46 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 5 có đáp án

1972 người thi tuần này 4.6 14.4 K lượt thi 46 câu hỏi 45 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Ý tưởng xây dựng cộng đồng ASEAN xuất hiện từ

Xem đáp án

Câu 2:

Cộng đồng ASEAN chính thức được xây dựng từ

Xem đáp án

Câu 3:

Một trong những văn kiện được các nước ASEAN thông qua nhằm định hướng cho sự phát triển trong tương lai của tổ chức là

Xem đáp án

Câu 4:

Một trong những nội dung phản ánh nguyện vọng của các nước Đông Nam Á khi xây dựng Cộng đồng ASEAN là

Xem đáp án

Câu 5:

Một trong những nội dung hợp tác của Cộng đồng ASEAN là: 

Xem đáp án

Câu 6:

Mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN là

Xem đáp án

Câu 7:

Đâu là cơ sở pháp lý để các nước Đông Nam Á xây dựng Cộng đồng ASEAN?

Xem đáp án

Câu 8:

Một trong những văn kiện đã nêu rõ kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN là

Xem đáp án

Câu 9:

Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN được thông qua tại

Xem đáp án

Câu 10:

Ngày 22-11-2015, tuyên bố Cua-la Lăm-pơ được ký kết đã đánh dấu

Xem đáp án

Câu 12:

Đâu không phải là một trong những trụ cột của Cộng đồng ASEAN?

Xem đáp án

Câu 13:

Hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN tăng lên nhanh chóng từ khi

Xem đáp án

Câu 14:

Một trong những thách thức mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt trong quá trình xây dựng và phát triển là

Xem đáp án

Câu 15:

Một trong những thách thức về kinh tế mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt trong quá trình xây dựng và phát triển là

Xem đáp án

Câu 17:

Vấn đề Biển Đông có tác động như thế nào đến sự hợp tác và phát triển của Cộng đồng ASEAN?

Xem đáp án

Câu 18:

Một trong những khó khăn mà các nước Đông Nam Á phải đương đầu khi quyết định xây dựng Cộng đồng chính trị - an ninh (APSC) là

Xem đáp án

Câu 19:

Tính chất của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) là 

Xem đáp án

Câu 20:

Nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất của Cộng đồng chính trị - an ninh (APSC) là 

Xem đáp án

Câu 21:

Hiện nay, mối đe dọa tiềm tàng đến an ninh của các quốc gia Đông Nam Á là

Xem đáp án

Câu 22:

Trong những năm gần đây, nguyên nhân chủ yếu nào sau đây khiến cho tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng?

Xem đáp án

Câu 23:

Văn bản đầu tiên đưa ra ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN có nhận thức về các mối quan hệ lịch sử là

Xem đáp án

Câu 24:

Nội dung nào sau đây là mục tiêu hướng tới của các nước Đông Nam Á khi xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN?

Xem đáp án

Câu 25:

Nội dung nào sau đây là mục tiêu hướng tới của các nước Đông Nam Á khi xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN?

Xem đáp án

Câu 26:

Nội dung nào sau đây là thách thức chung mà Cộng đồng ASEAN đang phải tìm ra giải pháp ứng phó?

Xem đáp án

Câu 27:

Nhận định nào sau đây đúng khi đánh giá về triển vọng của Cộng đồng ASEAN

Xem đáp án

Câu 28:

Tham gia vào Cộng đồng ASEAN sẽ đem lại những cơ hội nào cho Việt Nam để tiến hành xây dựng kinh tế đất nước?

Xem đáp án

Câu 29:

Nội dung nào sau đây là thách thức Việt Nam phải ứng phó khi tham gia vào Cộng đồng ASEAN?

Xem đáp án

Câu 30:

Nội dung nào sau đây là những việc mà Cộng đồng ASEAN cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đề ra?

Xem đáp án

Câu 31:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Cộng đồng ASEAN ra đời là bước chuyển mới về chất của một ASEAN gắn kết, chia sẻ lợi ích và phát triển thịnh vượng chung với sự liên kết chặt chẽ trên cả ba trụ cột về Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hóa - Xã hội, thể hiện vai trò và vị thế ngày càng cao của ASEAN trong khu vực và trên thế giới. Sự hình thành Cộng đồng ASEAN là dấu ấn lịch sử, ghi nhận một chặng đường phấn đấu không mệt mỏi của ASEAN; đồng thời, chuẩn bị nền tảng, định hướng và khuôn khổ cho ASEAN vững tin bước vào giai đoạn mới - giai đoạn củng cố vững mạnh. Cộng đồng hướng tới các mục tiêu liên kết cao hơn với những lợi ích cụ thể, thiết thực cho cả khu vực và từng nước thành viên mà bao trùm là giữ được môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác vì phát triển và thịnh vượng”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 31).

