Giải SGK Sử 12 CTST Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) có đáp án
28 người thi tuần này 4.6 243 lượt thi 11 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
94 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 14 có đáp án
90 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 15 có đáp án
99 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 12 có đáp án
94 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 13 có đáp án
700 câu trắc nghiệm Lịch Sử Việt Nam hiện đại có đáp án (P1)
86 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 16 có đáp án
90 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 13 có đáp án (Phần 2)
19 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 14 có đáp án (Phần 2)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
♦ Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan
+ Sự lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc.
+ Vai trò của hậu phương miền Bắc, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
- Nguyên nhân khách quan
+ Tinh thần đoàn kết, sự phối hợp chiến đấu, giúp đỡ lẫn nhau của ba nước Đông Dương.
+ Sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng tiến bộ, hoà bình, dân chủ và các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc, Liên Xô.
♦ Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam
+ Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc ở Việt Nam, trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
+ Mở ra kỉ nguyên mới của Việt Nam: kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Đối với thế giới
+ Tác động mạnh mẽ đến tình hình nước Mỹ và thế giới.
+ Cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới nửa sau thế kỉ XX, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.
Lời giải
- Thế giới:
+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học-kĩ thuật.
+ Phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển mạnh.
+ Chiến tranh lạnh đã lôi kéo các nước vào cuộc chạy đua vũ trang và đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
+ Quan hệ giữa các nước lớn có nhiều diễn biến phức tạp.
+ Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, đẩy mạnh thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm làm bá chủ thế giới.
- Trong nước: sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Việt Nam tạm thời bị phân chia thành hai miền:
+ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tạo điều kiện cho việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của cả nước;
+ Ở miền Nam, Mỹ thay thế Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á.
Lời giải
♦ Miền Bắc:
- Từ 1954-1957: Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
+ Trong hơn 2 năm (1954 - 1956), miền Bắc tiếp tục tiến hành 6 đợt giảm tô, 4 đợt cải cách ruộng đất. Khẩu hiệu “người cày có ruộng" trở thành hiện thực.
+ Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh được triển khai rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực (nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải,..).
- Từ 1958-1960: Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội
+ Việc cải tạo quan hệ sản xuất được thực hiện trên các lĩnh vực kinh tế, khâu chính là hợp tác hoá nông nghiệp.
+ Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh là nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
- Ý nghĩa: Việc hoàn thành cải cách ruộng đất, thực hiện nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội đã:
+ Làm cho cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc thay đổi, tạo cơ sở cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn tiếp theo;
+ Xây dựng miền Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, là hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
♦ Miền Nam
- Từ 1954-1958: Đấu tranh chính trị chống chế độ Mỹ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng
+ Đấu tranh chính trị đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi quyền tự do, dân chủ; chống khủng bố, đàn áp.
+ Từ năm 1957, phong trào bước đầu chuyển sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
- Từ 1959-1960: Phong trào Đồng khởi
+ Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam quyết định sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm.
+ Ban đầu nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi), sau đó lan nhanh thành phong trào trên khắp Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ, tiêu biểu là ở tỉnh Bến Tre.
+ Ý nghĩa của phong trào Đồng khởi:
▪ Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ;
▪ Làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm;
▪ Đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
▪ Từ khí thế của phong trào Đồng khởi, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20-12-1960).
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
49 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%