Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
3.3 K lượt thi 10 câu hỏi 15 phút
Câu 1:
Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Chính sách “chia để trị”
B. Chính sách “dùng người Pháp để trị người Việt”
C. Chính sách “Đồng hóa” dân tộc Việt Nam.
D. Chính sách “Khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam.
Câu 2:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì?
A. Cướp đoạt ruộng đất
B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.
C. Thu tô nặng
D. Lập đồn điền
Câu 3:
Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?
A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói
B. Khai thác than và kim loại
C. Chế biến gỗ và xay xát gạo.
D. Khai thác điện, nước.
Câu 4:
Đầu thế kỉ XX, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc là do
A. tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
B. thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bình định nước ta.
C. sự cai trị, bóc lột của Pháp đối với các giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam.
D. sự xuất hiện và xâm nhập của phương thức sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa
Câu 5:
Trong cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp coi trọng việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải vì nhằm
A. phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của tư bản Pháp.
B. xây dựng Việt Nam thành khu kinh tế tự trị.
C. muốn nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
D. phục vụ công cuộc khai thác lâu dài và mục đích quân sự.
Câu 6:
Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với lực lượng xã hội nào?
A. Thợ thủ công.
B. Nông dân.
C. Tiểu thương.
D. Tiểu tư sản.
Câu 7:
Đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều vào khoảng thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XIX.
B. Cuối thế kỉ XIX.
C. Đầu thế kỉ XX.
D. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Câu 8:
Nội dung nào dưới đây KHÔNG phải là điều kiện làm nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp.
B. Những tư tưởng cải cách và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911).
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lần thứ nhất ở Nga (1905-1907).
D. Tấm gương tự cường của Nhật Bản và tư tưởng dân của tư sản của phương Tây.
Câu 9:
Từ chỗ giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào ?
A. Trở thành tay sai cho thực dân Pháp.
B. Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam.
C. Trở thành tay sai của thực dân Pháp, ra sức bóc lột, áp bức nông dân.
D. Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nông thôn Việt Nam.
Câu 10:
Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. Đòi độc lập, dân tộc.
B. Vì quyền lợi kinh tế.
C. Vì quyền lợi chính trị.
D. Thay đổi giờ giấc làm việc.
2 Đánh giá
50%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com