Bài tập trắc nghiệm Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (có đáp án) 

  • 2249 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 10 phút

Câu 1:

Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?

Xem đáp án

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì:

- Họ nhận thấy họ phải làm việc nhọc nhằn quanh năm, còn lão Miệng thì chẳng làm gì, chỉ ngồi ăn không

- Lập luận này xuất phát từ việc nhận định phiến diện bên ngoài: mắt nhìn, tay làm, chân đi, tai nghe, đều phục vụ cho lão miệng hưởng thụ.


Câu 2:

Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người, có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng... mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì?

Xem đáp án

Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người:

+ Có thể coi cả cơ thể như một tổ chức, cộng đồng, các bộ phận chính là từng cá thể riêng lẻ trong tổ chức, cộng đồng.

- Mỗi cá nhân không thể tồn tại tách biệt khỏi mối quan hệ với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.

- Sống trong cộng đồng cần có tinh thần, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.


Câu 3:

Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học.

Xem đáp án

- Định nghĩa truyện ngụ ngôn: là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. 

- Các truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận