Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
1503 lượt thi 90 câu hỏi 60 phút
4305 lượt thi
Thi ngay
1340 lượt thi
1346 lượt thi
1657 lượt thi
1610 lượt thi
2090 lượt thi
Câu 1:
Vật thể được phân thành các loại nào?
A. Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
B. Vật sống và vật không sống.
C. Vật thể tự nhiên và vật sống.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 2:
Dãy nào sau đây đều là chất?
A. Sắt, khí carbon dioxide, đường mía
B. Đường mía, nhôm, con dao sắt.
C. Muối ăn, xe máy, chiếc thìa nhôm.
D. Ấm đun nước, con mèo, xe máy
Câu 3:
Trong các phương án sau, phương án nào chỉ chất?
A. Núi đá vôi.
B. Không khí.
C. Con sư tử.
D. Khí oxygen.
Câu 4:
Cho biết đâu là chất trong các phương án sau?
A. Núi đá.
B. Núi đá vôi.
C. Tượng đá.
D. Đá vôi.
Câu 5:
Dãy nào sau đây đều là vật thể?
A. Cái thìa, đồi núi, nhôm.
B. Con chó, không khí, đồi núi.
C. Sắt, nhôm, đồng.
D. Con dao, điện thoại, sắt.
Câu 6:
Phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo dựa trên yếu tố nào sau đây?
A. Vật thể nhân tạo đắt tiền vật thể tự nhiên
B. Vật thể tự nhiên đẹp hơn vật thể nhân tạo.
C.Vật thể nhân tạo do con người tạo ra; vật thể tự nhiên có sẵn trong tự nhiên.
D. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo
Câu 7:
Dãy gồm các vật thể tự nhiên là
A. Con ngựa, xe máy, chai nước khoáng.
B. Con cá, đồi núi, cây dừa.
C. Bánh mì, không khí, xe đạp.
D. Cây cam, bánh ngọt, cây cầu.
Câu 8:
Vật thể nhân tạo là
A. Con người.
B. Cây bàng.
C. Tượng đồng.
D. Con cá voi.
Câu 9:
Dãy gồm các vật sống là
A. Con lợn, cây cầu, đường mía
B. Con gà, cây bàng, con cá voi
C. Con sông, đồi núi, con chim
D. Sắt, đường ăn, cây cam
Câu 10:
Vật không sống là
A. Con cá sấu.
B. Cây vú sữa.
C. Cây cột điện.
D. Con người.
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Vật không sống là vật thể nhân tạo.
B. Các vật thể được tạo nên từ vật liệu.
C. Vật không sống do con người tạo ra.
D. Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.
Câu 12:
Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Hòa tan giấm ăn vào nước.
B. Hòa tan đường ăn vào nước.
C. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen.
D. Đun nước muối đến khi cạn khô.
Câu 13:
Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí?
A. Con dao bằng thép bị gỉ.
B. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen
C. Đốt cháy một nhúm bông.
D. Hòa tan đường ăn vào nước.
Câu 14:
Tính chất hóa học của than đá là
A. Tan rất ít trong nước.
B. Chất rắn.
C. Màu đen.
D. Cháy tạo ra carbon dioxide.
Câu 15:
Cho các phát biểu sau:
1. Tính chất hóa học của chất thay đổi theo hình dạng của nó.
2. Muối tan trong nước thể hiện tính chất hóa học.
3. Vật thể được tạo nên từ chất
4. Mỗi chất có tính chất vật lý, tính chất hóa học nhất định.
5. Sự biến đổi một chất tạo ra chất mới thể hiện tính chất hóa học của nó.
Số nhận định đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16:
Quan sát hình sau:
Vật thể nhân tạo có trong hình là:
A. Cây xanh, con thuyền, con chim.
B. Con sông, ngôi nhà, cây xanh.
C. Con thuyền, ngôi nhà, cây rơm.
D. Ngôi nhà, con sông, con chim.
Câu 17:
Cho câu ca dao sau:
“Chì khoe chì nặng hơn đồng
Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng”
Các vật thể được nói đến trong câu ca dao là
A. Chì.
B. Đồng.
C. Cồng.
D. Cồng và chiêng.
Câu 18:
Vật thể nào sau đây có thể được làm từ gỗ?
