119 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Cách mạnh tháng 8 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (Từ tháng 8 năm 1945 đến nay) có đáp án

1730 người thi tuần này 4.6 7.2 K lượt thi 119 câu hỏi 45 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Sự kiện nào sau đây trên thế giới là bối cảnh dẫn đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 2:

Nội dung nào sau đây đúng về tình hình ở Việt Nam khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh?

Xem đáp án

Câu 3:

Tổ chức nào sau đây được thành lập vào ngày 13-8-1945? 

Xem đáp án

Câu 4:

Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất cả nước trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

Xem đáp án

Câu 5:

Từ ngày 19 đến ngày 25-8-1945, khởi nghĩa lần lượt thắng lợi ở những địa phương nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 6:

Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 chủ yếu diễn ra trong khoảng thời gian nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 7:

Một trong những nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

Xem đáp án

Câu 8:

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã

Xem đáp án

Câu 9:

Một trong bài học kinh nghiệm quan trọng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 còn nguyên vẹn giá trị đến ngày nay là

Xem đáp án

Câu 10:

Một trong những bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là

Xem đáp án

Câu 11:

Những yếu tố nào sau đây có tác động to lớn đến tình hình Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp?

Xem đáp án

Câu 12:

Đường lối kháng chiến của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là

Xem đáp án

Câu 13:

Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 thắng lợi đã

Xem đáp án

Câu 14:

Chiến dịch nào sau đây được mở nhằm khai thông biên giới Việt – Trung? 

Xem đáp án

Câu 15:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1951 đã quyết định

Xem đáp án

Câu 16:

Sự kiện nào sau đây gắn liền với việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc trong kháng chiến chống Pháp?

Xem đáp án

Câu 17:

Sự kiện nào sau đây trong kháng chiến chống Pháp cho thấy mối quan hệ đoàn kết chiến đấu của Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia được củng cố và tăng cường?

Xem đáp án

Câu 18:

Một trong những bước phát triển mới về văn hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp những năm 1951 – 1953 là

Xem đáp án

Câu 19:

Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 đã

Xem đáp án

Câu 20:

Những chiến dịch lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1947 đến năm 1954 lần lượt là

Xem đáp án

Câu 21:

Một trong những lí do khiến thực dân Pháp có thể duy trì và kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là

Xem đáp án

Câu 22:

Một trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là

Xem đáp án

Câu 23:

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đã góp phần

Xem đáp án

Câu 24:

Nội dung nào sau đây là ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

Xem đáp án

Câu 25:

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gắn liền với đường lối

Xem đáp án

Câu 26:

Phương châm nào sau đây của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có thể tiếp tục vận dụng hiệu quả trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?

Xem đáp án

Câu 27:

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 28:

Trong giai đoạn 1954 – 1958, nhân dân miền Nam thực hiện cuộc đấu tranh nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 29:

Từ thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã đưa đến sự ra đời của

Xem đáp án

Câu 30:

Chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ được tiến hành

Xem đáp án

Câu 31:

Năm 1961, tổ chức nào sau đây đã ra đời ở miền Nam Việt Nam? 

Xem đáp án

Câu 32:

Nội dung nào sau đây không phải là kết quả và thắng lợi của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ?

Xem đáp án

Câu 33:

Từ năm 1954 đến năm 1967, quân dân miền Nam chủ yếu tiến hành kháng chiến chống Mỹ trên hai mặt trận nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 34:

Chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ được tiến hành

Xem đáp án

Câu 35:

Chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ được tiến hành

Xem đáp án

Câu 36:

So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi lớn theo hướng có lợi cho cách mạng Việt Nam từ sau sự kiện nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 37:

Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của miền Bắc giai đoạn 1973-1975?

Xem đáp án

Câu 38:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua 3 chiến dịch lớn là

Xem đáp án

Câu 39:

Một trong những nét nổi bật về đường lối của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là

Xem đáp án

Câu 40:

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hậu phương miền Bắc đã có vai trò nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 41:

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hậu phương miền Bắc đã có vai trò nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 42:

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi gắn liền với

Xem đáp án

Câu 43:

Nghệ thuật quân sự nổi bật và xuyên suốt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là

Xem đáp án

Câu 44:

Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ đã lần lượt thực hiện các chiến lược chiến tranh là

Xem đáp án

Câu 45:

Trên chiến trường miền Nam Việt Nam, quân viễn chinh Mỹ đóng vai trò chủ lực trong giai đoạn nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 46:

Bài học kinh nghiệm nào sau đây từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có thể tiếp tục vận dụng hiệu quả trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?

Xem đáp án

Câu 47:

Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?

 

Xem đáp án

Câu 48:

Cuối năm 1978, Pôn Pốt đã huy động nhiều sư đoàn bộ binh

Xem đáp án

Câu 49:

Quân đội nhân dân Việt Nam đã hành động như thế nào trước cuộc tấn công của quân Pôn Pốt cuối năm 1978?

Xem đáp án

Câu 50:

Sự kiện nào sau đây diễn ra vào ngày 17-2-1979?

Xem đáp án

Câu 51:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 – 1989)?

Xem đáp án

Câu 52:

Khi quân đội Trung Quốc tấn công lãnh thổ Việt Nam năm 1979, nhiều trận chiến đã diễn ra quyết liệt ở

Xem đáp án

Câu 53:

Trong giai đoạn 1984 – 1989, địa bàn nào sau đây tiếp tục là chiến trường ác liệt giữa quân đội Việt Nam và Trung Quốc?

Xem đáp án

Câu 54:

Trong quá trình bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông, Việt Nam đã luôn kiên định con đường

Xem đáp án

Câu 55:

Việt Nam đã làm gì khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 đến hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014?

Xem đáp án

Câu 56:

Nội dung nào sau đây là ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay?

Xem đáp án

Câu 57:

Với thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, Việt Nam cũng đã

Xem đáp án

Câu 58:

Việc khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước sẽ góp phần

Xem đáp án

Câu 59:

Một số bài học kinh nghiệm trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay là

Xem đáp án

Câu 60:

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay, khối đại đoàn kết dân tộc đóng vai trò

Xem đáp án

Câu 61:

Trong thời kì mới, việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc sẽ góp phần

Xem đáp án

Câu 62:

Nội dung nào sau đây là biểu hiện của bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại?

Xem đáp án

Câu 63:

Nghệ thuật quân sự trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 vẫn có giá trị trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân hiện nay là

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Ở Đông Dương ai sẽ tranh thủ được diễn biến tình hình mới sau sự đầu hàng của Nhật hoàng trước quân Đồng minh đây? Đảng Cộng sản Đông Dương là tổ chức duy nhất có chiến lược rành mạch và chiến thuật cụ thể. Nhờ vào máy liên lạc vô tuyến mà Hồ Chi Minh và các đồng chí của ông đã biết tin quân Nhật đầu hàng. Do đó họ đã nắm lấy thời cơ,...”.

(P. Bờ-rô-sô, D. Hê-mơ-ri, Đông Dương: một nền thuộc địa nhập nhằng, 1848 – 1954,
NXB Thế giới, Hà Nội, 2022, tr.516–519)

Đoạn văn 2

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Tình thế vô cùng khẩn cấp. Tất cả mọi việc đều phải nhằm vào ba nguyên tắc: a) Tập trung – tập trung lực lượng vào những việc chính. b) Thống nhất – thống nhất về mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy. c) Kịp thời – kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội”.

(Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 8-1945, trích trong:
Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.425)

Đoạn văn 3

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà”

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập (năm 1945), trích trong: Hồ Chí Minh,
Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.3)

Đoạn văn 4

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

(Hồ Chí Minh, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Việt Nam (1951), trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.25)

Đoạn văn 5

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phải, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc,... Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (ngày 19-12-1946), trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.534)

Đoạn văn 6

Cho dữ liệu thống kê sau đây về viện trợ quân sự của Mỹ đối với Pháp, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Năm 1951, viện trợ của Mỹ đã lên 340 triệu đô la, được tính bằng số lượng 50 xe tăng, 24 xe thiết giáp, 300 xe vận tải, 70 khẩu pháo, 30 máy bay chiến đấu, 70 xuồng và một số tàu vận tải, vũ khí bộ binh đủ trang bị cho 12 tiểu đoàn bộ binh; đồng thời, cố vấn quân sự được đưa sang nằm ngay trong Bộ Tổng chỉ huy Đông Dương của quân Pháp. Đến tháng 5-1952, chuyến hàng thứ 150 của Mỹ đã được chuyển sang Đông Dương, Chính phủ Mỹ đã chịu tới 40 % tổng chi phí ngân sách cho cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp.

