49 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 4 có đáp án
🔥 Đề thi HOT:
47 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 7 có đáp án
52 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 6 có đáp án
52 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 8 có đáp án
102 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 9 có đáp án
45 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 1 có đáp án
49 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 4 có đáp án
46 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 5 có đáp án
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 20:
Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN (1995), đã tác động như thế nào đến sự phát triển của tổ chức này?
Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN (1995), đã tác động như thế nào đến sự phát triển của tổ chức này?
Đoạn văn 1
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Tuyên bố ASEAN nêu rõ mục đích thành lập của ASEAN:
1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng.
2. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
3. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và hành chính,..”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 22)
Đoạn văn 2
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Sau khi giành được độc lập, các quốc gia Đông Nam Á bước vào thời kỳ phát triển kinh tế, yêu cầu hợp tác khu vực trở nên cấp thiết. Xu thế khu vực hóa trên thế giới những năm 50,60 của thế kỷ XX cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau. Mặt khác, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các cường quốc bên ngoài đã có sự can dự vào khu vực Đông Nam Á. Sự xuất hiện những nhân tố mới này đã trở thành cơ sở để thành lập nên một tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa các quốc gia ở Đông Nam Á.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống trang 23)
Đoạn văn 3
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Tôn chỉ và mục đích của ASEAN:
Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hỏa bình và thịnh vượng; Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm ở các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và hành chính,...”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 24)
Đoạn văn 4
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“ASEAN ra đời trong bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xu hướng khu vực hóa trên thế giới bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến. Ở Đông Nam Á, các nước có nhu cầu hợp tác với nhau để cùng phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời tạo ra sức mạnh tập thể trong việc ứng phó với sự tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn đối với khu vực trong bối cảnh Chiến tranh lạnh.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 21)
Đoạn văn 5
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, một số tổ chức khu vực được thành lập như: Hiệp hội Đông Nam Á (1961) gồm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan; Tổ chức MAPHILINDO (1963) gồm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a. Tuy nhiên, các tổ chức này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, do những bất đồng trong quan hệ song phương giữa một số nước thành viên...
Sau các cuộc thảo luận về việc thành lập tổ chức khu vực, ngày 8/8/1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), Ngoại trưởng năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan đã thông qua Tuyên bố ASEAN (còn gọi là Tuyên bố Băng Cốc), chính thức thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt tiếng Anh là ASEAN).”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 22)
Đoạn văn 6
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“ASEAN được thành lập nhằm mục đích chính là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo điều kiện cho các nước thành viên phát triển và hội nhập với khu vực, thế giới; phấn đấu để Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, tự do, thịnh vượng và ASEAN trở thành tổ chức bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á. Để thực hiện mục tiêu mở rộng thành viên bao gồm tất cả các nước trong khu vực, ASEAN phải trải qua hành trình hơn 30 năm để đưa ASEAN 5 trở thành ASEAN 10. Quá trình mở rộng ASEAN phù hợp với mong muốn, lợi ích của mỗi thành viên, đảm bảo hòa bình, ổn định của cả khu vực, đồng thời nâng cao vị thế của Hiệp hội trên trường quốc tế.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 22, 23)
Đoạn văn 7
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm 1967 với 5 quốc gia thành viên. Đến năm 2015, ASEAN đã phát triển, trở thành một cộng đồng với sự gắn kết của 10 quốc gia. ASEAN không chỉ tạo nên những nền tảng quan trọng cho sự phát triển của các quốc gia thành viên, mà còn đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế hợp tác và cấu trúc khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương. ASEAN có quan hệ hợp tác đa phương với nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế vì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 22)
Đoạn văn 8
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Tôn chỉ và mục đích của ASEAN:
Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng; Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm ở các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và hành chính,...”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 24)
Đoạn văn 9
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trong quá trình hình thành và phát triển, ASEAN có những đóng góp quan trọng trong việc tạo dựng một môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Đông Nam Á và trong quan hệ giữa các nước thành viên với nhau. ASEAN được đánh giá là tổ chức khu vực thành công thứ hai trên thế giới chỉ sau EU. Đến năm 2022, đã có hơn 90 quốc gia ngoài ASEAN đã bổ nhiệm Đại sứ bên cạnh Ban Thư ký ASEAN; 54 Ủy ban ASEAN tại các nước và các tổ chức quốc tế được thành lập. Năm 2022, ASEAN có quan hệ với 11 đối tác đối thoại.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 27)
Đoạn văn 10
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xu hướng khu vực hóa trên thế giới bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến. Ở Đông Nam Á, các nước có nhu cầu hợp tác với nhau để cùng phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời tạo ra sức mạnh tập thể trong việc ứng phó với sự tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn đối với khu vực trong bối cảnh Chiến tranh lạnh. Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, một số tổ chức khu vực được thành lập như: Hiệp hội Đông Nam Á (1961) gồm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan: Tổ chức MAPHILINDO (1963) gồm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a. Tuy nhiên, các tổ chức này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, do những bất đồng trong quan hệ song phương giữa một số nước thành viên. Vào nửa sau những năm 60, các nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ về sự cần thiết của việc hợp tác khu vực, đồng thời quan hệ giữa các nước có những diễn biến thuận lợi cho việc thành lập một tổ chức khu vực.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 21, 22)
3124 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%