Câu hỏi:
13/07/2024 1,523
Đọc lại bốn câu thơ sau (phiên âm và bản dịch) văn bản Độc Tiểu Thanh kí trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 17 – 19) và trả lời các câu hỏi:
Giải thích ý nghĩa của từ “cổ kim” trong nguyên văn. Ý nghĩa của từ này gợi cho bạn hiểu về triết lí của tác giả trong câu thơ như thế nào?
Đọc lại bốn câu thơ sau (phiên âm và bản dịch) văn bản Độc Tiểu Thanh kí trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 17 – 19) và trả lời các câu hỏi:
Giải thích ý nghĩa của từ “cổ kim” trong nguyên văn. Ý nghĩa của từ này gợi cho bạn hiểu về triết lí của tác giả trong câu thơ như thế nào?
Quảng cáo
Trả lời:
- “Cổ kim” là từ ghép đẳng lập.
+ Cổ: xưa, cũ (như: cổ đại)
+ kim: nay, hiện thời (đương kim).
→ Cổ kim: xưa (và) nay; trong văn bản từ “cổ kim” có ý nghĩa bao quát một khung thời gian không xác định, từ xưa tới nay và mãi về sau.
- Từ “cổ kim” gắn với sự khẳng định có tính dự cảm về nỗi đau, về mối hận không thể tỏ tường, khó lí giải được vì sao những kẻ hồng nhau tài tử lại phải chịu nỗi oan khiên. Từ cảm quan thời đại Nguyễn Du, từ ngữ và ý thơ cho thấy triết lí, suy ngẫm sâu sắc của tác giả về bi kịch muốn đời của “tài” và “sắc” “tài mệnh tương đố” “tài tử đa cùng”, “hồng nhan đa truân”, “hồng nhan bạc mệ “Có tài mà cậy chi tài”, “Chữ tài liền với chữ tai một vần, “Tài tình chi làm cho trời đất ghen”, “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen,….
Hot: Học hè online Toán, Văn, Anh...lớp 1-12 tại Vietjack với hơn 1 triệu bài tập có đáp án. Học ngay
- Trọng tâm Sử, Địa, GD KTPL 11 cho cả 3 bộ Kết nối, Chân trời, Cánh diều VietJack - Sách 2025 ( 38.000₫ )
- Trọng tâm Hóa học 11 dùng cho cả 3 bộ sách Kết nối, Cánh diều, Chân trời sáng tạo VietJack - Sách 2025 ( 58.000₫ )
- Sách lớp 11 - Trọng tâm Toán, Lý, Hóa, Sử, Địa lớp 11 3 bộ sách KNTT, CTST, CD VietJack ( 52.000₫ )
- Sách lớp 10 - Combo Trọng tâm Toán, Văn, Anh và Lí, Hóa, Sinh cho cả 3 bộ KNTT, CD, CTST VietJack ( 75.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
* Những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều:
- Cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ.
- Phê phán xã hội bất công, tàn ác, chèn ép con người:
+ Vạch trần bộ mặt xấu xa của bọn quan lại “buôn thịt bán người”.
+ Lên án xã hội đồng tiền chà đạp phẩm giá, hạnh phúc của con người.
- Ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của con người:
+ Khắc họa nhân vật sống động, lấy thiên nhiên là thước đó cho vẻ đẹp.
+ Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn và tài năng (đặc biệt là Thúy Kiều).
- Đồng cảm, xót thương những số phận bất hạnh.
- Đồng tình với khát vọng được sống và yêu tự do.
* Thuyết minh về nội dung: Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của người phụ nữ.
Với kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện sự tỉ mỉ, chân thành của mình trên con đường đào sâu vào những giá trị tư tưởng nhân đạo phá cách hơn, tiêu biểu phải kể đến cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp toàn diện cả tâm hồn và thể xác đã được ông thể hiện xuất sắc qua hình ảnh chị em Thúy Vân – Thúy Kiều. Đó là 2 người thiếu nữ với vẻ đẹp thanh cao, đoan trang, được ví với những thứ cao đẹp trên đời (trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc). Đối với vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh thiên nhiên trong trắng, tinh khôi, rực rỡ mà hiền hòa để miêu tả. Thiên nhiên, tạo hóa cũng phải khiêm nhường trước sắc đẹp của nàng. Đó là một vẻ đẹp nhân hậu, thùy mị, thành thực, quý phái của người thiếu nữ. Bức chân dung đã dự báo cho số phận yên bình, suôn sẻ của nàng. Ngược lại, khác với vẻ đẹp phúc hậu, êm đềm của Thúy Vân, Thúy Kiều lại càng “sắc sảo mặn mà” hơn. Vẻ đẹp của nàng “nghiêng nước nghiêng thành”, lại hội tụ cả trí tuệ, tài năng, đức hạnh theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến lúc bấy giờ. Nguyễn Du đã tập trung gợi tả đôi mắt tuyệt đẹp của nàng bởi đó là nơi thể hiện mọi tinh anh về tâm hồn và trí tuệ. Nàng không chỉ có vẻ đẹp lí tưởng mà tài năng của nàng còn gần như tuyệt đối. Nàng có tài trên mọi lĩnh vực chuẩn mực lúc bấy giờ của người phụ nữ, đó là các lĩnh vực: cầm, kì, thi, họa. Nàng còn có trái tim đa sầu đa cảm, tiếng lòng luôn rung cảm trước mọi cái đẹp. Một tuyệt sắc giai nhân với vẻ đẹp hoàn mĩ khiến bất kì ai cũng đắm say ấy vậy lại là điềm báo cho một cuộc đời, một số phận “hồng nhan bạc mệnh”. Bằng bút pháp tu từ ước lệ và biện pháp so sánh, ẩn dụ, tả cảnh gợi tình, Nguyễn Du đã vẽ nên trước mắt người đọc không chỉ là bức tranh tuyệt đẹp của hai người thiếu nữ, mà còn cho thấy trước những dự báo mang tính số phận. Tình cảm xót thương, sự trân trọng về sắc đẹp và tài năng Thúy Kiều giúp ta hiểu được giá trị nhân đạo thể hiện qua các đoạn trích này nói riêng, trong tác phẩm Truyện Kiều nói chung.
Lời giải
STT |
Kỉ vật |
Kỉ niệm |
1 |
Chiếc vành |
Kim Trọng trao cho Thuý Kiều chiếc vành (xuyến vàng) làm vật đính ước (“Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông”). |
2 |
Tờ mây |
Tờ giấy ghi lời thề nguyền của Thúy Kiều và Kim Trọng (“Tiên thề cùng thảo một chương”). |
3 |
Phím đàn |
Cây đàn Kiều đã chơi trong buổi đính ước cùng Kim Trọng. |
4 |
Mảnh hương huyền |
Mảnh trầm hương đốt dở còn lại sau đêm thề nguyền. |
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.