Câu hỏi:
13/07/2024 1,064Trong bài tựa Truyện Kiều, sau khi nhận định Nguyễn Du là người “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời”, Mộng Liên Đường chủ nhân cho rằng:” người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông luy của bọn tài tử trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”. Theo bạn, có thể gắn các ý kiến trên với bài Độc Tiểu Thanh kí không? Vì sao?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Trong bài tựa Truyện Kiều, Mộng Liên Đường chủ nhân đã liên hệ từ việc Thuý Kiều khóc thương người hồng nhan bạc mệnh đời trước là Đạm Tiên, đến việc Nguyễn Du thương cảm cho số phận nàng Kiều thời xưa để bình luận về cái “thông lụy” (mối lụy chung) của người tài tử.
- Nguyễn Du trong Độc Tiểu Thanh kí xót thương cho người đời trước là Tiểu Thanh và thương cho thân phận mình, đồng nhất thân phận của mình với thân phận kẻ hồng nhan (“Cái án phong lưu khách tự mang”). Từ đó, nhà thơ dự cảm và việc người đời sau, theo lẽ “đồng bệnh tương liên, hẳn có kẻ khóc thương cho Tố Như – người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, với nỗi đau của người trong cuộc dành cho những số phận tài tử, hồng nhan, bất hạnh. Tuy câu thơ của Nguyễn Du có ý cảm thán về số phận tự thán, nhưng hoàn toàn có cơ sở để gắn kết cảm xúc, tâm sự, dự cảm ấy với ý kiến khái quát rất sâu sắc mà Mộng Liên Đường chủ nhân đã viết trong bài tựa Truyện Kiều.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc lại văn bản Trao duyên trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 15 – 16), đoạn thơ từ câu 735 đến câu 758 và trả lời các câu hỏi:
Thuý Kiều đã trao lại cho Thuý Vân những kỉ vật gì? Từng kỉ vật ấy gắn với kỉ niệm nào của tình yêu?
Câu 2:
Chỉ ra năm từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích. Nêu giá trị biểu hiện của những từ Hán Việt đó.
Câu 3:
Lập dàn ý cho đề bài sau: Hãy viết bài thuyết minh (khoảng 1.000 chữ) về bài thơ Sở kiến hành của Nguyễn Du.
SỞ KIẾN HÀNH
(Những điều trông thấy)
Dịch thơ
Một mẹ cùng ba con,
Lê la bên đường nọ,
Đứa bé ôm trong lòng,
Đứa lớn tay mang giỏ.
Trong giỏ đựng những gì?
Mớ rau lẫn tấm cám.
Nửa ngày bụng vẫn không,
Quần áo vẻ co dúm.
Gặp người chẳng dám nhìn,
Lệ sa vạt áo ướt.
Mấy con vẫn cười đùa,
Biết đâu lòng mẹ xót.
Lòng mẹ xót vì sao?
Đói kém phải xiêu bạt.
Nơi đây mùa khá hơn,
Giá gạo không quá đắt.
Quản chi bước lưu li,
Miễn sống qua thì đói.
Nhưng một người làm thuê,
Nuôi bốn miệng sao nổi!
Lần phố xin miếng ăn,
Cách ấy đâu được mãi!
Chết lăn rãnh đến nơi,
Thịt da béo cầy sói.
Mẹ chết có tiếc gì,
Thương đàn con vô tội.
Nỗi đau như xé lòng,
Trời cao có thấu nỗi?
Gió lạnh bỗng đâu về,
Khách đi đường rầu rĩ,
Đêm qua trạm Tây Hà,
Mâm cỗ sang vô kể.
Vây cá hầm gân hươu,
Lợn dê mâm đầy ngút.
Quan lớn không gắp qua,
Các thầy chỉ nếm chút.
Thức ăn thừa đổ đi,
Quanh xóm no đàn chó,
Biết đâu bên đường quan,
Có mẹ con đói khổ.
Ai vẽ bức tranh này,
Dâng lên nhà vua rõ.
(Nguyễn Hữu Bổng dịch, Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Công ti Sách Thời đại & NXB Văn học, Hà Nội, 2012, tr. 385 – 386)
Câu 4:
Nêu những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. Chọn thuyết minh về một nội dung bạn cho là đặc sắc.
Câu 5:
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các câu thơ sau: “Duyên này thì giữ vật này của chung”; “Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”.
Câu 6:
Kẻ bảng vào vở theo gợi ý dưới đây và điền thông tin phù hợp:
SÁNG TÁC CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU |
||
Tên tập thơ |
Hoàn cảnh sáng tác |
Nội dung cơ bản |
|
|
|
SÁNG TÁC CHỮ NÔM CỦA NGUYỄN DU |
||
Tên tác phẩm |
Thể loại, thể thơ |
Nội dung cơ bản |
|
|
|
Câu 7:
Đọc lại đoạn trích Chí khí anh hùng trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 29) và trả lời các câu hỏi:
Đoạn trích nằm ở phần nào của Truyện Kiều?
A. Gặp gỡ, đính ước
B. Chia li
C. Đoàn tụ
về câu hỏi!