Danh sách câu hỏi

Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
Sự tích chú Tễu  Nhân vật:  1. Ông quản phường rối nước  2. Tễu – anh trai làng  Cảnh 1: Tại xưởng mộc phường rối nước.      Ông quản:  Anh Tễu:  Ông quản:  Anh Tễu:   Ông quản:  Anh Tễu:  – Anh tìm ai?  – Dạ thưa, con tìm ông quản phường rối nước ạ.   – Là ta đây!  – Dạ, con tên Tễu. Đến xin học nghề.  – Tễu có nghĩa là cười. Tên đẹp đấy! Vì sao con muốn học nghề rồi nước?  – Con thích ca hát mà tướng mạo khó coi, "bụng trống chầu, đầu cá trê", vào phường ta mới mong được giấu mặt mình, trình mặt rối mà hát sau bức mành ạ.  Ông quản:  Anh Tễu:    Ông quản:  – Ta thấy con ngộ nghĩnh, hoạt bát đầy chứ. Ai mách con tới đây?  – Mẹ con ạ. Mẹ con bảo tới đây “không đẹp nay thì đẹp mai, học cười má phấn có hai đồng tiền”.  – Ha ha! Phường ta đưa tiếng cười mua vui cho làng xóm. “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ!”. Để ta dạy con diễn mấy quân hề. Tha hồ mà cười! Nào ta sang thuỷ đình ao làng để tập.  Cảnh 2: Ba năm sau, ở thuỷ đình phường rối nước.      Ông quản:    Anh Tễu:    – Con đã được hát ca thoả thích, vì sao sau các buổi diễn, ta thấy con đăm chiêu như vậy?   – Thưa ông quản! Gần đây, con thường mơ thấy một nơi có nhà thuỷ đình rộng mênh mông, thoả sức ngân nga cho tròn vành rõ chữ. Ở đó có nhiều người đẹp như tiên đang múa ca, vẫy gọi con...   Ông quản:      – Ta nghĩ đó chính là mong ước tìm cho nghề rối nước những tích trò hay hơn, những quân rối đẹp hơn! Con cứ đi theo tâm nguyện của mình. Chỉ xin con cho phường rối làng ta lấy chính con làm hình mẫu khắc tạc một quân rối mới, thay con ở lại múa ca với bạn nghề.  Anh Tễu:  – Xin vâng. Quân rối chú Tễu sẽ thay con ca hát với mọi người. Con xin cảm ơn!  (Ngày tiễn chân anh Tễu, cả phường rối cùng hát “Hãy vui... i... a... là vui như chú Tễu...”.)  (Theo Trần Quốc Toàn) Ở cảnh 1, lí do anh Tễu tìm gặp ông quản là gì? 
Nghệ thuật múa ba lê  Ba lê là môn nghệ thuật múa có nguồn gốc từ châu Âu. Nghệ thuật múa ba lê được biết đến rộng rãi thông qua những vở ba lê – một thể loại vũ kịch có sự kết hợp giữa kịch, âm nhạc và vũ đạo.  Những vở ba lê nổi tiếng thế giới có thể kể đến như Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng, Lọ Lem,... Mỗi vở kịch là một câu chuyện ca ngợi tình yêu, sự thánh thiện và ước mơ vươn tới những điều tốt đẹp của con người trong cuộc sống.  Trong các vở ba lê, người diễn viên dùng động tác múa để thể hiện nội dung thay cho lời nói. Như trong vở Hồ thiên nga, các diễn viên thực hiện những cú xoay người đẹp mắt và chuẩn xác, những bước đi nhẹ như cánh hoa hé mở khiến khán giả có cảm giác được ngắm nhìn một đàn thiên nga đang lướt trên mặt hồ. Khi diễn viên chính đứng một chân xoay liên tục tới 32 vòng trên đầu mũi chân, khán giả cũng cảm nhận được nhân vật đang mong muốn thể hiện sức mạnh một cách mãnh liệt. Để thực hiện được những kĩ thuật rất khó này, người diễn viên phải dày công khổ luyện trong một thời gian dài.  Hiện nay, ba lê là môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích và được dạy ở các trường múa trên khắp thế giới.  (Tuệ Nhi tổng hợp)    Nghệ thuật múa ba lê được giới thiệu như thế nào?