A. Chiếc ấm đun nước.
B. Chiếc bàn.
C. Máy bay.
D. Bàn là.
Câu 19:
Đâu là tính chất vật lí của nhôm có trong đoạn văn sau:
“Nhôm là kim loại màu trắng bạc, khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng. Khi đốt, bột nhôm cháy trong không khí với ngọn lửa sáng chói, tỏa nhiều nhiệt. Trong tự nhiên, nhôm là nguyên tố đứng hàng thứ ba về độ phổ biến trong vỏ Trái Đất”.
A. Cháy trong không khí với ngọn lửa sáng chói.
B. Màu trắng bạc, khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng.
C. Phổ biến trong vỏ Trái Đất.
D. Màu trắng bạc, cháy trong không khí với ngọn lửa sáng chói.
Câu 20:
Có 3 cây nến:
- Cây nến 1: Đem đốt cháy.
- Cây nến 2: Đem bẻ gãy.
- Cây nến 3: Đem thả vào cốc nước.
Cây nến nào có sự biến đổi hóa học?
A. Cây nến 1.
B. Cây nến 2.
C. Cây nến 3.
D. Cả 3 cây đều có sự biến đổi hóa học.
Câu 21:
Có các chất liệu sau: gỗ, sắt, nhựa. Bàn ăn có thể được làm từ các chất liệu nào trong số các chất liệu đã cho?
A. Gỗ.
B. Sắt.
C. Nhựa.
D. Cả ba chất liệu trên.
Câu 22:
Cho các quá trình:
a) Rang cát ướt đến khi khô.
b) Đúc gang thành các đồ vật khác nhau.
c) Nung vôi.
d) Nung đất sét để làm gạch xây nhà.
e) Đúc nhôm thành nồi, chảo.
Các quá trình thể hiện tính chất vật lý của chất là
A. a, b, c, d, e.
B. a, b, c, d.
C. b, c, d, e.
D. a, b, e.
Câu 23:
Cho các quá trình sau:
a) Đốt củi lấy nhiệt.
b) Đốt xăng để chạy động cơ.
c) Làm muối thủ công bằng các phơi nước biển trên ruộng muối.
d) Cưa gỗ thành từng khúc nhỏ.
Các quá trình thể hiện tính chất hóa học của chất là
A. a, b, c, d.
B. a, b.
C. c, d.
D. b, c, d.
Câu 24:
Cho các vật thể sau: cây kem, cốc sữa, quả bóng bay, cái chai, lọ mực, quả táo, con gà. Số vật thể chứa chất là nước là
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 25:
Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?
A. Lũ lụt.
B. Gió thổi
C. Tạo thành mây
D. Lốc xoáy
Câu 26:
Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ
B. Sôi
C. Hóa hơi
D. Bay hơi
Câu 27:
Trong phòng kín, người ngồi ở đầu phòng sử dụng nước hoa, người ở phía cuối phòng cũng có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A. Không có hình dạng xác định
B. Dễ dàng nén được
C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng
D. Không chảy được
Câu 28:
Tại sao chất dùng làm vật chứa phải ở trạng thái rắn?
A. Vật rắn thường đẹp hơn.
B. Vì vật rắn dễ nén.
C. Vật rắn có hình dạng cố định và rất khó nén.
D. Vật rắn có hình dạng theo vật chứa.
Câu 29:
Đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Không nhìn thấy được.
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Câu 30:
Nước có thể tồn tại ở thể nào?
A. Thể rắn.
B. Thể lỏng.
C. Thể khí.
D. Cả 3 thể: rắn, lỏng, khí.
Câu 31:
Chất ở thể rắn (điều kiện thường) là
A. Sắt.
C. Nước.
D. Khí trong khinh khí cầu.
Câu 32:
Chất ở thể lỏng (điều kiện thường) là
B. Nhôm.
C. Dầu ăn.
D. Đồng.
Câu 33:
Tính chất nào sau đây không phải của chất ở thể rắn?
A. Không chảy được.
B. Hình dạng cố định.
C. Dễ bị nén.
D. Rất khó nén.
Câu 34:
Tính chất nào sau đây của chất ở thể lỏng?
A. Hình dạng cố định.
B. Có hình dạng của phần vật chứa nó.
C. Không chảy được.
D. Dễ bị nén.
Câu 35:
Tính chất nào sau đây không phải của chất ở thể khí?
A. Có hình dạng của vật chứa nó.
B. Dễ lan tỏa trong không gian theo mọi hướng.
D. Không chảy được (không tự di chuyển được).
Câu 36:
Nước ở bể chứa được dẫn đến bồn rửa nhà bếp bằng đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của nước ở thể lỏng?
A. Có hình dạng của phần vật chứa nó.
B. Có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt.
C. Khó nén.
D. Không tự di chuyển được.
Câu 37:
Các chất đều được cấu tạo bởi các “hạt” vô cùng nhỏ, không nhìn thấy được bằng mắt thường. Trong các mô tả sau, mô tả nào sai?
A. Ở thể rắn, các hạt được sắp xếp theo một trật tự nhất định và chỉ dao động quanh một vị trí cố định.
B. Ở thể lỏng, các hạt không ở vị trí cố định, có thể di chuyển và trượt lên nhau.
C. Ở thể khí, các hạt di chuyển tự do và chiếm đầy vật chứa nó.
D. Ở thể khí, các hạt chỉ dao động quanh một vị trí cố định.
Câu 38:
Quá trình nóng chảy là
A. Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng.
B. Quá trình chất ở thể lỏng chuyển sang thể rắn.
C. Quá trình chất ở thể lỏng chuyển sang thể hơi.
D. Quá trình chất ở thể hơi chuyển sang thể lỏng.
Câu 39:
Quá trình đông đặc là
B. Quá trình chất ở thể lỏng chuyển sang thể hơi.
C. Quá trình chất ở thể hơi chuyển sang thể lỏng.
D. Quá trình chất ở thể lỏng chuyển sang thể rắn.
Câu 40:
Quá trình ngưng tụ là
Câu 41:
Quá trình hóa hơi là
Câu 42:
Vào những ngày trời rất lạnh, nhiều khu vực ở nước ta như Sa Pa, Mẫu Sơn có hiện tượng nước đóng băng. Hiện tượng nước đóng băng là
A. sự nóng chảy.
B. sự đông đặc.
C. sự sôi.
D. sự bay hơi.
Câu 43:
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên. Băng ở hai cực tan ra. Băng tan là quá trình nào sau đây?
A. Quá trình nóng chảy.
B. Quá trình đông đặc.
C. Sự sôi.
D. Sự bay hơi.
Câu 44:
Cho câu sau: “Hơi xăng, dầu là ví dụ về ……… của xăng và dầu”. Cụm từ còn thiếu trong câu trên là
A. thể rắn.
B. thể lỏng.
C. thể khí.
D. sự sôi.
Câu 45:
Cho những quá trình sau:
a) Sự bay hơi của nước trong hồ.
b) Mưa.
c) Nước chảy từ sông ra biển.
d) Nước lỏng chuyển thành nước đá khi cho vào ngăn đông của tủ lạnh.
e) Nước đá chuyển thành nước lỏng khi đem từ ngăn đông tủ lạnh ra bên ngoài.
Những quá trình thể hiện sự chuyển thể của nước là
C. a, c, d, e.
D. a, d, e.
Câu 46:
Cho các nhận định sau:
a) Chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần vật chứa nó.
b) Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng là sự đông đặc.
c) Quá trình chất ở thể hơi chuyển sang thể lỏng là sự ngưng tụ.
d) Chất khí dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 47:
Bạn An đun nồi nước để luộc rau. Khi nước sôi, bạn An nhanh chóng mở vung nồi ra thấy có nhiều giọt nước trên nắp vung. Hiện tượng nước đọng trên nắp vung là
A. Sự ngưng tụ của nước.
B. Sự nóng chảy của nước.
C. Sự đông đặc của nước.
D. Sự sôi của nước.
Câu 48:
Chất nào sau đây ở thể rắn ở điều kiện thường?
A. Đồng.
B. Khí oxygen.
D. Thuỷ ngân.
Câu 49:
Chất nào sau đây ở thể khí khi ở điều kiện thường?
A. Rượu.
B. Đường ăn.
C. Giấm.
D. Carbon dioxide.
Câu 50:
Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
B. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
C. Không nhìn thấy được.
Câu 51:
Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A. Sự tạo thành mây.
B. Sương đọng trên lá cây.
C. Sự tạo thành sương mù.
D. Sự tạo thành hơi nước.
Câu 52:
Người ta đã lợi dụng tính chất nào của chất khí khi sản xuất các loại nước hoa, tinh dầu?
A. Dễ dàng nén được.
B. Không có hình dạng xác định.
C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng.
D. Không chảy được.
Câu 53:
Hiện tượng nào sau đây không phải sự nóng chảy?
A. Mỡ lợn tan khi đun nóng.
B. Nước đá khi đưa ra khỏi tủ lạnh chuyển thành nước lỏng.
C. Băng tuyết tan vào mùa hè.
D. Nước đóng băng vào mùa đông.
Câu 54:
Dãy gồm các tính chất vật lí của chất?
A. Nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, thể tích, khả năng cháy, tính dẫn nhiệt.
B. Tính tan, tính dẻo, màu sắc, tính dẫn điện, nhiệt độ sôi.
C. Khả năng bị phân hủy, tính dẻo, mùi vị, nhiệt độ sôi, tính cứng.
D. Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, tính dẫn điện, tính tan, thể tích.
Câu 55:
A. Hòa tan đường ăn vào nước.
B. Gỗ cháy thành than.
C. Đun sôi nước.
D. Giọt sương đọng trên cành cây buổi sớm.
Câu 56:
Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí của chất?
A. Giấy cháy thành than.
B. Nước vôi trong bị vẩn đục khi sục khí carbon dioxide.
C. Hòa tan muối ăn vào nước được dung dịch nước muối.
D. Con dao bằng thép bị gỉ.
Câu 57:
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lý của oxygen?
A. Chất khí.
B. Không mùi, không vị
C. Tan ít trong nước.
D. Nhẹ hơn không khí.
Câu 58:
Khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?
A. 79%
B. 21%
C. 78%
D. 15%
Câu 59:
Biện pháp nào sau đây góp phần bảo vệ không khí trong lành?
A. Trồng cây gây rừng.
B. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
C. Đốt rừng làm nương, rẫy.
D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp.
Câu 60:
Quá trình nào sau đây cần oxygen?
A. Hô hấp của người và động vật.
B. Quang hợp của cây xanh.
C. Hòa tan muối ăn vào nước.
D. Dập tắt đám cháy do xăng, dầu.
Câu 61:
Khí tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh là
A. Neon
B. Nitrogen
C. Oxygen
D. Carbon dioxide
Câu 62:
Vai trò của Nitrogen trong không khí là
A. Hình thành sấm sét
B. Tham gia quá trình quang hợp của cây
C. Tham gia quá trình tạo mây
D. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng
Câu 63:
Cá sống được trong nước vì
A. trong nước có carbon monoxide.
B. trong nước có nitrogen.
C. trong nước có hydrogen.
D. trong nước có một lượng oxygen hòa tan.
Câu 64:
a) 1 lít nước ở 20oC hòa tan được 30ml khí oxygen chứng tỏ oxygen tan nhiều trong nước.
b) Oxygen có ở khắp nơi trên Trái Đất.
c) Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại là -89oC khi đó oxygen ở thể rắn.
d) Oxygen ở thể khí có màu xanh nhạt.
e) Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
Câu 65:
Cho các hoạt động sau:
a) Đứng trước chiếc quạt đang hoạt động hay đứng trước gió tự nhiên đang thổi.
b) Chạy bộ.
c) Dùng bơm để bơm không khí vào quả bóng bay.
d) Nắm tay lại
Có thể nhận ra được sự tồn tại của không khí xung quanh qua các hoạt động nào kể trên?
A. a, b, c, d
B. a, b, c
C. a, b
D. a
Câu 66:
Khi đun bếp củi, lúc bếp gần tắt người ta thêm củi vào và thổi hoặc quạt gió vào để duy trì sự cháy. Tại sao người ta phải làm như vậy?
A. Để cung cấp nguồn nhiệt cho sự cháy.
B. Để cung cấp oxygen và nguồn nhiệt cho sự cháy.
C. Để cung cấp chất cháy và nguồn nhiệt cho sự cháy.
D. Để cung cấp chất cháy và oxygen cho sự cháy.
Câu 67:
Cho các tính chất của sắt dưới đây:
a) có màu trắng xám;
b) bị biến thành gỉ sắt (có màu nâu) khi để trong không khí.
c) nóng chảy ở 1536oC
d) khá cứng, khó uốn cong được.
e) dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.
g) thấy có bọt khí thoát ra khi nhỏ vài giọt acid lên bề mặt.
Trong số các tính chất trên, số tính chất vật lý là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 68:
Cho các vật thể sau: suối nước nóng, cầu Trường Tiền, lọ hoa, con sư tử, bánh mì. Số vật thể tự nhiên là
Câu 69:
Nhôm được dùng làm dụng cụ đun nấu vì
A. nhôm khó bị gỉ, dẫn điện tốt.
B. nhôm nhẹ nên dễ sử dụng.
C. nhôm có màu trắng nên làm nồi sẽ đẹp.
D. nhôm bền, nhẹ, dẫn nhiệt tốt.
Câu 70:
Cho một que đóm còn tàn đỏ vào bình chứa khí oxygen sẽ có hiện tượng là
A. Que đóm tắt dần.
B. Que đóm tắt dần sau đó bùng cháy.
C. Que đóm bùng cháy sau đó tắt dần.
D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 71:
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Cần xây dựng hệ thống xử lý khí thải ở các nhà máy để bảo vệ môi trường không khí.
B. Trong không khí, oxygen chiếm khoảng 1/5 về thể tích.
C. Nitrogen trong không khí có thể chuyển hóa thành dưỡng chất giúp cây sinh trưởng và phát triển.
D. Cần giảm thiểu các phương tiện giao thông công cộng để bảo vệ môi trường không khí.
Câu 72:
Khí nào sau đây có thể được sử dụng để bơm vào khinh khí cầu?
A. Oxygen.
B. Nitrogen.
C. Carbon dioxide
D. Helium
Câu 73:
Khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
Câu 74:
Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?
A. Ngửi mùi của 2 khí đó.
B. Quan sát màu sắc của 2 khí đó.
C. Đốt cháy hai khí đó.
D. Dẫn từng khí vào cốc đựng cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide.
Câu 75:
Một lần vào viện thăm ông đang phải cấp cứu bạn Bích thấy trên mũi ông đang phải đeo chiếc mặt nạ dưỡng khí. Mặt nạ đó được kết nối với một bình dưỡng khí được làm bằng thép rất chắc chắn. Chất trong bình dưỡng khí đó là
Câu 76:
Nhận định nào sai về nitrogen?
