Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
1260 lượt thi 24 câu hỏi 50 phút
1022 lượt thi
Thi ngay
Câu 1:
Sự biến đổi tạo ra chất mới là:
A. Tính chất vật lí
B. Tính chất hóa học
C. Cả tính chất vật lí và tính chất hóa học
D. Tất cả các đáp án đều sai
Câu 2:
Dãy gồm các tính chất đều thuộc tính chất vật lí là:
A. Sự cháy, khối lượng riêng
B. Nhiệt độ nóng chảy, sự phân hủy
C. Sự phân hủy, sự biến đổi thành chất khác
D. Màu sắc, thể rắn – lỏng – khí
Câu 3:
Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide?
A. Chất khí, không màu.
B. Không mùi, không vị.
C. Tan rất ít trong nước.
D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide).
Câu 4:
Câu nào Đúng, câu nào Sai?
1. Vật thể được tạo nên từ chất.
2. Quá trình có xuất hiện chất mới nghĩa là nó thể hiện tính chất hoá học của chất.
3. Khối lượng miếng nhôm càng lớn thì khối lượng riêng của nhôm càng nhỏ.
4. Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó.
5. Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi.
Câu 5:
Cho các nhận xét sau đây về tính chất của sắt:
Nhận xét về tính chất vật lí là:
Nhận xét về tính chất hóa học là:
a. Đinh sắt cứng, màu xám, bị nam châm hút.
b. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.
Câu 6:
Quá trình thể hiện tính chất hóa học của muối ăn (sodium chloride) là:
A. Hòa tan muối vào nước
B. Rang muối tới khô
C. Điện phân dung dịch để sản xuất sodium hydroxide trong công nghiệp
D. Làm gia vị cho thức ăn
Câu 7:
Hiện tượng nào dưới đây thể hiện tính chất vật lí của chất:
A. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.
B. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.
C. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.
D. Cơm nếp lên men thành rượu.
Câu 8:
Các đặc điểm nào dưới đây chỉ tính chất vật lí của dây đồng:
A. dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt.
B. dẻo, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
C. cứng, chất khí, dẫn nhiệt.
D. tác dụng với oxygen khi đun nóng tạo chất rắn màu đen, dẫn điện, dẫn nhiệt.
Câu 9:
Hiện tượng nào dưới đây thể hiện tính chất hóa học của chất:
A. Đun sôi nước tự nhiên.
B. Sắt dễ bị nhiễm từ.
C. Ở nhiệt độ cao một số kim loại ở trạng thái lỏng.
D. Đốt lưu huỳnh tạo ra chất có mùi hắc.
Câu 10:
Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:
A. Màu sắc.
B. Tính tan trong nước.
C. Khối lượng riêng.
D. Dẫn nhiệt, dẫn điện.
Câu 11:
Hãy cho biết trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào mô tả tính chất vật lí, tính chất hóa học?
1. Muối ăn khô hơn khi đun nóng.
2. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.
3. Bơ chảy lỏng khi để ở nhiệt độ phòng.
4. Cơm nếp lên men thành rượu.
Câu 12:
1. Tàu sắt bị gỉ trong không khí ẩm.
2. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.
3. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.
4. Kim loại đồng màu đỏ, dễ kéo sợi.
Câu 13:
Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của nước:
A. Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, mùi hắc, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.
B. Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, vị ngọt, không hòa tan được chất khác.
C. Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.
D. Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, vị mặn, không hòa tan được chất khác.
Câu 14:
Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của sắt (iron):
A. Ở đều kiện thường, sắt tồn tại ở thể rắn, màu trắng xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
B. Ở đều kiện thường, sắt tồn tại ở thể rắn, màu đen, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
C. Ở đều kiện thường, sắt tồn tại ở thể rắn, màu trắng xám, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt kém.
D. Ở đều kiện thường, sắt tồn tại ở thể rắn, màu trắng đen, dẫn điện kém, dẫn nhiệt tốt.
Câu 15:
Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của muối ăn (sodium chioride):
A. Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị mặn, tan nhiều trong nước.
B. Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị ngọt, tan ít trong nước.
C. Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị mặn, không tan trong nước.
D. Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị ngọt, tan nhiều trong nước.
Câu 16:
Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của đường mía (sucrose/ saccharose):
A. Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể lỏng, vị ngọt, tan nhiều trong nước.
B. Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể rắn, vị ngọt, tan nhiều trong nước.
C. Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể rắn, vị ngọt, ít tan trong nước.
D. Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể rắn, vị ngọt, không tan trong nước.
Câu 17:
Quá trình nào sau đây xuất hiện tính chất hóa học?
A. Cô cạn nước thành đường.
B. Đun nóng đường ở thể rắn chuyển sang đường ở thể lỏng.
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
D. Hòa tan đường vào nước.
Câu 18:
Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?
A. Rán trứng.
B. Nướng bột làm bánh mì.
C. Làm nước đá.
D. Đốt que diêm.
Câu 19:
“Than có màu đen, ở thể rắn, không có vị và không tan trong nước”. Nhận xét trên không cho biết tính chất vật lí nào của than?
A. Tính tan.
B. Thể (rắn/lỏng/khí).
C. Màu sắc.
D. Khối lượng.
Câu 20:
Chất ở thể nào thì có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt?
A. Thể dẻo.
B. Thẻ rắn.
C. Thể khí.
D. Thể lỏng.
Câu 21:
Em hãy bấm chọn các cụm từ chỉ tính chất hóa học của sắt có trong đoạn văn sau:
Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Các đồ vật có chứa sắt như đinh, búa, dao,... để ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim.
Câu 22:
Em hãy lựa chọn các đáp án chính xác và hoàn thành các câu sau:
- Các tính chất của chất như thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, dẫn nhiệt,… là các tính chất của chất.
- Sự biến đổi của một chất tạo ra chất mới thể hiện tính chất của chất.
Câu 23:
Các câu sau nói về tính chất vật lí của chất. Đúng hay Sai?
Dây đồng dẫn điện tốt.
Cao su có tính đàn hồi, độ bền cơ học cao.
Giấm ăn mòn bề mặt sàn gỗ.
Nước có thể hòa tan nhiều chất khác.
Câu 24:
Em hãy chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Không thể
Có thể
nhỏ hơn
lớn hơn
bằng
…dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ sôi của nước vì rượu có nhiệt độ sôi …
nhiệt độ sôi của nước.
252 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com