Giải SGK Sử 12 KNTT Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) có đáp án
56 người thi tuần này 4.6 475 lượt thi 12 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
94 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 14 có đáp án
90 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 15 có đáp án
99 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 12 có đáp án
94 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 13 có đáp án
700 câu trắc nghiệm Lịch Sử Việt Nam hiện đại có đáp án (P1)
86 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 16 có đáp án
90 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 13 có đáp án (Phần 2)
19 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 14 có đáp án (Phần 2)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
♦ Bối cảnh lịch sử
- Thế giới:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống.
+ Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh.
+ Quan hệ quốc tế diễn biến phức tạp và từng bước chịu sự chi phối của Chiến tranh lạnh.
- Trong nước:
+ Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do. Nhân dân Việt Nam trở thành người làm chủ đất nước, gắn bó và quyết tâm bảo vệ chế độ mới.
+ Cách mạng Việt Nam cũng đứng trước những thử thách to lớn, ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
♦ Diễn biến chính
- Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
- 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ.
- Từ tháng 12/1946 - tháng 10/1950, thực dân Pháp giữ thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
- Thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) đã mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
- Trong những năm 1953 - 1954, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từng bước đi đến thắng lợi hoàn toàn.
♦ Nguyên nhân thắng lợi
- Nguyên nhân chủ quan
+ Sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, được vận dụng linh hoạt, sáng tạo.
+ Truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước và mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, mở rộng; lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh; hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
- Nguyên nhân khách quan
+ Sự đoàn kết chiến đấu của liên minh nhân dân ba nước Đông Dương.
+ Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô.
+ Sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hoà bình trên thế giới.
♦ Ý nghĩa lịch sử
- Đối với Việt Nam:
+ Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam.
+ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
- Đối với thế giới :
+ Giáng đòn nặng nề vào tham vọng nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai;
+ Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ;
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Lời giải
- Bối cảnh thế giới:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống.
+ Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc và phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
+ Quan hệ quốc tế diễn biến phức tạp và từng bước chịu sự chi phối của Chiến tranh lạnh.
- Bối cảnh trong nước:
+ Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do. Nhân dân Việt Nam trở thành người làm chủ đất nước, gắn bó và quyết tâm bảo vệ chế độ mới.
+ Cách mạng Việt Nam cũng đứng trước những thử thách to lớn như: tình trạng ngoại xâm và nội phản; chính quyền và lực lượng vũ trang còn non trẻ; kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá; tàn dư của chế độ cũ còn nặng nề.
=> Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
Lời giải
- Bối cảnh lịch sử:
+ Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày Độc lập, quân Pháp đã xả súng vào người dân.
+ Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
- Diễn biến chính:
+ Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn cùng quân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược bằng nhiều hình thức.
+ Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, hàng vạn thanh niên gia nhập quân đội, xung phong vào đội quân “Nam tiến”, cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.
- Ý nghĩa:
+ Giáng đòn đầu tiên vào kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, đẩy quân Pháp vào thế bị động và phải giam chân tại đây trong nhiều tháng;
+ Tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
95 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%