A. Điểm chuẩn, điểm trúng tuyển trường Đại học Luật Hà Nội năm 2020

- Trường ĐH Luật Hà Nội vừa thông báo điểm chuẩn vào các ngành của trường năm 2020. Theo đó, điểm trúng tuyển vào trường cao nhất là 29 ở ngành Luật Kinh tế, tổ hợp C00.

- Xếp sau đó là ngành Luật khối C00 với 27,75 điểm. Các ngành còn lại dao động từ 23-26 điểm.

- Điểm chuẩn Trường ĐH Luật Hà Nội năm 2020 cụ thể như sau:

{keywords}

- Năm 2020, Trường ĐH Luật Hà Nội tuyển 2.265 chỉ tiêu cho các ngành Luật, Luật Kinh tế, Luật thương mại quốc tế, Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý). Ngoài ra, nhà trường còn có các chương trình liên kết nước ngoài.

- Đối với ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh, kết quả thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh phải từ 7 trở lên.

- Năm ngoái, ngành Luật Kinh tế lấy điểm trúng tuyển cao nhất là 27,25 ở khối C00. Hầu hết ngành được đào tạo ở cơ sở Hà Nội lấy trên 20.

B. Thông tin tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội năm 2020

1. Đối tượng tuyển sinh

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc tốt nghiệp trung cấp. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

- Quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.

2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước

3. Phương thức tuyển sinh

- Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Xét tuyển theo đề án riêng của trường.

+ Phương thức 1: Xét tuyển các thí sinh tham dự Vòng thi tháng/ quý/ năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức.

+ Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập của bậc THPT năm 2020.

+ Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

+ Phương thức 4: Đối với thí sinh đăng ký vào chương trình liên kết với Đại học Arizona (Mỹ), Đại học Luật Hà Nội xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tối thiểu 5.5 IELTS hoặc tương đương.

4. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

4.1. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

- Trong đề án tuyển sinh, nhà trường cũng lưu ý, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh đăng ký dự tuyển và theo học tại trụ sở chính của Trường: Tổng điểm của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển C00 đạt ≥ 20.00 điểm.

- Các tổ hợp khác đạt ≥ 18.00 điểm (không tính điểm ưu tiên). Ngoài ra, đối với ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh, kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh ≥ 7.00 điểm.

- Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển và theo học tại phân hiệu của Trường tại tỉnh Đắk Lắk: Phân hiệu của Trường tại tỉnh Đắk Lắk chỉ xét tuyển ngành Luật, tổng điểm của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt ≥ 15.00 điểm (không tính điểm ưu tiên).

- Đối với thí sinh ĐKXT vào chương trình liên kết với Đại học Arizona, Hoa Kỳ: Thí sinh phải có trình độ tiếng Anh IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương. Thí sinh phải nộp bản sao có chứng thực chứng chỉ tiếng Anh tại thời điểm xét tuyển.

4.2. Điều kiện nhận ĐKXT

Kết quả học tập bậc THPT của thí sinh. Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: có học lực loại Giỏi trở lên ít nhất hai trong 5 học kỳ (năm lớp 10, năm lớp 11 và Học kỳ 1 năm lớp 12), trong đó kết quả học tập Học kỳ 1 lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển ≥ 7,0 điểm.

5. Tổ chức tuyển sinh

Tại Điều 6 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chức tuyển sinh.

6. Chính sách ưu tiên

- Các thí sinh đoạt giải Nhất , Nhì trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Đức, Tiếng Nhật trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia;

- Thí sinh đoạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc tại Cuộc thi Sáng chế và Phát minh quốc tế tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 nếu không dùng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển vào Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Tuy nhiên, các thí sinh này phải ĐKDT theo quy định và tổng điểm thi của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển không dưới 18.00 điểm. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội xem xét, quyết định cho vào học.

7. Học phí

Học phí dự kiến của trường Đại học Luật Hà Nội với sinh viên chính quy năm học 2020 - 2021: 

- Đối với chương trình đại trà: 980.000 đồng/ tháng; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có): 11%.

- Đối với chương trình đào tạo chất lượng cao: Gấp 4 lần mức học phí của chương trình đại trà.

- Chương trình liên kết đào tạo chất lượng cao: 230.000.000 đồng/ năm học.

8. Hồ sơ đăng kí xét tuyển

- Phiếu đăng ký xét tuyển (Theo mẫu tuyển sinh năm 2020 của Trường.)

- Học bạ THPT (bản sao);

- Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản sao);

- Giấy khai sinh (bản sao);

- Hộ khẩu thường trú (bản sao);

- Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên (bản sao, nếu có);

9. Lệ phí xét tuyển

Lệ phí xét tuyển: 30.000đ/nguyện vọng.

10. Thời gian đăng kí xét tuyển

- Thời gian tuyển sinh theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

- Nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo các hình thức: Trực tuyến, chuyển phát nhanh qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trường.