🔥 Đề thi HOT:

903 người thi tuần này

Bộ 3 đề thi học kì 2 Địa lý 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

2.8 K lượt thi 13 câu hỏi
359 người thi tuần này

Bộ 3 đề thi học kì 2 Địa lý 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

2.3 K lượt thi 13 câu hỏi
280 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Chân trời sáng tạo Bài 19 có đáp án

1.6 K lượt thi 30 câu hỏi
245 người thi tuần này

Đề thi Học kì 2 Địa Lí 9 có đáp án (Đề 1)

5.8 K lượt thi 9 câu hỏi
220 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 22 có đáp án

747 lượt thi 30 câu hỏi
209 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án

1 K lượt thi 30 câu hỏi
190 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 20 có đáp án

787 lượt thi 30 câu hỏi

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

- Xử lí số liệu

Tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi của đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2002(%).

Sản lượng Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Cả nước
Cá biển khai thác 41,5 4,6 100
Cá nuôi 58,4 22,8 100
Tôm nuôi 76,7 3,9 100

- Vẽ biểu đồ

Biểu đồ tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi của đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước (%).

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

Lời giải

a) Thế mạnh để phát triển thủy sản:

- Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước trên cạn và trên biển lớn;nguồn cá tôm dồi dào: nước ngọt, nước mặn, nước lợ, các bãi tôm , cá trên biển rộng lớn.

- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Người dân Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng linh hoạt với nến kinh tế thị trường , năng động , nhạy cảm với cái mới trong sản xuất và kinh doanh.

- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thủy sản; sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.

- Thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ rộng lớn: các nước trong khu vực, EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ.

b) Bởi vì:

- Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước rộng lớn (vùng ven biển: nuôi tôm sú, tôm thẻ; trong mương vườn: tôm càng xanh), đặc biệt trên bán đảo Cà Mau.

- Nguồn lao động dồi dào, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường, do nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn, nếu trúng mùa, trúng giá, người dân rất sẵn sàng đầu tư lớn, chấp nhận rủi ro, sẵn sàng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới để phát triển nghề nuôi tôm xuất khẩu.

- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến tôm để xuất khẩu.

- Thị trường tiêu thụ : thị trường xuất khẩu tôm (EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ) là nhân tố quan trọng kích thích nghề nuôi thủy sản xuất khẩu.

c)

- Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long: vấn đề đầu tư cho đánh bắt xa bờ, hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao, chủ động nguồn giống an toàn và năng suất, chất lượng cao, chủ động thị trường, chủ động tránh né các rào cản của các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.

- Biện pháp khắc phục: tăng cường nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để người dân đầu tư nâng cấp và đóng mới tàu thuyền đánh bắt xa bờ, khuyến khích các cơ sở công nghiệp thay đổi dây chuyền, công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống các trung tâm, trạm, trại nghiên cứu, lai tạo giống chất lượng cao, quảng bá sản phẩm trên mạng Internet, tìm kiếm thị trường tiêu thụ

4.6

5405 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%