Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN?

                                                                  Trần Đăng Khoa

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi  

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ        

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

1968 (Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc)

Câu 1:

Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?

Xem đáp án

Câu 2:

Ở khổ thơ thứ nhất, trăng được so sánh với hình ảnh nào?

Xem đáp án

Câu 3:

Từ “Lửng lơ” thuộc loại từ nào?

Xem đáp án

Câu 5:

Tác dụng chủ yếu của phép tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ: “Trăng bay như quả bóng” là gì ?

Xem đáp án

Câu 6:

Theo em, dấu chấm lửng trong câu thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” có công dụng gì ?

Xem đáp án

Câu 7:

Ý nghĩa của bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” là gì ?

Xem đáp án

5.0

1 Đánh giá

100%

0%

0%

0%

0%