Danh sách câu hỏi
Có 1,721 câu hỏi trên 35 trang
Liên hệ thực tế địa phương em (nếu có) hoặc thực tế trên cả nước, hãy cho biết một vài kết quả thực hiện các chương trình, dự án được nhắc đến trong Thông tin 2.
THÔNG TIN 1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về Công tác dân tộc đã khẳng định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay là: “Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bên vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước”.
THÔNG TIN 2. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, nâng cao dần mức sống của đồng bào các dân tộc, trong những năm đổi mới vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc như: Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135),...
(Theo Vy Xuân Hoa, Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trong việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tài liệu đã dẫn)
TƯ LIỆU 6. Điều 5, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013, có đoạn: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc”.
(Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr. 10 - 11)
Em có suy luận gì về vai trò của lịch sử - văn hoá đối với sự phát triển của du lịch? Hãy lấy dẫn chứng từ những tư liệu để làm căn cứ cho suy luận của em (theo gợi ý dưới đây).
Tư liệu
Suy luận
Dẫn chứng
Tư liệu 2. Tài nguyên du lịch văn hoá bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hoá truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hoá khác, Công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
?
?
Tư liệu 3. Du lịch là một lĩnh vực tăng trưởng tiềm năng cho nền kinh tế châu Âu, tạo ra hơn 10% GDP của EU và sử dụng lực lượng lao động khoảng hơn 10 triệu người. Các khía cạnh văn hoá chiếm khoảng 40% trong giá trị du lịch ở châu Âu. Di sản độc đáo, bao gồm bảo tàng, nhà hát, di tích khảo cổ học và các thành phố lịch sử,... đã khiến châu lục này trở thành điểm đến du lịch chính.
?
?
Tư liệu 4. Hình 8. Di sản văn hoá thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) - điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước trong những năm qua (SGK, tr. 31).
?
?
Đoạn dữ liệu 3: Nhạc Cung đình Huế là một bộ môn âm nhạc truyền thống Việt Nam, Nhạc Cung đình Huế cỏ nhiều loại khác nhau như: Giao nhạc, Miếu nhạc, Nga tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Đại yến nhạc,.. Nghiên cứu âm nhạc cung đình Huế thấy rõ ảnh hưởng Vải các mức độ khác nhau của âm nhạc cung đình của các triều đại trước như: cấu trúc Đại nhạc, Tiểu nhạc về bản chất là biến thái của Đại nhạc và Tiểu nhạc từ thời Trần, một số cơ cấu dàn nhạc là biến thái của một số tổ chức dàn nhạc thời Lê, nghệ thuật hát bội là biến thái của nghệ thuật hát bội Đàng Ngoài được Đào Duy Từ truyền bá và phát triển vào Nam,...
(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên). Lịch sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 799)
Đoạn dữ liệu 2: Nhà sử học Lê Văn Hưu (thời Trần) viết về Ngô Quyền như sau: "Tiên Ngô Vuong, lấy quân mỏi họp của nuốc Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháp, mở nưÓC XLưng Vương, làm cho người phương Bắc không cảm lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giải mà đánh cũng giỏi... Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi để, đổi niên hiệu, nhưng chỉnh thông của nước Việt ta ngõ háu đã nói lại được".
(Theo Ngô Sỹ Liên và các sứ thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 204 - 2015)
Hãy đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét của em về chính sách đối với các dân tộc ít người của nhà Trần. Chính sách này đã được gìn giữ như thế nào qua các triều đại phong kiến và tiếp tục đến ngày nay?
“Trịnh Giác Mật ở đạo Đà Giang làm phản. Vua sai Chiêu Văn Vương Nhật Duật đi dụ hàng. Bấy giờ Nhật Duật coi đạo Đà Giang, ngầm đem quân thuộc hạ đến. Trịnh Giác Mật sai người đến quân doanh bày tỏ lòng thành: “Mật không dám trái mệnh. Nếu ẩn chứa một mình một ngựa đến thì Mật xin hàng Nhật Duật nhận lời, chỉ đem 5, 6 tiểu đồng cùng đi. Quân sĩ ngăn lại, Nhật Duật nói: “Nếu nó giáo giả với ta thì triều đình còn có vương khác đến” Khi tới trại, người Man dàn vây mấy chục lớp và đều cầm đao thương chĩa vào phía trong. Nhật Duật đi thẳng vào, trèo lên trại. Mật mời ông ngồi. Nhật Duật thạo biết tiếng nói và am hiểu phong tục của nhiều nước, cũng ăn bốc, uống bằng mũi với Mật. Người Man thích lắm. Khi Nhật Duật trở về, Mật đem gia thuộc đến doanh trại đầu hàng. Mọi người đều vui lòng kính phục vì không mất một mũi tên mà bình được Đà Giang. Đến khi về kinh sư, Nhật Duật đem Mật và vợ con hắn vào chầu, vua rất khen ngợi ông. Sau đó, vua cho Mật về nhà, giữ con hắn ở lại kinh đô. Nhật Duật mến nuôi hết lòng, xin triều đình ban tước thượng phẩm và cho vào trông ao cá, sau cũng cho về nhà”
(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, trang 46)