Đoạn văn 7

Cho dữ liệu thống kê sau đây về viện trợ quân sự của Mỹ đối với Pháp, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Viện trợ của Mỹ cho Pháp trong hai năm 1953, 1954 tăng đột biến: năm 1953 gấp ba lần năm 1952, năm 1954 tăng gấp đôi năm 1953, giá trị chương trình viện trợ quân sự Mỹ trong tổng ngân sách của Pháp chi cho cuộc chiến tranh ở Đông Dương tăng từ 43 % (1953) lên 78 % (1954) với khoảng 2 tỉ đô la. Có 37 phi công Mỹ đã tham gia lực lượng viễn chinh của Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đoạn văn 8

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Tôi đã hiểu vì sao mọi người đều lựa chọn phương án đánh nhanh,... Lí do chính là e thời gian chuẩn bị kéo dài, địch sẽ tăng thêm quân, tập đoàn cứ điểm ngày càng mạnh, sẽ làm ta mất cơ hội tiêu diệt địch! Nhiều người cho rằng sự xuất hiện lần đầu của lựu pháo và cao xạ sẽ làm quân địch choáng váng. Nhưng chúng ta chỉ có vài ngàn viên đạn! Đặc biệt, mọi người đều tin vào khi thế của bộ đội khi xuất quân, tin vào sức mạnh tinh thần. Nhưng sức mạnh tinh thần cũng có những giới hạn”.

(Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr.102)

Đoạn văn 9

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyển lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới”.

(Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử,
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr.107 – 108)

Đoạn văn 10

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thẳng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”.

(Hồ Chí Minh, Ba mươi năm hoạt động của Đảng, trích trong: Hồ Chí Minh,
Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.410)

Đoạn văn 11

Cho bảng dữ kiện sau đây về một số thành tựu của miền Bắc trong khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957), trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Nông nghiệp

Năm 1956, miền Bắc sản xuất được 4 triệu tấn thóc, bình quân đầu người đạt 304 kg, cao gấp nhiều lần so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Nạn đói cơ bản được giải quyết.

Công nghiệp

Khôi phục và mở rộng sản xuất tại Nhà máy Dệt Nam Định, Nhà máy Xi măng Hải Phòng, các mỏ than ở Quảng Ninh,.; xây dựng các nhà máy cơ khí, diêm (Hà Nội),..

Thủ công nghiệp và thương nghiệp

Các mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, nông cụ,.. được chủ trọng sản xuất; hệ thống mậu dịch và hợp tác xã mua bán mở rộng.

Giao thông vận tải

Khôi phục được gần 700 km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng nghìn ki-lô-mét đường bộ; xây dựng và mở rộng nhiều bến cảng ở Hải Phòng, Quảng Ninh,...; đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.

Đoạn văn 12

Cho bảng dữ kiện sau đây về kết quả của miền Bắc trong chống chiến tranh phá hoại của Mỹ và chi viện cho chiến trường từ năm 1964 đến năm 1975, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Nội dung

Thời gian

Thành tựu

Chi viện cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong cho chiến trường

1965-1968

1972

1973-1974

Hai tháng đầu năm 1975

Hơn 30 vạn người

Hơn 22 vạn bộ đội

Gần 22 vạn người

Hơn 57 vạn bộ đội

Bắn rơi máy bay Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại

1964-1968 (lần 1)

1972-1973 (lần 2)

3 243 chiếc

735 chiếc

Bắn cháy, bắn chìm tàu chiến, tàu biệt kích Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại

1964-1968

1972-1973

143 chiếc

125 chiếc

Đoạn văn 13

Cho đoạn thông tin thống kê sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Trong cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 1979, các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị huỷ diệt hoàn toàn. Tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400 nghìn gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50 % trong tổng số 3,5 triệu người ở 6 tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.

Đoạn văn 14

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Ngày nay, trước cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, trước sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và quá trình quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, càng cần phải kết hợp chặt chẽ yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để đưa đất nước tiến lên”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(năm 1991), trích trong: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kì Đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.407)

4.6

1441 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%