Danh sách câu hỏi
Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
Chọn từ ngữ thay cho bông hoa để liên kết các câu trong đoạn văn.
người anh, hai anh em, hai vợ chồng người em, nhưng
(1) Ngày xửa ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. (2) chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. (3) từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng người em. (2) thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. (5) Thấy thế, sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ chồng người em ra ở riêng.
(Truyện Cây khế)
Các câu trong những đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng cách nào?
a. (1) Mới hôm qua, tôi chỉ thấy con đường đất đỏ quen thuộc và những đám cỏ xác xơ. (2) Thế mà hôm nay, đột nhiên những bông hoa mua đầu mùa đã bật nở, tím hồng như những ngọn đèn vui thấp thoáng trong làn sương ấm.
(Theo Vũ Tú Nam)
b. (1) Múa sư tử thực chất là một điệu múa võ. (2) Các miếng võ được biểu diễn rõ nhất trong màn sư tử đùa nghịch vờn nhau với đười ươi và khỉ. (3) Đười ươi và khỉ tìm đủ mọi cách để trêu chọc sư tử. (4) Bị trêu chọc, con thú dữ phát khùng nhe răng ra định ngoạm đầu đười ươi và khỉ, nhưng những con vật này dùng đủ miếng võ để né tránh một cách tài tình.
(Theo Trần Quốc Vượng – Lê Văn Hảo – Dương Tất Từ)
c. (1) Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng. (2) Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,... (3) Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. (4) Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.
(Theo Ay Dun và Lê Tấn)
Xuống ba lá quê tôi
Gọi là xuồng ba lá vì xuồng được ghép bởi ba tấm ván: hai tấm ván be và một tấm ván đáy. Để xuồng được vững chắc, người ta dùng những chiếc "cong" đóng vào bên trong lòng xuồng, tạo thành bộ khung hình xương cá.
Xuồng ba lá là phương tiện di chuyển gắn liền với miền sông nước quê tôi. Tôi vẫn nhớ những sáng nội chèo xuồng mang cho tôi mấy cái bánh lá dừa, giỏ cua đồng mà nội vừa bắt được. Nhớ những chiều chị tôi chèo xuồng dọc triền sông, bẻ bông điên điển đầy rổ mang về cho má nấu canh chua. Những chuyến xuồng xuôi ngược đã in đậm trong tiềm thức mỗi người dân Nam Bộ.
Từ độ cha ông đi mở cõi, xuồng là “đôi chân của người dân Nam Bộ". Những năm tháng quê hương bị bom cày, đạn xới, xuồng cùng nhân dân bám trụ, giữ xóm, giữ làng. Xuồng chở lương thực tiếp tế cho bộ đội. Xuồng đưa du kích qua sông, len sâu vào khu căn cứ kháng chiến…
Đất nước thanh bình, xuồng ba lá lại trở về cuộc sống đời thường. Xuồng ngược xuôi miền chợ nổi. Xuồng lướt nhanh trên cánh đồng rì rào sóng lúa. Xuồng rộn ràng những đêm giăng câu, thả lưới. Và mỗi sớm mai, trên nhánh sông quê, những chiếc xuồng ba lá theo dòng nước toả đi, chở đầy ước mơ, khát vọng của tình đất, tình người phương Nam.
(Theo Nguyễn Chí Ngoan)
Tác giả đã giới thiệu thế nào về xuồng ba lá?
Chọn từ ngữ thay thế cho từ in đậm để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:
Đà Lạt là địa danh du lịch nổi tiếng của nước ta. Đà Lạt níu chân du khách không chỉ vì khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ mà còn bởi nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Trong những ngày lưu lại ở Đà Lạt, du khách không thể không ghé thăm thung lũng Tình yêu, núi Lang Bi-ang, hồ Xuân Hương,... Đó là những địa danh huyền thoại đã làm nên một Đà Lạt mộng mơ. Để làm mới mình trong mắt du khách, gần đây, Đà Lạt xây dựng thêm một số điểm du lịch mới như làng Cù Lần, đồi chè Cầu Đất, vườn dâu tây Đà Lạt,.. Những điểm du lịch này sẽ góp phần làm nên một Đà Lạt vừa truyền thống vừa hiện đại, giàu sức hút đối với du khách trong nước và thế giới.
(Lâm Anh)
Các từ ngữ in đậm trong mỗi đoạn văn dưới đây thay thế cho những từ ngữ nào?
a. Đến Tây Bắc, bạn sẽ gặp những nghệ nhân người Mông thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió. Hình bóng họ in trên nền trời xanh hệt như một tuyệt tác của thiên nhiên.
(Theo Hà Phong)
b. Một giây... hai giây... ba giây. Vèo một cái, con dơi buông người nhảy dù vào không trung rồi biến mất như một tia chớp. Chúng tôi vỗ tay reo hò ầm ĩ. Tối hôm ấy, chúng tôi rước đèn, chúng tôi phá cỗ, thỉnh thoảng lại ngước lên vòm trời trong biếc xem có thấy “nhà du hành” bay trở lại hay không.
(Theo Vũ Tú Nam)
c. Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót... Hót một lúc lâu, “nhạc sĩ giang hồ” không tên, không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ...
(Theo Ngọc Giao)
Đàn t’rưng – tiếng ca đại ngàn
Đến Tây Nguyên, ta thường được nghe tiếng đàn t’rưng ngân dài theo dòng suối, hoà cùng tiếng gió trên đèo núi hoang vu...
Cùng với điệu hát ru, tiếng đàn t’rưng đã đi vào kí ức tuổi thơ của các bạn trẻ Tây Nguyên từ lúc còn được địu trên lưng mẹ. Lớn lên, mỗi bước chân của họ vào rừng kiếm củi, xuống suối lấy nước, ra nương trỉa lúa,... đều vấn vương nhịp điệu khi khoan khi nhặt, khi trầm hùng như tiếng thác đổ, khi thánh thót, róc rách như suối reo của đàn t’rưng.
Dưới mỗi gầm chòi cao lêu nghêu ở sát bên chân rẫy, đều có một chiếc đàn t’rưng cong cong như chiếc võng đưa em. Mùa lúa chín, trai làng thay phiên nhau trực ở chòi canh. Chốc chốc, họ lại gõ trên chiếc đàn t’rưng, dạo một bản nhạc “đánh tiếng” đuổi chim muông và thú rừng mon men đến rẫy phá lúa. Tiếng đàn chẳng những rộn rã suốt ngày mà còn thánh thót thâu đêm, làm ấm lòng những chàng trai canh rẫy trong rừng khuya sương lạnh.
Từ buôn này sang buôn khác, ta còn thấy những chiếc đàn t’rưng trên đỉnh dốc cao. Người đi qua đây sẽ gõ cho tiếng đàn vang lên để thêm yên tâm, vững bước vượt qua quãng đường rừng u tịch.
Cùng với mái nhà rông thân thượng, cao vút, tiếng đàn t’rưng rộn ràng, lưu luyến đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ của người Tây Nguyên.
(Theo Ay Dun và Lê Tấn)
Bài đọc nói về điểm nổi bật nào của vùng đất Tây Nguyên?