Danh sách câu hỏi

Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
Nghìn năm văn hiến Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu Thăng Long để thờ Khổng Tử. Kể từ đó, hệ thống Văn Miếu đã được xây dựng ở khắp nơi. Ở Văn Miếu Thăng Long, vua còn cho xây Quốc Tử Giám làm nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc. Về sau, học trò giỏi là con em dân thường cũng được học ở đây. Đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3 000 tiến sĩ, cụ thể như sau: Triều đại Số khoa thi Số tiến sĩ Số trạng nguyên Lý 6 11 0 Trần 14 51 9 Hồ 2 12 0 Lê 104 1 780 27 Mạc 21 484 11 Nguyễn 38 558 0 Tổng cộng 185 2 896 47   Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiền Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1 306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời. (Theo Nguyễn Hoàng) Vị vua nào đã cho xây dựng Văn Miếu Thăng Long? Công trình đó được xây dựng vào năm nào?
Mùa mật mới Những đêm mùa mật, cuộc sống lặng yên quen thuộc ở làng Mật vụt đổi khác. Nhà nào cũng tấp nập, sáng sủa. Bà lễ mễ bưng nồi, chõ, chiếc chậu sành và gùi lá mật đến bên bếp. Phựng và Nôốc Kham lấy mâm bột và bát vừng. Bà cháu ngồi xúm quanh gùi lá mật, lúi húi khều trứng ong và ong non rồi cùng nặn bánh. Khi đã hết ong non, bà bắc nồi cho lên bếp canh lá mật. Trên miệng chõ, bà đặt cái chậu sành, bên trong góc chậu, bà gác những lá mật. Hơi nóng bốc nghi ngút, sáp bịt các lỗ mật chảy ra. Mật lẫn sáp rỏ đều đều xuống chậu. Chậu mật trên bếp đầy dần. Mùi mật nóng hổi, thơm ngọt ngào bay ra ngoài. Bà bắc chậu xuống rồi đặt lên miệng chõ cái chậu khác. Khi mật nguội, bà gạt sáp và chắt mật vào vò. Bà nếm, loại mật nào ngăm ngăm đắng là có nhiều nhuỵ xoan thì cất riêng làm thuốc. Còn loại mật thường, vị ngọt đậm, bà giữ làm mặt ăn hằng ngày và đem đi đổi hàng. – Chưa năm nào được mùa mật như năm nay. – Bà sung sướng bảo. – Các cháu muốn mua gì nào? Phựng muốn mua cái dây lưng da, cây bút máy. Nôốc Kham muốn mua cái trâm cài tóc có bông hoa to kết bằng hạt cườm và một cái gương to. – Thế bà định mua gì ạ? – Bà mua bộ ấm tích, cái chảo và con dao to. – Mua riêng cho bà cơ, những thứ bà nói là mua chung cho cả nhà mà. – Bà chẳng cần gì. Bà đủ cả rồi. – Bà hay kêu đau xương. Lần này cháu sẽ mua cao cho bà. – Phựng nói. Bà cháu vui vẻ bàn chuyện bên chậu mật. Canh xong gùi lá mật, Phựng bưng những bình mật mới cất bớt vào buồng. Nôốc Kham bắc chảo mỡ lên bếp để rán bánh. Khi bánh đã vớt ra đầy mâm, bà ghé đầu ra cửa gọi gia đình bác thợ gỗ bên hàng xóm. Bà mời họ sang nếm mật mới và ăn bánh, mừng mùa mật. (Theo Vũ Hùng) Để lấy mật, bà đã chuẩn bị những gì?
Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi. Quạt mo Nhà bà tôi nằm lặng lẽ giữa màu xanh mướt của mấy hàng cau. Mỗi lần nghe tiếng rơi “đập” ngoài sân gạch, tôi vội chạy ra nhặt tàu lá cau rụng, phơi bên hiên nhà, đợi bà tôi làm thành những chiếc quạt mo nho nhỏ. Chọn một bẹ cau khô thơm nồng mùi nắng, bà cắt thành chiếc quạt mo hình tai voi rất vừa tay cầm. Chiếc quạt theo bà cháu tôi suốt mùa hè miền Trung nắng đổ lửa. Lâu dần, quạt ngả màu nâu sẫm, mấy vết nhăn hằn rõ nét hơn. Những hôm bà đi chợ xa về, tôi lăng xăng đến bên bà phe phẩy quạt mo. Bà thường ôm tôi vào lòng: “Cháu bà thương bà nhất.”. Có những trưa, bà cháu nằm võng trong vườn, bà vừa khe khẽ lướt chiếc quạt mo, vừa thong thả hát bài đồng dao: Thằng Bờm có cái quạt mo Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu Phú ông xin đổi ao sâu cá mè... Tay bà đưa quạt nhịp nhàng. Gió nối gió ùa về mát rượi. Tôi lim dim chìm vào giấc ngủ. Trong mơ tôi gặp phú ông dắt chú trâu mập mạp, còn tôi cầm chiếc quạt mo. Rồi tôi mơ thấy mình ngồi vắt vẻo trên lưng chú trâu ấy, đi qua một ao cá... Tiếng lá cau rụng khiến tôi choàng tỉnh. Tôi hốt hoảng oà lên nức nở: “Cháu đổi quạt mo lấy trâu của phú ông mất rồi, bà ơi!”. Bà cười, chỉ cho tôi chiếc quạt mo vẫn còn nguyên trên võng, tôi mới nín khóc. Sau hôm ấy, tôi cứ mong gặp lại phú ông để nói rằng, tôi sẽ không đổi chiếc quạt mo của bà tôi lấy bất cứ thứ gì. Nhưng phú ông chẳng xuất hiện lần nào nữa trong giấc mơ của tôi. Bây giờ, dù ít người còn dùng quạt mo, nhưng tôi vẫn giữ một chiếc làm kỉ niệm. Mỗi khi nhớ bà, tôi lại mang chiếc quạt mo ra phe phẩy, lòng xôn xao hồi ức tuổi thơ. Làn gió dịu dàng cứ thổi hoài, thổi mãi... (Phan Đức Lộc) Chiếc quạt mo được miêu tả như thế nào trong bài đọc?