A. Ở điều kiện nhiệt độ phòng, nitrogen tồn tại ở thể khí.
B. Trong không khí, nitrogen chiếm khoảng 78% về thể tích.
C. Nitrogen là khí không màu, không mùi.
D. Nitrogen là khí duy trì sự cháy, sự sống.
Câu 77:
Nguồn lây ô nhiễm không khí trong nhà là
A. Khói thuốc lá
B. Sơn tường
C. Hóa chất tẩy rửa
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 78:
Cách dập lửa phù hợp cho đám cháy do chập điện là
A. Phun nước vào đám cháy
B. Dùng xăng, dầu đổ vào đám cháy
C. Dùng bình chữa cháy chuyên dụng
Câu 79:
Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Mở nút chai coca cola thấy có sủi bọt.
B. Cho 1 thìa muối ăn vào cốc nước và khuấy đều
C. Ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần
D. Đốt cháy củi.
Câu 80:
Hoạt động nông nghiệp nào sau đây làm ô nhiễm môi trường không khí?
A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
B. Tưới nước cho cây trồng.
C. Cuốc đất thành luống để trồng cây.
D. Dùng thuốc trừ sâu sinh học để phòng sâu bọ phá hoại cây trồng.
Câu 81:
Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là
A. Áo sơ mi.
B. Bút chì.
C. Đôi giày.
D. Viên kim cương.
Câu 82:
Ta thấy có hơi nước đọng lại thành giọt bên ngoài ly nước đá. Quá trình chuyển thể này được gọi là
C. Quá trình bay hơi.
D. Quá trình ngưng tụ.
Câu 83:
Trường hợp nào sau đây diễn ra quá trình bay hơi?
A. Quần áo ướt sau khi phơi dưới nắng sẽ khô dần.
B. Tấm gương trong nhà tắm bị mờ khi tắm bằng nước nóng.
C. Sáp nến bắt đầu cứng lại khi nến tắt.
D. Cây kem tan chảy khi để ra ngoài tủ lạnh.
Câu 84:
Trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Thủy tinh, laptop, cây cỏ.
B. Ngôi nhà, ti vi, cửa kính.
C. Lipid, muối, vitamin C.
D. Cát, sỏi, nước.
Câu 85:
Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lý?
A. Khi bật bếp gas, ta thấy có ngọn lửa màu xanh.
B. Cháy rừng.
C. Cồn cháy với ngọn lửa màu xanh.
D. Nhôm là kim loại nhẹ.
Câu 86:
Tính chất nào sau đây có thể quan sát trực tiếp mà không cần phải làm thí nghiệm?
A. Màu sắc.
B. Tính tan trong nước.
C. Nhiệt độ nóng chảy.
D. Nhiệt độ sôi.
Câu 87:
Ứng dụng nào sau đây không phải của oxygen?
A. Dùng làm bình dưỡng khí.
B. Khử trùng nước.
C. Duy trì sự sống trên Trái Đất.
D. Hàn cắt kim loại.
Câu 88:
Dấu hiệu nào chứng tỏ không khí bị ô nhiễm?
A. Không khí trong lành, mát mẻ, dễ chịu.
B. Trời xuất hiện sương mù vào buổi sáng.
C. Trời trở gió, xuất hiện mưa.
D. Mùi khó chịu, giảm tầm nhìn, khó thở.
Câu 89:
A. Khí oxygen không tan trong nước.
B. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây.
C. Khí oxygen không mùi, không vị.
D. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy.
Câu 90:
Khí carbon dioxide được coi là ảnh hưởng đến môi trường vì
A. rất độc.
B. tạo bụi cho môi trường.
C. làm giảm lượng mưa.
D. gây hiệu ứng nhà kính
301 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com