102 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 9 có đáp án
🔥 Đề thi HOT:
47 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 7 có đáp án
52 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 6 có đáp án
52 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 8 có đáp án
102 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 9 có đáp án
45 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 1 có đáp án
49 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 4 có đáp án
46 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 5 có đáp án
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 7:
Nội dung phản ánh không đúng tình hình của mỗi quan hệ Việt-Trung từ giữa năm 1975 là Trung Quốc
Nội dung phản ánh không đúng tình hình của mỗi quan hệ Việt-Trung từ giữa năm 1975 là Trung Quốc
Câu 10:
Sau khi Trung Quốc tuyên bố rút quân (5/3/1979), tình hình biên giới Việt Trung như thế nào?
Sau khi Trung Quốc tuyên bố rút quân (5/3/1979), tình hình biên giới Việt Trung như thế nào?
Câu 19:
Bản chất hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam là
Bản chất hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam là
Câu 22:
Tổ chức nào sau đây có vai trò đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước
Tổ chức nào sau đây có vai trò đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước
Câu 29:
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979), điểm chung của Tướng Sùng Lãm, Hoàng Đan là
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979), điểm chung của Tướng Sùng Lãm, Hoàng Đan là
Đoạn văn 1
Đọc đoạn tự liệu và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d) sau đây:
“Các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện qua đường lối và sách lược cách mạng đúng đắn, phù hợp ở từng thời kỳ như: vừa kháng chiến vừa kiến quốc tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao.... Nghệ thuật quân sự nổi bật trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 là tiến hành chiến tranh nhân dân; kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy đánh địch bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận); phối hợp giữa mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch; kết hợp chặt chẽ ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích),...”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 59).
Đoạn văn 2
“Sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được biểu hiện thông qua việc tổ chức, phát huy nội lực của toàn dân, đồng thời tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài và sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Việc kết hợp yếu tố nội lực trong nước với sức mạnh thời đại sẽ góp phần nhân lên sức mạnh tổng hợp của quốc gia.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cảnh diều, trang 59).
Đoạn văn 3
Tư liệu 1: “Khối đại đoàn kết toàn dân tuy có phạm vi rộng rãi nhưng lại được tổ chức một cách có hệ thống để phối hợp hành động, do đó sức mạnh của đoàn kết toàn dần được tăng lên gấp bội. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã được toàn tiến hành một cách có tổ chức,... nên dù trải qua nhiều hy sinh, gian khổ lâu dài nhưng cuối cùng đã giành được thắng lợi”
Tư liệu 2: “Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay, khối đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh, là nhân tố quyết định thắng lợi. Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc được thể hiện qua các chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là việc thành lập các mặt trận tập hợp rộng rãi sự tham gia của đông đảo các tầng lớp trong xã hội như Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 58).
Đoạn văn 4
Tư liệu 1: “Con hiểu lòng mẹ héo hon, đau xót khi con của mẹ còn phải lặn mình trong lửa đạn, những lá thư của con, của các em gửi đến mẹ chỉ nói lên một phần vạn sự gian khổ ác liệt... lòng con bao giờ cũng ao ước được trở về với mẹ, với ba, với miền Bắc ngàn vạn yêu thương.”
Tư liệu 2: “Trong những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều phong trào thi đua yêu nước đã được phát động rồi phát triển trên khắp cả nước, tiêu biểu như các phong trào “Ba sẵn sàng”. “Ba đảm đang” “Ba nhất”, “Hai tốt”, “Năm xung phong ... Từ năm 1970 đến năm 1972, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội đã lên đường nhập ngũ, trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hơn một nửa trong số đó đã hy sinh tại các mặt trận.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 57).
Đoạn văn 5
Tư liệu 1: “Năm 2014, Trung Quốc dùng giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, nhân dân cả nước cùng các lực lượng chức năng phối hợp đấu tranh quyết liệt, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, buộc Trung Quốc phải rút giản khoan khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tư liệu 2: “Việt Nam kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế (đưa công hàm phản đối Trung Quốc về đường chín đoạn ở Biển Đông, phản đối xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, ngăn chặn các hành vi lợi dụng ấn phẩm văn hóa xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 60).
Đoạn văn 6
“Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa;... bảo vệ hòa bình, an ninh, văn hóa, pháp luật, tính uy nghiêm và biểu tượng quốc gia tại biên giới, cửa khẩu. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác; bảo vệ, phòng thủ vững chắc biên giới quốc gia; góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới và cả nước.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 60).
Đoạn văn 7
“Sau Đại thắng Xuân 1975, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trong các năm 1979, 1981, 1988, Việt Nam liên tục công bố Sách trắng khẳng định chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam..
