Danh sách câu hỏi tự luận ( Có 28,949 câu hỏi trên 579 trang )

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Sơn Đoòng không chỉ là hang động lớn nhất thế giới, mà còn ẩn chứa rất nhiều điều kì lạ. Muốn đến được Sơn Đoòng phải đi qua Hang Én – “hang động tự nhiên lớn thứ ba thế giới” (chỉ xếp sau Sơn Đoòng và hang Địa (Deer) của Ma-lai-xi-a (Malaysia)). Nguồn gốc của tên Hang Én là vì chim én sống ở đây quanh năm chứ không di cư. Mỗi năm vào khoảng giữa tháng Năm âm lịch, chim én lại ra rằng đồng loạt. Hang dài 1,6 km, trần hang có nơi cao đến 100m. Hang Én cũng là cái túi nước khổng lồ, nơi thu nước từ nhiều chỗ. Mùa mưa, nước dâng lên trong hang rất nhanh. Trong Hang Én có những khối đá vôi bị hoà tan, rửa lũa tạo thành những hình dạng độc đáo. (Theo Ngọc Thanh, Hồng Minh, Tuyết Loan, Hồ Cúc Phương, Phan Anh, Mạnh Hà, Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một) a. Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn văn trên. Mối liên hệ giữa những thông tin chi tiết trong đoạn văn trên là gì? Chúng có vai trò gì trong đoạn văn? b. Chỉ ra dữ liệu và ý kiến của người viết trong đoạn văn trên. c. Đoạn văn đã sử dụng (các) yếu tố hình thức nào để hỗ trợ việc biểu đạt nội dung chính? d. Đoạn văn trên đã chọn cách trình bày thông tin nào? Bạn nhận xét gì về hiệu quả của cách trình bày ấy?

Xem chi tiết 1.7 K lượt xem 1 năm trước

Đọc văn bản Tống Trân Cúc Hoa (Truyện thơ Nôm khuyết danh) và thực hiện các yêu cầu phía dưới: TỐNG TRÂN CÚC HOA (Trích) 1731. Trạng nguyên ngẫm nghĩ giờ lâu, Còn chước này nữ xem hầu ai hơn. Hai người phải thử nấu cơm, Xem ai chín trước thì hơn tài này. Mỗi người một vác mía dày, Lính gạo lính nước cùng tày đem ra. Công chúa mình vốn cung nga, Cơm bưng tận mặt chuyên trà tận tay. Biết đâu trong bếp ngoài ngòi, Nấu cơm chẳng được kém tươi nét vàng. 1741. Cúc Hoa nấu chẳng được cơm, Lửa lên lại tắt hai hàng châu sa. Trạng nguyên nhân lúc đi qua, Bày mưu bày chước dạy qua lời này: Vừa ăn vừa nấu mới hay, Thưở xưa nuôi mẹ nuôi thầy làm sao? Cúc Hoa học được chước cao, Bấy giờ mới lấy mía vào ngồi ăn. Ăn rồi đun nấu dần dần, Cúc Hoa nấu đoạn mới bưng cơm vào. 1751. Trạng nguyên cười nói tiêu hao, Nào cơm công chúa khi nào bưng lên? Công chúa ren rén thưa liền, Tôi đâu có dám tranh quyền chính thê. Cho nên chẳng nấu làm chi, Xin chàng trao vị chính thê cho nàng! Từ rày hiếu phụng gia đường, Ứng điềm thái mộng, ứng tường bạch vân Một nhà hòe quế đầy sân, Lâu đài phúc lộc thiên xuân thọ tường. 1761. Trai thì đèn sách văn chương, Gái thì kim chỉ theo đường cung nga. Vườn xuân cây phúc nở hoa, Bút nghiên lại nối khôi khoa bảng rồng. Đền thời hưởng phúc nhà chung, Mối duyên cũng vẹn chữ đồng cũng yên. (In trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 10, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 192 - 193) Tóm tắt nội dung của văn bản. Chỉ ra chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

Xem chi tiết 8.3 K lượt xem 1 năm trước

Lập dàn ý cho đề bài sau: Hãy viết bài thuyết minh (khoảng 1.000 chữ) về bài thơ Sở kiến hành của Nguyễn Du. SỞ KIẾN HÀNH (Những điều trông thấy) Dịch thơ Một mẹ cùng ba con, Lê la bên đường nọ, Đứa bé ôm trong lòng, Đứa lớn tay mang giỏ.   Trong giỏ đựng những gì? Mớ rau lẫn tấm cám. Nửa ngày bụng vẫn không, Quần áo vẻ co dúm.   Gặp người chẳng dám nhìn, Lệ sa vạt áo ướt. Mấy con vẫn cười đùa, Biết đâu lòng mẹ xót.   Lòng mẹ xót vì sao? Đói kém phải xiêu bạt. Nơi đây mùa khá hơn, Giá gạo không quá đắt.   Quản chi bước lưu li, Miễn sống qua thì đói. Nhưng một người làm thuê, Nuôi bốn miệng sao nổi! Lần phố xin miếng ăn, Cách ấy đâu được mãi! Chết lăn rãnh đến nơi, Thịt da béo cầy sói.   Mẹ chết có tiếc gì, Thương đàn con vô tội. Nỗi đau như xé lòng, Trời cao có thấu nỗi?   Gió lạnh bỗng đâu về, Khách đi đường rầu rĩ, Đêm qua trạm Tây Hà, Mâm cỗ sang vô kể.   Vây cá hầm gân hươu, Lợn dê mâm đầy ngút. Quan lớn không gắp qua, Các thầy chỉ nếm chút.   Thức ăn thừa đổ đi, Quanh xóm no đàn chó, Biết đâu bên đường quan, Có mẹ con đói khổ.   Ai vẽ bức tranh này, Dâng lên nhà vua rõ. (Nguyễn Hữu Bổng dịch, Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Công ti Sách Thời đại & NXB Văn học, Hà Nội, 2012, tr. 385 – 386)

Xem chi tiết 3 K lượt xem 1 năm trước