Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG

Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm cái nghề đẽo cày mà bán. Cửa hàng anh ta mở ngay bên đường, ngổn ngang gỗ dài gỗ ngắn. Người đi qua kẻ đi lại, thường ghé vào xem anh ta đục đẽo.

Người này thì nói:

– Phải đẽo cho cao, cho to thì mới dễ cày.

Anh ta cho là phải, đẽo cái nào cũng vừa to vừa cao.

Nhưng rồi người khác lại nói:

– Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày.

Anh ta cũng cho là phải, lại đẽo cày vừa nhỏ vừa thấp.

Anh đẽo cũng đã nhiều cày, mà hàng bán vẫn không chạy. Chợt lại có người vào xem và bảo:

– Nay ở trên ngàn, hiện có người đang phá hoang bao nhiêu ruộng rẫy và cày tinh bằng voi cả. Anh nên đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba như thế để cày voi được, thì hàng bán sẽ đắt, anh sẽ lãi vô vàn.

Nghe nói như mở cờ trong bụng, anh ta đẽo ngay một lúc bao nhiêu cày to gấp năm, gấp bảy thứ cày thường đem ra bán. Nhưng ngày qua tháng lại, chẳng thấy ai mua cho một cái nào. Thành ra bao nhiêu gỗ đẽo hỏng hết, cái nhỏ thì nhỏ quá, cái to thì to quá; vốn liếng đi đời nhà ma.

Anh thợ mộc bấy giờ mới biết dễ nghe người là dại. Việc đã quá muộn, không sao chữa được nữa!

(Nguồn: https://truyendangian.com)

Câu 1:

Văn bản trên thuộc thể loại nào?

Xem đáp án

Câu 2:

Nhân vật chính trong truyện là ai?

Xem đáp án

Câu 5:

Nghĩa của từ “phá hoang” trong câu văn Nay ở trên ngàn, hiện có người đang phá hoang bao nhiêu ruộng rẫy và cày tinh bằng voi cả. được hiểu như thế nào?

Xem đáp án

Câu 6:

Vì sao anh thợ mộc lại phải chịu hậu quả “vốn liếng đi đời nhà ma”?

Xem đáp án

Câu 7:

Ý nghĩa của câu thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” là gì?

Xem đáp án

Câu 8:

Câu chuyện trên muốn nhắn nhủ tới chúng ta bài học gì?

Xem đáp án

4.6

1090 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%