Để bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, Việt Nam triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền ở huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa: triển lãm các hiện vật, xây dựng bia chủ quyền, thiết lập ngọn hải đăng, xây chùa, trường học, bưu điện, hỗ trợ cuộc sống người dân,...”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 59).
Đoạn văn 8
“Trước mỗi lần thử thách của lịch sử, cả dân tộc Việt Nam đều lớn mạnh lên, phát huy cao độ lòng dũng cảm, trí thông minh và tài năng sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu tăng cường lực lượng vật chất và tinh thần để chiến thắng quân thù.
Mỗi bản làng, xí nghiệp, hợp tác xã, thị xã, quận, huyện là một pháo đài kiên cường chống giặc. Mỗi tỉnh, thành là một chiến trường, cả nước là một chiến trường. Bất cứ người nào trên đất nước ta đều là những Chi Lăng, Đống Đa; sông biển ta đều là những Bạch Đằng, Hàm Tử.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 62).
Đoạn văn 9
“Từ giữa năm 1975, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trở nên căng thẳng. Sau đó, Trung Quốc đơn phương chấm dứt các viện trợ kinh tế, kỹ thuật, gây ra vấn đề người Hoa ở Việt Nam, khiêu khích xâm phạm biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Sáng ngày 17/02/1979, Trung Quốc huy động 32 sư đoàn (60 vạn quân), tiến công sang toàn bộ sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). Để bảo vệ Tổ quốc, quân dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc đã đứng lên chiến đấu. Nhiều trận chiến quyết liệt đã nổ ra ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai... đã làm thất bại mục tiêu đánh nhanh thắng nhanh của quân đội Trung Quốc.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 56).
Câu 65:
c. Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng thiệt hại lớn.
c. Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng thiệt hại lớn.
Đoạn văn 10
“Giai đoạn 1 (từ ngày 30/4/1977 đến ngày 5/1/1978): Quân Pôn-Pốt tấn công nhiều tuyến biên giới, tàn sát dân thường ... Cùng với việc tổ chức lực lượng vũ trang đánh lui quân địch, Đảng và Nhà nước Việt Nam nỗ lực hoạt động ngoại giao nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình. Giai đoạn 2 (từ ngày 6/1/1978 đến ngày 7/1/1979): Quân Pôn-Pốt tiến hành xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. Ngày 22/12/1978, quân Pôn-Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tấn công quy mô lớn vào Tây Ninh. Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân Việt Nam mở cuộc tổng phản công, làm tan rã đại bộ phận quân chủ lực đối phương. Theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam cùng quân dân Cam-pu- chia đánh đổ chính quyền Pôn-Pốt. Ngày 7/1/1979, Thủ đô Phnôm-Pênh (Cam-pu-chia) được hoàn toàn giải phóng.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 55).
Đoạn văn 11
Tư liệu 1: “Khu di tích Nhà mồ Ba Chúc là nơi tưởng niệm và lưu giữ hài cốt của những người dân vô tội bị quân Pô-Pốt sát hại. Chỉ trong vòng 12 ngày đêm (từ 18 - 4 đến 30/4/1978), quân Pô-Pốt đã sát hại hơn 3.000 người dân Ba Chúc. Công trình tưởng niệm này cũng khẳng định tính nhân văn, chính nghĩa của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và tinh thần quốc tế cao cả của nhân dân Việt Nam.”
Tư liệu 2: “Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc, Vị Xuyên (nay thuộc tỉnh Hà Giang) là địa bàn trọng điểm bị quân Trung Quốc tiến hành lấn chiếm và phá hoại so với toàn tuyến biên giới phía Bắc. Chỉ riêng mặt trận Vị Xuyên, trong 5 năm ác liệt nhất (1984 - 1989) đã có gần 5.000 chiến sĩ hy sinh.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 56, 57).
Đoạn văn 12
“Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 59).
Đoạn văn 13
Tư liệu 1: “Từ tháng 5/1975 đến giữa năm 1978, quân Pôn-Pốt đã giết hại hơn 5.000 dân thường Việt Nam, làm bị thương gần 5.000 người, bắt và đưa đi hơn 20.000 người; hàng nghìn trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, cơ sở tôn giáo bị đốt phá; hàng vạn héc ta ruộng đất và đồn điền cao su ở vùng biên giới Tây Nam Việt Nam bị bỏ hoang”
Tư liệu 2: “Tôi đã đến thăm Trường trung học Tuol Seng từ nay trở nên nổi tiếng, và ở ngoại ô Phnôm-Pênh trên khu đất rộng có những hố chôn người chung. Một số hố vẫn còn chưa đào hẳn, nhưng bị lún, tạo thành vùng trũng lớn. Những hố khác đã bị bật lên,... Việc Việt Nam đã chấm dứt được những hành động man rợ này là một trong những điều quan trọng mà thế giới phải thể hiện sự biết ơn đối với Việt Nam”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 54).
Đoạn văn 14
Tư liệu 1: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn-Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc khi đó đồng tình, ủng hộ và có những hành động làm tổn hại đến mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Nghiêm trọng hơn, sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc điều động 32 sư đoàn đồng loạt mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, dọc biên giới phía Bắc từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).
Tư liệu 2: “Chiến sự xảy ra ác liệt ở xã Thanh Thuỷ, Minh Tân, Thanh Đức,... Tại mặt trận Vị Xuyên đã có hơn một chục sư đoàn bộ binh luân phiên tham gia chiến đấu. Các đơn vị bộ đội chủ lực của Bộ và Quân khu cùng với bộ đội địa phương, dân quân tự vệ của tỉnh và nhân dân đã quyết tâm chiến đấu giành giật với địch từng chiến hào, từng điểm cao để giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia,... gần chục năm ròng, chưa khi nào Vị Xuyên ngót tiếng pháo, đạn súng cối từ bên kia biên giới rót sang”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 55).
Câu 85:
c. Tư liệu 2 đề cập đến cuộc chiến đấu ác liệt tại Vị Xuyên, diễn ra từ năm 1979 đến năm 1989.
c. Tư liệu 2 đề cập đến cuộc chiến đấu ác liệt tại Vị Xuyên, diễn ra từ năm 1979 đến năm 1989.
Đoạn văn 15
Tư liệu 1: Sau khi lên nắm quyền (4/1975), chính quyền Pôn-Pốt đã phát động chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam. Từ tháng 5/1975, quân Pôn-Pốt gây ra nhiều vụ hành quân khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam như đánh chiếm đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu và xâm nhập nhiều vùng biên giới trên đất liền Việt Nam. Ngày 30/4/1977, quân Pôn-Pốt mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang.
Tư liệu 2: Chỉ trong vòng 12 ngày đêm (từ 18/4 đến 30/4/1978), quân Pôn-Pốt đã sát hại hơn 3 000 người dân Ba Chúc. Công trình tưởng niệm này cũng khẳng định tính nhân văn, chính nghĩa của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và tinh thần quốc tế cao cả của nhân dân Việt Nam.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 55, 56).
Đoạn văn 16
Tư liệu 1: “Sáng ngày 17/2/1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc dài hơn 1.000km của Việt Nam, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). Để bảo vệ Tổ quốc, quân dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc đã đứng lên chiến đấu. Nhiều trận chiến diễn ra quyết liệt ở Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai,... đã làm thất bại mục tiêu “đánh nhanh, thắng nhanh” của quân đội Trung Quốc”.
Tư liệu 2: “Tháng 3/1988, quân đội Trung Quốc huy động lực lượng lớn tấn công các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biển đảo, hàng chục chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Ngay lúc đó, Chính phủ Việt Nam đã thông báo cho Liên hợp quốc về vấn đề này, đồng thời gửi nhiều công hàm phản đối và đề nghị hai bên Việt Nam - Trung Quốc thương lượng để giải quyết vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 55, 57).
Đoạn văn 17
Tư liệu 1: “Hậu quả của chiến tranh chưa khắc phục xong, thì hành động xâm lấn và phá rối của bọn phản động... lại gây thêm khó khăn, thiệt hại cho nền kinh tế, buộc ta phải tăng chi phí quốc phòng. Thiên tai nặng trong hai năm 1977, 1978 gây mất mùa liên tiếp, làm hao hụt một khối lượng lớn lương thực.”
Tư liệu 2: “Quân Pôn-Pốt huy động 19/23 sư đoàn tiến công xâm lược toàn tuyến biên giới Tây Nam Việt Nam. Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân Việt Nam mở cuộc tổng phản công tiêu diệt và quét sạch quân xâm lược khỏi nước ta.”
Tư liệu 3: “Theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với quân dân Cam-pu-chia chiến đấu, lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ, giải phóng Thủ đô Phnôm-Pênh (ngày 07/01/1979), thiết lập lại quan hệ láng giềng.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 58, 59)
Đoạn văn 18
Tư liệu 1: “Ngày 14/3/1988, quân Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao của Việt Nam, Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biển đảo, hàng chục chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Chính phủ Việt Nam đã thông báo cho Liên hợp quốc về vấn đề này.”
Tư liệu 2: “Năm 2014, Trung Quốc dùng giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyển biển đảo của Việt Nam, Nhân dân cả nước cùng các lực lượng chức năng phối hợp đấu tranh quyết liệt, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 60)
1187 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%