Lựa chọn đúng - sai:

a. Cộng đồng ASEAN là tổ chức thay thế cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

b. Cộng đồng ASEAN ra đời đánh dấu sự phát triển của ASEAN trong giai đoạn mới.

c. Cộng đồng ASEAN có mục tiêu là vì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng.

d. Cộng đồng ASEAN có ba trụ cột, trong đó chính trị - an ninh là quan trọng nhất.


Câu 34:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: “Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN quyết định thiết lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2020. Đến năm 2007, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 12, lãnh đạo ASEAN nhất trí sẽ đạt mục tiêu này vào năm 2015 (thay vì đến năm 2020). Văn bản Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 - 2015) được thông qua năm 2009 trình bày hơn 800 biện pháp và hoạt động cụ thể nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng gắn kết hơn về chính trị, hợp tác kinh tế và có trách nhiệm xã hội với người dân.”

Tư liệu 2: “Cộng đồng ASEAN đang ngày càng hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế hợp tác và đạt được nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, giáo dục, khoa học, kỹ thuật,...; từng bước gắn kết các quốc gia Đông Nam Á để trở thành khu vực phát triển năng động, thịnh vượng mới của thế giới.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 25, 28-29)

Lựa chọn đúng - sai:

a. Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN được đẩy nhanh và thực hiện sớm hơn dự kiến.

b. Trong Cộng đồng ASEAN, hợp tác trụ cột là chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội.

c. Cộng đồng ASEAN đã trở thành một quốc gia Đông Nam Á năng động và thịnh vượng.

d. Cộng đồng ASEAN là sự hợp tác ở mức độ cao và hoàn thiện hơn so với tổ chức EU.


Câu 35:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (2009 - 2015) bao gồm ba nội dung chính: “Xây dựng một cộng đồng dựa trên các giá trị và chuẩn mực chung; Tạo dựng một khu vực gắn kết, hòa bình và tự cường với trách nhiệm chung đối với an ninh toàn diện; Hướng tới một khu vực năng động và rộng mở với bên ngoài trong một thế giới ngày càng liên kết và tuỳ thuộc”.

Tư liệu 2: “Sau khi AEC thành lập, hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN gia tăng nhanh chóng. Thương mại giữa Việt Nam - ASEAN tăng từ hơn 41 tỉ USD (2016) lên hơn 70 ti USD (2021)."

Tư liệu 3: “Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (2009) xác định sáu nội dung chính bao gồm: Phát triển con người; Phúc lợi và bảo hiểm xã hội; Bình đẳng xã hội và các quyền; Bảo đảm bền vững về môi trường; Xây dựng bản sắc ASEAN; Thu hẹp khoảng cách phát triển.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 27, 28).

Lựa chọn đúng - sai:

a. Ba đoạn tư liệu nêu trên đề cập đến ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.

b. Cộng đồng Chính trị - An ninh hướng tới xây dựng liên minh quân sự.

c. Cộng đồng Kinh tế thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN.

d. Cộng đồng Văn hóa - Xã hội thúc đẩy một ASEAN có chung bản sắc.


Câu 36:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: “Mục tiêu liên kết sâu rộng hơn; coi trọng hơn cơ sở pháp lý và người dân cũng như đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN; Mối quan hệ gắn kết và bổ trợ giữa ba trụ cột của cộng đồng được thể hiện đậm nét qua các mục tiêu xuyên suốt (liên kết và gắn kết, dựa trên luật lệ, nâng cao năng lực, hướng tới người dân và phục vụ lợi ích thiết thực của người dân, năng động và sáng tạo, phát triển bền vững, quan hệ rộng mở với bên ngoài trong lúc bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN)”.

Tư liệu 2: “Cộng đồng ASEAN ra đời là bước chuyển mới về chất của một ASEAN gắn kết, chia sẻ lợi ích và phát triển thịnh vượng chung với sự liên kết chặt chẽ trên cả ba trụ cột về Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hóa - Xã hội, thể hiện vai trò và vị thế ngày càng cao của ASEAN trong khu vực và trên thế giới. Sự hình thành Cộng đồng ASEAN là dấu ấn lịch sử, ghi nhận một chặng đường phấn đấu không mệt mỏi của ASEAN; đồng thời, chuẩn bị nền tảng, định hướng và khuôn khổ cho ASEAN vững tin bước vào giai đoạn mới - giai đoạn củng cố vững mạnh.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 31, 32).

Lựa chọn đúng - sai:

a. Tư liệu 1 khẳng định tầm nhìn và vai trò của Cộng đồng ASEAN sau khi thành lập.

b. Tư liệu 2 khẳng định Cộng đồng ASEAN đã trở thành tổ chức Thịnh vượng chung.

c. Cộng đồng ASEAN là sự phát triển mới, cao hơn, chặt chẽ hơn của tổ chức ASEAN.

d. ASEAN đã trở thành tổ chức đóng vai trò trung tâm trong các mối quan hệ quốc tế.


Đoạn văn 1

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: “Vấn đề Biển Đông, biến đổi khí hậu, quản trị lưu vực sông Mê Công đang là những thách thức hàng đầu đe doạ sự ổn định và phát triển của Cộng đồng ASEAN nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Các thách thức này có tính khu vực, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa quốc gia ASEAN và giữa ASEAN với đối tác bên ngoài.”

Tư liệu 2: “Để hiện thực hóa AEC, nhiều hiệp định, thoả thuận, sáng kiến đã được đàm phán, ký kết và thực hiện, như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA),... nhằm tạo ra dòng luân chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khối ASEAN.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 22, 25.)

Đoạn văn 2

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Bên cạnh đó, những thách thức từ bên ngoài cũng tác động đến Cộng đồng ASEAN như: cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực, diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông và tình hình quốc tế; biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,... Để vượt qua những thách thức, các nước ASEAN đã và đang đẩy nhanh quá trình triển khai các kế hoạch đã đề ra vì lợi ích chung, lâu dài của cả cộng đồng.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 30.)

Đoạn văn 3

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Về triển vọng, ASEAN sẽ tiếp tục phát triển với mức độ liên kết, hợp tác ngày càng sâu rộng trên cả ba trụ cột, tiếp tục là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới. Về đối ngoại, ASEAN có quan hệ rộng mở với các đối tác bên ngoài, đồng thời có uy tín, vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 30.)

Đoạn văn 4

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội (2020) đã nhất trí thông qua việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, hướng tới việc gắn kết chặt chẽ các nội dung hợp tác trên cả ba trụ cột (Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội), đồng thời bổ sung những nội dung mới như: hợp tác về chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, kinh tế xanh...”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 29.)

Đoạn văn 5

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trong giai đoạn 2009 - 2015, nhiều biện pháp tích cực đã được triển khai nhằm chuẩn bị cho sự xác lập của Cộng đồng ASEAN. Các chương trình hợp tác được thúc đẩy trong đó có Sáng kiến hội nhập ASEAN giai đoạn 2. Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhóm họp tại Ma-lai-xi-a, ký Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN. Cộng đồng ASEAN có hiệu lực từ ngày 31-12-2015.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều trang 24.)

Đoạn văn 6

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Hợp tác quốc phòng ASEAN từng bước được đa dạng hóa qua cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và ADMM Mở rộng (ADMM+). Hợp tác bảo đảm an ninh biển được thúc đẩy theo khuôn khổ Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF)... Các cơ chế hợp tác này đang góp phần củng cố hòa bình trong khu vực. Tại Hội nghị mở rộng Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 20 (2023), lần đầu tiên ASEAN đề ra kế hoạch tổ chức tập trận chung.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều trang 25.)

Đoạn văn 7

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trong nội khối, những thách thức cơ bản đối với Cộng đồng ASEAN về chính trị là sự đa dạng về chế độ chính trị, tình hình chính trị ở một số nước còn phức tạp, còn tồn tại một số mâu thuẫn trong quan hệ song phương... Về kinh tế, sự chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển,... giữa các nước gây khó khăn trong hợp tác nội khối; sự tương đồng trong sản xuất một số ngành nghề cũng tạo ra sự cạnh tranh trong xuất khẩu.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 29.)

Đoạn văn 8

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) nỗ lực tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh ở khu vực thông qua việc nâng cao hợp tác chính trị - an ninh ASEAN lên tầm cao mới để các quốc gia trong khu vực sống hòa bình với nhau và với thế giới trong một môi trường bình đẳng, dân chủ, hòa hợp.

Nội dung chính của APSC bao gồm: hoạt động giữa các thành viên dựa trên các giá trị chuẩn mực chung; gắn kết, hòa bình và tự cường, có trách nhiệm chung bảo đảm an ninh toàn diện; xây dựng một khu vực năng động, quan hệ rộng mở với bên ngoài.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 30.)

Đoạn văn 9

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AFC) hướng đến tạo dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, có sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về kinh tế - xã hội.

Nội dung chính của AFC bao gồm: tạo ra một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất; xây dựng một khu vực có sức cạnh tranh, phát triển đồng đều; đưa Cộng đồng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 30).

Đoạn văn 10

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) hướng đến xây dựng một cộng đồng lấy con người làm trung tâm, xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc. ASC chú trọng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của khu vực, thúc đẩy trao đổi văn hóa, đề cao nguyên tắc thống nhất trong đa dạng.

Nội dung chính của ASCC bao gồm: chú trọng phát triển con người; xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau, gắn kết xã hội của khu vực; đảm bảo môi trường bền vững; tăng cường nền tảng gắn kết xã hội của khu vực; tạo dựng bản sắc ASEAN.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 30).

4.6

2880 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%