Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
3534 lượt thi 33 câu hỏi 40 phút
2747 lượt thi
Thi ngay
3233 lượt thi
Câu 1:
vực nào sau đây thuộc phạm vi nghiên cứu của vật lý
A. Cơ học, quang học, thuyết tương đối.
B. Điện học, điện từ học, quy luật di truyền.
C. Thuyết tương đối, thuyết tiến hoá, âm học.
D. Hội họa, âm học, nhiệt học.
Câu 2:
Quá trình phát triển của vật lý gồm mấy giai đoạn chính
A. 2 giai đoạn.
B. 3 giai đoạn.
C. 4 giai đoạn.
D. 5 giai đoạn.
Câu 3:
Đồ thị nào sau đây không phải dạng đồ thị vận tốc - thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều?
A.
B.
C.
D.
Câu 4:
Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?
A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn.
B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.
C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ.
D. Nghiên cứu về thuyết tương đối.
Câu 5:
Trong khoảng năm 350 TCN đến trước thế kỉ XVI thì nền vật lý được nghiên cứu như thế nào?
A. Nghiên cứu thông qua các thực nghiệm.
B. Nghiên cứu thông qua các dụng cụ thí nghiệm tự tạo.
C. Nghiên cứu thông qua các mô hình tính toán.
D. Nghiên cứu thông qua quan sát và suy luận chủ quan.
Câu 6:
Vật lý có vai trò gì đối với khoa học tự nhiên và công nghệ.
A. Vật lý là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ.
B. Vật lý là sản phẩm của khoa học tự nhiên và công nghệ.
C. Vật lý là đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên và công nghệ.
D. Vật lý là mục tiêu nghiên cứu của khoa học tự nhiên và công nghệ.
Câu 7:
Cơ chế của các phản ứng hoá học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào của vật lý?
A. Vật lý sinh học
B. Hoá lý.
C. Sinh học lượng tử.
D. Vật lý thiên văn.
Câu 8:
Máy biến áp là thiết bị dùng để
A. biến đổi cường độ dòng điện.
B. biến đổi tần số dòng điện.
C. biến đổi điện áp dòng điện.
D. biến đổi công suất dòng điện.
Câu 9:
Khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm bằng thủy tinh thì cần chú ý những điều gì để đảm bảo an toàn?
A. Thủy tinh dễ vỡ nên khi sử dụng cần nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh.
B. Khi đun nóng các ống nghiệm nên nghiêng ống nghiệm để tránh bị nứt do nhiệt và dung dịch trong ống nghiệm không bị tràn ra ngoài.
C. Khi đun nóng các ống nghiệm nên đặt thẳng đứng ống nghiệm để tránh bị nứt do nhiệt và dung dịch trong ống nghiệm không bị tràn ra ngoài.
D. A và B đều đúng.
Câu 10:
Phép đo nào sau đây là phép đo gián tiếp.
A. Đo chiều cao của học sinh trong lớp.
B. Đo cân nặng của học sinh trong lớp.
C. Đo thời gian đi từ nhà đến trường.
D. Đo vận tốc đi xe đạp từ nhà đến trường.
Câu 11:
Có những sai số phép đo nào?
A. Sai số hệ thống và sai số tỉ đối.
B. Sai số ngẫu nhiên và sai số tuyệt đối.
C. Sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
D. Sai số tỉ đối và sai số tuyệt đối.
Câu 12:
Khi đo chiều dài của một cái bàn được kết quả là 2,583 m. Kết quả trên được làm tròn tới hàng phần chục là:
A. 2,5 m.
B. 2,6 m.
C. 2,58 m.
D. 2,59 m.
Câu 13:
Một học sinh tính vận tốc của một chiếc xe đồ chơi khi cho nó chạy từ điểm A đến điểm B thông qua một thước đo có ĐCNN là 1 mm và một đồng hồ bấm giây có ĐCNN là 0,01 s.
n
s (m)
1
2,000
2
2,020
3
4
1,980
5
1,990
Trung bình
1,998
Giá trị trung bình của quãng đường là:
A. 1,999 m.
B. 1,998 m.
C. 1,98 m.
D. 1,988 m.
Câu 14:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về chất điểm?
A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ.
B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài của quãng đường đi được.
C. Chất điểm là một điểm.
D. Chất điểm là những vật có khối lượng rất nhỏ.
Câu 15:
Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển?
A. Có phương và chiều xác định.
B. Có đơn vị đo là mét.
C. Không thể có độ lớn bằng 0.
D. Có thể có độ lớn bằng 0.
Câu 16:
Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải của tốc độ của một chuyển động?
A. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động.
B. Có đơn vị là km/h.
D. Có phương xác định.
Câu 17:
Sử dụng dữ liệu sau để trả lời câu hỏi 17, 18.
Một người lái mô tô đi thẳng 3 km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 2 km rồi quay sang hướng đông 3 km.
Xác định quãng đường đi được của người đó?
A. 5 km.
B. 6 km.
C. 8 km.
D. 3 km.
Câu 18:
Xác định độ dịch chuyển của người đó?
A. 6 km.
B. 2 km.
Câu 19:
Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1 và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất gấp đôi thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao \(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}}\)là:
A.\(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 2\).
B. \(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 0,5\).
C. \(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 4\).
D. \(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 1\).
Câu 20:
Chọn câu sai.
A. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian cho biết sự phụ thuộc của các đại lượng độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
B. Dùng đồ thị dịch chuyển - thời gian của chuyển động thẳng có thể mô tả được chuyển động: biết khi nào vật chuyển động, khi nào vật dừng; khi nào vật chuyển động nhanh, chậm; khi nào vật đổi chiều chuyển động…
C. Trong đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của chuyển động thẳng vận tốc có giá trị bằng hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn.
D. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng song song với trục hoành Ot.
Câu 21:
Sử dụng dữ liệu sau để trả lời câu hỏi 21, 22
Bạn Nam đi từ nhà qua siêu thị và đến trường trên đoạn đường như hình vẽ. Coi chuyển động của bạn Nam là chuyển động đều và biết cứ 100 m bạn Nam đi hết 25s.
Tính tốc độ và vận tốc của bạn Nam khi đi từ nhà đến trường?
A. tốc độ 2 m/s; vận tốc – 2 m/s.
B. tốc độ 2 m/s; vận tốc 2 m/s.
C. tốc độ 4 m/s; vận tốc – 4 m/s.
D. tốc độ 4 m/s; vận tốc 4 m/s.
Câu 22:
A. tốc độ 2m/s; vận tốc - 2m/s.
B. tốc độ 2m/s; vận tốc 2m/s.
C. tốc độ 4m/s; vận tốc - 4m/s.
D. tốc độ 4m/s; vận tốc 4m/s.
Câu 23:
Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
A. có phương, chiều và độ lớn không đổi.
B. tăng đều theo thời gian.
C. bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.
D. chỉ có độ lớn không đổi.
Câu 24:
Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 = 18 km/h. Sau 10 s, vật đạt vận tốc 15 m/s. Gia tốc của vật là:
A. 1 km/h2.
B. 1 m/s2.
C. 0,13 m/s2.
D. 0,13 km/h2.
Câu 25:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Công thức tính vận tốc v = g.t2
Câu 26:
Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống mặt đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là:
A. v = 9,8 m/s.
B. v \( \approx \) 9,9 m/s.
C. v = 1,0 m/s.
D.v \( \approx \) 9,6 m/s.
Câu 27:
Nhận xét nào sau đây không đúng với chuyển động ném?
A. Chuyển động ném ngang là chuyển động có vận tốc ban đầu theo phương nằm ngang và chuyển động dưới tác dụng của trọng lực.
B. Chuyển động ném có thể phân tích thành hai chuyển động thành phần vuông góc với nhau: chuyển động với gia tốc theo phương thẳng đứng và chuyển động thẳng đều theo phương nằm ngang.
C. Thời gian rơi của vật bị ném ngang phụ thuộc cả độ cao của vật khi bị ném và vận tốc ném.
D. Nếu từ các độ cao khác nhau ném ngang các vật với cùng vận tốc thì vật nào được ném ở độ cao lớn hơn sẽ có tầm xa lớn hơn.
Câu 28:
Một máy bay bay ngang với tốc độ 150 m/s, ở độ cao 490 m thì thả một gói hàng xuống đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Tầm xa của gói hàng là
A. 1000 m.
B. 500 m.
C. 1500 m.
D. 100 m.
Câu 29:
Em của An chơi trò chơi tìm kho báu ở ngoài vườn với các bạn của mình. Em của An giấu kho báu của mình là một chiếc vòng nhựa vào trong một chiếc giày rồi viết mật thư tìm kho báu như sau: Bắt đầu từ gốc cây ổi, đi 10 bước về phía bắc, sau đó đi 4 bước về phía tây, 15 bước về phía nam, 5 bước về phía đông và 5 bước về phía bắc là tới chỗ giấu kho báu.
Hãy tính quãng đường phải đi (theo bước) đề tìm ra kho báu.
Câu 30:
Kho báu được giấu ở vị trí nào?
Câu 31:
Tính độ dịch chuyển (theo bước) để tìm ra kho báu.
Câu 32:
Hai ô tô khởi hành cùng một lúc từ hai địa điểm cách nhau 40 km. Nếu chúng đi ngược chiều thì sau 24 min sẽ gặp nhau. Nếu chúng đi cùng chiều thì sau 2h sẽ gặp nhau. Tính vận tốc mỗi xe.
Câu 33:
Thả một hòn đá rơi từ miệng một cái hang sâu xuống đến đáy. Sau 4 s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiếng hòn đá chạm vào đáy. Tính chiều sâu của hang. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2
707 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com