Dạng 1: xác định thành phần cấu tạo nguyên tử có đáp án

  • 760 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Nguyên tử X có tổng số hạt là 48, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Số hạt proton trong nguyên tử X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi số hạt proton, neutron, electron có trong X lần lượt là P, N và E.

Trong đó: P = E (do nguyên tử trung hoà về điện).

Tổng số hạt trong nguyên tử X là 48 nên: P + N + E = 48 hay 2P + N = 48 (1).

Trong nguyên tử X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 nên:

(P + E) – N = 16 hay 2P – N = 16 (2).

Lấy (1) + (2) được 4P = 64 Þ P = 16.

Vậy số hạt proton của nguyên tử X là 16.


Câu 2:

Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số proton, số neutron, số electron của nguyên tử  X lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Gọi số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X lần lượt là P, N và E.

Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P.

Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46 nên:

P + N + E = 46 hay 2P + N = 46                    (1)

Trong X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 nên:

(P + E) – N = 14 hay 2P – N = 14                  (2)

Từ (1) và (2) ta có: P = E = 15 và N = 16.

Số hạt proton, neutron và electron của X lần lượt là 15, 16, 15.


Câu 3:

Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 10. Số proton có trong nguyên tử X là (biết trong nguyên tử X, số neutron lớn hơn số electron và nhỏ hơn 1,5 lần số electron)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gọi số proton, electron và neutron trong X lần lượt là P, E, N.

Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P.

Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 10 nên:

P + N + E = 10 hay 2E + N = 10 hay N = 10 – 2E.

Trong nguyên tử X, số neutron lớn hơn số electron và nhỏ hơn 1,5 lần số electron nên:

E < N < 1,5E (1)

Thay N = 10 – 2E vào (1) ta được: E < 10 – 2E < 1,5E

3E < 10 < 3,5E

3E<103,5E>10E<1033,33E>103,52,86

Do số electron là số nguyên dương nên E = 3 ( = P) thỏa mãn.


Câu 4:

Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Số hạt proton và neutron trong nguyên tử A lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi số proton, electron và neutron trong A lần lượt là P, E, N.

Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P.

Tổng số hạt trong nguyên tử A là 52 nên P + N + E = 52 hay 2P + N = 52 (1).

Trong nguyên tử A, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 nên (P + E) – N = 16 hay 2P – N = 16 (2).

Từ (1) và (2) giải được P = 17; N = 18.

Vậy số hạt proton là 17, số hạt neutron là 18.


Câu 5:

Cho biết tổng số hạt của nguyên tử X là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Số electron, số proton, số neutron của X theo thứ tự lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi số proton, electron và neutron trong A lần lượt là P, E, N.

Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P.

Tổng số hạt của nguyên tử là 49 nên P + N + E = 49 hay 2P + N = 49 (1).

Số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện nên

                                                    N = 53,125100. P + E

hay N  = 0,53125. 2P = 1,0625P, thay vào (1) ta được P = E = 16 và N = 17.

Vậy số electron, số proton, số neutron trong X lần lượt là 16, 16, 17.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận