47 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 7 có đáp án

10216 người thi tuần này 4.6 18.3 K lượt thi 47 câu hỏi 45 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Một trong những nội dung của tình hình thế giới khi cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của nhân dân Việt Nam nổ ra là

Xem đáp án

Câu 2:

Một trong những nội dung của tình hình Việt Nam khi cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) nổ ra là

Xem đáp án

Câu 3:

Một trong những khó khăn thử thách mà cách mạng Việt Nam phải đương đầu sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) là

Xem đáp án

Câu 4:

Để mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai, Pháp đã tấn công

Xem đáp án

Câu 5:

Khi Pháp xâm lược Nam Bộ, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có hành động nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 6:

Một trong những nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là 

Xem đáp án

Câu 7:

Đâu là một trong những thắng lợi mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)?

Xem đáp án

Câu 8:

Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch quân sự Nava (1953) là

Xem đáp án

Câu 9:

Trong giai đoạn một của kế hoạch Nava, Pháp tiến hành phòng ngự ở 

Xem đáp án

Câu 10:

Một trong những nội dung của phương hướng tiến công chiến lược trong Đông Xuân 1953 - 1954 buộc Pháp phải

Xem đáp án

Câu 11:

Tháng 11-1953, khi phát hiện bộ đội Việt Nam tiến lên Tây Bắc, Nava đã điều quân chiếm giữ

Xem đáp án

Câu 12:

Một trong những mục tiêu của Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là

Xem đáp án

Câu 13:

Sau Đại hội đại biểu lần thứ II (2-1951), Đảng Cộng sản Đông Dương có tên gọi là

Xem đáp án

Câu 15:

Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là

Xem đáp án

Câu 16:

Một trong những nguyên nhân bùng nổ của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12-1946) là do

Xem đáp án

Câu 17:

Một trong những cơ sở để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối kháng chiến toàn dân là do

Xem đáp án

Câu 18:

Thắng lợi nào của quân và dân Việt Nam đã đánh bại chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài?

Xem đáp án

Câu 19:

Quân dân Việt Nam đã giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ sau thắng lợi của chiến dịch nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 20:

Pháp đề ra kế hoạch Nava (1953) với mục đích chính là 

Xem đáp án

Câu 21:

Một trong những mục đích của Pháp khi đưa quân tấn công lên Việt Bắc (1947) là

Xem đáp án

Câu 22:

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có hạn chế nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 23:

Vì sao các tướng lĩnh Pháp, Mỹ nói “Điện Biên Phủ là bất khả xâm phạm”.

Xem đáp án

Câu 24:

Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 là 

Xem đáp án

Câu 25:

Âm mưu chính của Pháp - Mỹ khi xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là nhằm

Xem đáp án

Câu 26:

Một trong những điểm chung của kế hoạch Rơ ve (1949), kế hoạch Đờ Lát Đơ Tatxinhi (1950) và kế hoạch Nava (1953) là đều nhằm

Xem đáp án

Câu 27:

Một trong những điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của quân và dân Việt Nam là

Xem đáp án

Câu 28:

Một trong những điểm mới trong Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 - 1951) là

Xem đáp án

Câu 29:

Đâu là bài học kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) được tiếp tục vận dụng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)?

Xem đáp án

Câu 30:

Bài học kinh nghiệm nào sau đây được rút ra từ cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay?

Xem đáp án

Câu 37:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: “Ngày 23/12/1946, chiến sĩ “Quyết tử quân” Nguyễn Văn Thiềng đã dùng bom ba càng đánh hỏng một xe tăng của quân Pháp ở ngã tư Bà Triệu - Trần Quốc Toản (Hà Nội). Đến trận đánh buổi chiều, Nguyễn Văn Thiềng lại một lần nữa cầm bom ba càng lao vào xe tăng địch và hy sinh, khoảnh khắc đó đã được nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản ghi lại. Bức ảnh trở thành biểu tượng của tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” trong kháng chiến chống Pháp.”

Tư liệu 2: “Với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, lần đầu tiên quân đội của một nước từng là thuộc địa ở châu Á đã đánh bại quân đội hùng mạnh của một cường quốc châu Âu trong một chiến dịch quân sự quy mô lớn. Được cổ vũ mạnh mẽ bởi chiến thắng này, các thuộc địa của Pháp ở châu Phi đã đồng loạt nổi dậy đòi độc lập. Chỉ riêng trong năm 1960, 17 nước châu Phi đã giành được độc lập.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 37, 40)

Lựa chọn đúng - sai:

a. Tư liệu 1 đề cập đến giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp.

b. Tư liệu 2 đề cập đến ý nghĩa quốc tế của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

c. Cuộc chiến đấu tại Hà Nội đã buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

d. Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam đã góp phần tạo ra “năm châu Phi”.


Đoạn văn 1

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn cùng quân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược bằng nhiều hình thức như: đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến Sài Gòn, đánh phá kho tàng, dựng chướng ngại vật và chiến luỹ trên đường phố.

Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tán thành, kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ. Hàng vạn thanh niên gia nhập quân đội, sung vào các đoàn quân “Nam tiến” cùng với nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ chiến đấu. Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã giáng đòn đầu tiên vào âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, tạo điều kiện để nhân dân Nam Bộ và cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Chân trời sáng tạo, trang 39.)

Đoạn văn 2

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Tháng 02/1951, tại chiến khu Việt Bắc, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp và quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. Sau đó, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt (3/1951) nhằm củng cố sức mạnh đoàn kết thống nhất toàn dân tộc; đồng thời, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập (11/3/1951) nhằm tăng cường khối đoàn kết ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Chân trời sáng tạo, trang 41).

Đoạn văn 3

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở cho việc đàm phán và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (ngày 21-7-1954).”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Chân trời sáng tạo, trang 44.)

Đoạn văn 4

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới.”

Tư liệu 2: “Thắng lợi của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống xâm lược đã cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Chân trời sáng tạo, trang 45.)

Đoạn văn 5

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, được vận dụng linh hoạt, sáng tạo.

- Truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước và mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, mở rộng; lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh; hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Cánh diều, trang 40.)

Đoạn văn 6

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: “Sự đoàn kết chiến đấu của liên minh nhân dân ba nước Đông Dương. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô. Sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Cánh diều, trang 40.)

Tư liệu 2: “Các đảng viên Cộng sản (Pháp) ngay từ lúc này đã tích cực bênh vực Việt Minh. Cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp, đối với họ là một “cuộc chiến tranh bẩn thỉu”. Còn đối với những người khác, đây là một “cuộc chiến tranh nhục nhã”, “cuộc chiến tranh không dám xưng tên”...”.

(Hen-ri Na-va, Đông Dương hấp hối, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, trang 15.)

Đoạn văn 7

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Ngày 23/12/1946, chiến sĩ “Quyết tử quân” Nguyễn Văn Thiềng đã dùng bom ba càng đánh hỏng một xe tăng của quân Pháp ở ngã tư Bà Triệu - Trần Quốc Toản (Hà Nội). Đến trận đánh buổi chiều, Nguyễn Văn Thiềng lại một lần nữa cầm bom ba càng lao vào xe tăng địch và hy sinh, khoảnh khắc đó đã được nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản ghi lại. Bức ảnh trở thành biểu tượng của tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” trong kháng chiến chống Pháp.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Cánh diều, trang 36.)

Đoạn văn 8

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Dù Việt Minh không qua thực tập ở Bắc Triều Tiên và nghiên cứu Vec-đoong, họ cũng đã áp dụng lại những mẹo trong chiến tranh bằng đường hào mà các đơn vị của họ nghiên cứu từ một năm nay. Họ đặt mũ lên cây gậy bắn hoa pháo, khua gậy hò hét. Và khi cuộc tiến công thật sự xảy ra thì không ai chú ý nữa, thế là những con cháu của binh sĩ ở Vec-đoong đều bị nhấn chìm.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Cánh diều, trang 39.)

Đoạn văn 9

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ ở Việt Nam. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Cánh diều, trang 40.)

Đoạn văn 10

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển ở các nước tư bản. Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và tình trạng Chiến tranh lạnh cũng tác động to lớn đến tình hình Việt Nam.

Ở Việt Nam, nhân dân đã giành quyền làm chủ, bước đầu được hưởng những quyền lợi do chế độ mới mang lại nên đồng lòng ủng hộ cách mạng. Tuy nhiên, cách mạng Việt Nam cũng đứng trước những thử thách to lớn như: Quân đội các nước đế quốc dưới danh nghĩa Đồng minh kéo vào Việt Nam, các thế lực phản động trong nước ra sức chống phá cách mạng, trên đất nước vẫn còn khoảng sáu vạn quân Nhật chờ giải giáp...”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 38.)

4.6

3660 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%