🔥 Đề thi HOT:

2072 người thi tuần này

Đề ôn thi hsg KHTN 6 cấp trường có đáp án (Bán trắc nghiệm) (Đề 1)

10.1 K lượt thi 16 câu hỏi
703 người thi tuần này

Trắc nghiệm KHTN 6 học kì 2 có đáp án (Đề 1)

4.5 K lượt thi 30 câu hỏi
625 người thi tuần này

150 câu trắc nghiệm KHTN 6 Chương 8: Lực trong đời sống có đáp án

3.5 K lượt thi 150 câu hỏi
520 người thi tuần này

160 câu trắc nghiệm KHTN 6 Chương 9: Năng lượng có đáp án

3 K lượt thi 162 câu hỏi

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Quan sát hình 22.1 SGK KHTN 6 và nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể sinh vật.

Quan sát hình 22.1 SGK KHTN 6 và nêu các quá trình sống

Lời giải

Các quá trình sống cơ bản của cơ thể bao gồm:

- Hô hấp

- Dinh dưỡng

- Bài tiết

- Cảm ứng và vận động

- Sinh trưởng

- Sinh sản

Câu 2

Quan sát hình 22.2 SGK KHTN 6 và thảo luận nhóm các nội dung sau:

a) Kể tên vật sống và vật không sống mà em quan sát được trong hình trên. Những đặc điểm nào giúp các em nhận ra một vật sống.

b) Để chuyển động trên đường, một chiếc ôtô hoặc xe máy cần lấy khí oxygen để đốt cháy xăng và thải ra khí carbon dioxide. Vậy, vật sống giống với ôtô hoặc xe máy ở đặc điểm nào? Tại sao ô tô và xe máy không phải là vật sống.

Lời giải

a)

- Vật sống: em bé, con khỉ, cái cây

- Vật chết: bức tường, hàng rào, biển tên, gạch lát đường

- Những đặc điểm giúp em nhận ra một vật sống là:

+ Có khả năng trao đổi chất

+ Có khả năng cảm ứng

+ Có khả năng sinh trưởng, phát triển 

b)

- Vật sống giống với ô tô, xe máy ở chỗ cùng sử dụng O2 để tạo ra năng lượng và thải ra CO2

- Ô tô, xe máy không phải vật sống vì nó không có khả năng cảm ứng, sinh trưởng, phát triển

Câu 3

Quan sát hình 22.5 SGK KHTN 6 và xác định cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.

Quan sát hình 22.5 SGK KHTN 6 và xác định cơ thể đơn bào

Lời giải

- Cơ thể đơn bào: tảo lục, vi khuẩn gây bệnh uốn ván

- Cơ thể đa bào: em bé, con bướm, cây hoa mai

Câu 4

Đối tượng nào dưới đây là cơ thể sinh vật?

Lời giải

Đáp án C

Quả cam, miếng thịt lợn, lọ hoa hồng chỉ là một vật thể và không thực hiện các hoạt động sống nên không thể coi là cơ thể sinh vật.

Câu 5

Khi quan sát một số vật trong tự nhiên, bạn Duy nhận thấy vật 1 có biểu hiện lớn lên về kích thước khi nhiệt độ môi trường tăng lên; vật 2 có khả năng tạo ra hàng loạt các vật mới giống nhau và có hình dạng giống nó; vật 3 lấy khí oxygen vào rồi thải ra môi trường khí carbon dioxide. Thảo luận về các vật bạn Duy nhìn thấy, các bạn có ý kiến như sau:

A. Vật 1 chắc chắn là cơ thể sống vì nó có biểu hiện của sự sinh trưởng và cảm ứng giống sinh vật.

B. Vật 2 chắc chắn là vật sống vì nó có biểu hiện của sinh sản.

C. Vật 3 chắc chắn là cơ thể sống vì nó có biểu hiện của hô hấp.

D. Không có vật nào chắc chắn là cơ thể sống cả. 

E. Cả ba vật đều không phải cơ thể sống.

Lời giải

Ý kiến D đúng, vì:

- Vật 1 có thể là rượu hoặc dầu hoặc chất khí… Chúng đều có thể nở ra khi nóng lên hoặc co lại khi lạnh đi.

- Vật 2 có thể là một tấm card được đưa vào máy photocopy. Nó có thể nhân lên hàng trăm, hàng nghìn tấm card giông nhau và có hình dạng giống nó.

- Vật 3 có thể là xe máy hoặc ôtô. Chúng đều lấy khí oxygen để đốt cháy nhiên liệu và thải ra môi trường khí carbon dioxide.

→ Không có vật nào chắc chắn là cơ thể sống.

Câu 6

Khi ta cho bánh mì (hoặc bánh đa) vào lò nướng, chiếc bánh chín có thể phồng lên. Đặc điểm này giống với quá trình sống nào ở cơ thể sinh vật? Ta có thể coi chiếc bánh mì là một cơ thể sống không? Vì sao?

Lời giải

Hiện tượng chiếc bánh phồng lên giống với sự lớn lên ở cơ thể sinh vật. Tuy nhiên, ta không thể coi chiếc bánh mì là một cơ thể sống vì nó không có đầy đủ các đặc điểm của cơ thể sống.

Câu 7

Hãy sắp xếp các sinh vật: cây bèo tấm, con kiến, trùng roi, cây bưởi, con chuồn chuồn, cây ngô, vi khuẩn tả, trùng biến hình, con sán dây, nấm men vào cột phù hợp trong bảng dưới đây.

Lời giải

Sinh vật đơn bào

Sinh vật đa bào

Trùng roi, vi khuẩn tả, trùng biến hình, nấm men

Cây bèo tấm, con kiến, cây bưởi, con chuồn chuồn, cây ngô, con sán dây

4.6

407 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%