Bộ 20 đề thi Tiếng Việt ôn vào 6 năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 9)

4 người thi tuần này 4.6 40 lượt thi 4 câu hỏi 45 phút

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở  đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

(Theo Đoàn Minh Tuấn, Tiếng Việt 5, Tập hai, NXB Giáo dục, 2009, tr68)

Lời giải

a)

- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

- Một số truyền thuyết: Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng; An Dương Vương,…

b) HS giải thích lí do dựa vào cách nhận biết chữ hoa, gợi ý:

- Tên người: tên gọi nhân vật lịch sử.

- Tên địa lý Việt Nam: được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm v.v…) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó.

c) Câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh khi miêu tả sự vật: Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.

Lời giải

- Những từ láy có trong đoạn văn được trích ở Câu 1: xanh xanh, vời vợi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa, mải miết.

- HS tự đặt câu, gợi ý: Ở vùng quê tôi,có một mảnh vườn màu xanh xanh bát ngát.

Lời giải

“Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh”.

- Chủ ngữ: Lăng của các vua Hùng.

- Vị ngữ: kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh.

Lời giải

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn miêu tả: mở bài, thân bài và kết bài.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: miêu tả một cảnh đẹp của quê hương mà em yêu thích.

c. Triển khai vấn đề: HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các chi tiết, sự việc, cần đảm bảo các ý sau:

- Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào?

- Tả bao quát: Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

- Tả chi tiết:

+ Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị… (Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).

+ Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

- Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong lựa chọn chi tiết, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: miêu tả, biểu cảm trong bài viết.

4.6

8 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%