Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 7)

  • 4189 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội. Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tàn cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chổng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự đời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời.

Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ, quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm : "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được". Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết trên đời này còn có nhiều lí sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết. Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi chìm sâu vào lớp đất cổ. Những bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng…

(Trích Một người Hà Nội - Nguyễn Khải)

Nhân vật "tôi" trong đoạn trích là ai?

Xem đáp án
Nhân vật "tôi" trong đoạn trích là: người kể chuyện xưng "tôi".

Câu 2:

Sự thành công của tác giả trong việc phác họa thành công nhân vật Hiền thể hiện điều gì?

Xem đáp án
Tác giả thành công trong việc phác họa nhân vật bà Hiền thể hiện được sự sâu sắc vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội.

Câu 3:

Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

Xem đáp án
Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là: kể về hình ảnh cây si ở Hà Nội bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh, sống lại và trổ lá non.

Câu 4:

Theo anh/chị, câu nói của nhân vật Hiền: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được…” có ý nghĩa gì?

Xem đáp án
Câu nói của nhân vật Hiền: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được…” có ý nghĩa là: thể hiện những về quy luật của sự sống, suy nghĩ về lẽ đời, ...

Câu 5:

Nêu ý nghĩa hình ảnh cây si qua câu văn: “Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống.”

Xem đáp án

Ý nghĩa hình ảnh cây si qua câu văn: “Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống.” là:

- Cây si: chính là biểu tượng của văn hóa, nét cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến - Hà Nội

- Cây si hồi sinh: lại sống ra lá non gợi niềm tin, lạc quan vào sự phục hồi cho những giá trị tinh thần của Hà Nội.

- Câu chuyện bà Hiền kể về cây si cổ thụ vừa là lời cảnh báo về sự khác thường, mất mát gia tài văn hóa, lại vừa như khẳng định niềm tin vào sự sáng suốt của lương tâm con người.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận