (diễn xuất cảm xúc, cử chỉ của nhân vật) in nghiêng trong ngoặc đơn, không có lời người kể chuyện.
Lời giải
- Mâu thuẫn, xung đột: giữa vua Lê Tương Dực và Vũ Như Tô. + Vua Lê Tương Dực muốn xây Cửu Trùng đài do chính Vũ Như Tô thực hiện. + Vũ Như Tô là kiến trúc sư tài ba lại chạy trốn. Dù được dỗ dành, rồi dọa nạt, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng đài. → Mâu thuẫn nảy sinh từ từ sự đánh giá của một thường dân với Vua. → Mâu thuẫn xung đột đẩy lên cao trào với lời tuyên bố của vua (Hãy đi bắt chín họ nó về, bất kỳ già trẻ lớn bé đem ra chợ chém ngang lưng bêu đầu ngoài chợ. Còn Vũ Như Tô thì giam nó lại, ngày đêm khảo đả, cho nó chịu muôn đường thống khổ, rồi đem làm tội lăng trì). → Vua dù tức giận nhưng vẫn khó trừng phạt như lời tuyên bố bởi muốn dùng tài năng phục vụ thú hưởng lạc xa hoa của mình (Trẫm muốn theo Minh Hoàng đưa hồn vào cõi mộng... Ước gì trẫm cùng khanh sống mãi tuổi thanh xuân...) - Nguyên nhân làm xuất hiện những mâu thuẫn xung đột. + Kẻ có quyền – Vua Lê Tương Dực khát khao hưởng lạc, dùng quyền hành của mình đẻ sai khiến người tài. + Kẻ có tài là Vũ Như Tô là người có khí phách, tự trọng không dễ bề sai khiến. Vũ Như Tô dám khinh bỉ vua, dám từ chối lệnh vua. → Khát vọng tầm thường của kẻ ngu dốt có quyền đã tạo nên xung đột gay gắt với người có tài, khí phách, tự trọng nhưng là dân đen, không có quyền. |
Lời giải
Nhân vật chính của vở kịch: Vũ Như Tô. - Nhân vật chính Vũ Như Tô của vở kịch được nhắc đến từ đầu đến cuối đoạn trích nhưng không xuất hiện trực tiếp (chủ yếu qua lời của Vua Lê Tương Dực và dnéb ob ob Lê An); nhân vật chính Đan Thiềm cũng xuất hiện rất ít. - Bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô: một kiến trúc sư tài hoa mà không được thể hiện tài năng của mình, bị sống trong sự săn đuổi, đe dọa. Nếu được làm nghề, thỏa mãn khát khao sáng tạo sẽ phải sống đối lập với bản thân. Tức là Vũ Như Tô sẽ phải xây Cửu Trùng đài để phục vụ, để thỏa mãn thú ăn chơi hưởng lạc của vị vua bất tài vô dụng. |
Lời giải
- Chủ đề của văn bản đọc: Ngợi ca tài năng, khí phách của Vũ Như Tô và lên án ông vua bất tài vô dụng Lê Tương Dực. - Cảm hứng: Ngợi ca và phê phán. - Bức thông điệp: HS tự trả lời (thể hiện quan điểm của cá nhân, và cần bám sát nội dung của văn bản, tránh suy diễn vô căn cứ). + Gợi ý: có thể chọn đoạn nói về ứng xử của Vũ Như Tô; về vua Lê Tương Dực (khi nói về tài năng Vũ Như Tô). |
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
287 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%