Danh sách câu hỏi
Có 448 câu hỏi trên 9 trang
a) Tìm các ô chữ ở 17 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc (18) trong hình 5.1, biết từ ngữ ở mỗi hàng ngang được sử dụng trong Bài 5 SGK và thông tin sau:
- Hàng 1: Cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về quốc phòng. Bộ trưởng cơ quan này là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.
- Hàng 2: Lực lượng cơ động tác chiến chủ yếu trên địa bàn địa phương, cùng với Dân quân tự vệ làm nòng cốt của chiến tranh nhân dân tại địa phương, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương và Ban Chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
- Hàng 3: Từ chỉ việc tự bảo vệ, chống trả lại sự tiến công của đối phương để giữ vững vị trí, trận địa của mình.
- Hàng 4: Từ chỉ việc phục kích, đón đường, chờ đối phương vào trong
- Hàng 5: Từ chỉ việc báo cho mọi người biết tình hình, tin tức bằng lời nói hoặc văn bản.
- Hàng 6: Một trong 4 cấp cần thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân theo quy định.
- Hàng 7: Từ chỉ bề mặt của một vùng, với sự phân bố của các yếu tố như núi, đồi, đồng bằng...
- Hàng 8: Đây là phương thức tiến công mà đế quốc Mỹ đã sử dụng trên bầu trời Thủ đô Hà Nội năm 1972.
- Hàng 9: Động từ chỉ việc che phủ bên ngoài nhằm làm cho đối phương không phát hiện ra được.
- Hàng 10: Hành động nhằm đánh lừa đối phương trong chiến đấu.
- Hàng 11: Việc dùng tín hiệu hoặc hiệu lệnh báo cho mọi người biết có việc nguy cấp đang xảy ra để sẵn sàng ứng phó.
- Hàng 12: Từ chỉ việc cứu chữa tại chỗ cho người bị thương.
- Hàng 13: Từ chỉ hành động đi vào một cách trái phép, thường gây ra tác hại.
- Hàng 14: Từ chỉ việc di chuyển người và của cải tạm thời ra khỏi khu vực không an toàn để tránh tai nạn, thường là tai nạn chiến tranh.
- Hàng 15: Từ chỉ việc tập luyện tổng hợp với các tình huống như thật. Đây cũng là một trong những hoạt động phòng không nhân dân thời bình và thời chiến.
- Hàng 16: Một trong ba thành phần của vũ trang nhân dân Việt Nam.
- Hàng 17: Danh từ chung chỉ những người dân bình thường trong xã hội.
b) Nêu thông điệp của hình 5.1 sau khi tìm được các ô chữ.
Cho thông tin trong hai cột dưới đây:
Tổ hợp nối thông tin cột A với thông tin cột B để được kết quả đúng là:
A. 1-a, b; 2-c, d B. 1-a, c, d; 2-a, b, c, d, e
C. 1-a, b, c; 2-b, c, d D. 1-a, b, d; 2-b, c
Cho thông tin sau: “Thủ đoạn của địch tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam gồm: Tăng cường hoạt động tình báo, trinh sát, nắm chắc các mục tiêu định tiến công; bí mật, bất ngờ thời điểm tiến công. Tiến công từ nhiều hướng, từ xa; (....); giành và giữ quyền làm chủ trên không, trên biển; tiêu diệt, phá huỷ tiềm lực quốc phòng của ta; phối hợp với chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lí và các hoạt động khác”.
Từ ngữ cần điền vào chỗ (.....) trong câu trên để hoàn chỉnh nội dung về thủ đoạn tiến công đường không của địch là:
A. tiến hành đánh phá ác liệt, liên tục cả ngày đêm, trong mọi thời tiết
B. tiến hành đánh phá đồng loạt, ác liệt cả ngày đêm
C. tiến hành đánh phá đồng loạt, liên tục, ác liệt cả ngày đêm
D. tiến hành đánh phá đồng loạt, ác liệt, liên tục ngày đêm, trong mọi thời tiết
Cho thông tin sau: “Khi tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam, địch tập trung vào các mục tiêu chính sau: Trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ; các sở chỉ huy tác chiến chiến lược, chiến dịch; các đài phát thanh, truyền hình; các khu công nghiệp quốc phòng và công nghiệp lớn, các nhà máy; (....); lực lượng phòng không, không quân, hải quân, các khu vực tập trung quân và vũ khí trang bị của ta”.
Từ ngữ cần điền vào chỗ (.....) trong câu trên để hoàn chỉnh nội dung về mục tiêu tiến công đường không của địch là:
A. các đầu mối giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng, cơ sở hậu cần, kĩ thuật
B. các đầu mối giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng
C. các đầu mối giao thông, sân bay, bến cảng
D. các đầu mối giao thông, sân bay, kho tàng
Cho thông tin sau: “Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm: (.....); lực lượng nguỵ trang, sơ tán, phòng tránh; lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không; lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân; lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hoả, cứu thương, cứu sập”.
Từ ngữ cần điền vào chỗ (....) trong câu trên để hoàn chỉnh quy định về lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân là:
A. lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, truyền tin liên lạc, báo động phòng không
B. lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo, báo động phòng không
C. lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo phòng không
D. lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, báo động phòng không
Cho thông tin sau: “Phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự; được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ, (....) trên mặt trận đối không nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh địch và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.
Từ ngữ cần điền vào chỗ (....) trong câu trên để hoàn chỉnh nội dung về vị trí, chức năng của phòng không nhân dân là:
A. là một bộ phận thuộc địa bàn phòng không nhân dân
B. là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân
C. là một bộ phận của thế trận phòng không nhân dân
D. là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân và phòng không nhân dân
a) Tìm các ô chữ ở 13 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc (14) trong hình 4.2, biết từ ngữ ở mỗi hàng ngang được sử dụng trong Bài 4 SGK và thông tin sau:
- Hàng 1: Từ ngữ chỉ sự thay đổi của khí hậu chủ yếu do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này làm tăng khả năng biến động tự nhiên của khí hậu.
- Hàng 2: Từ chỉ toàn bộ những gì tồn tại sẵn có trong vũ trụ mà không phải do con người tạo ra.
- Hàng 3: Từ chỉ việc làm nhiễm bẩn tới mức có thể gây độc hại.
- Hàng 4: Từ chỉ hỗn hợp khí bao quanh Trái Đất, chủ yếu gồm nitrogen và oxygen, rất cần thiết cho sự sống của con người và sinh vật.
- Hàng 5: Từ chỉ thức ăn có chất bột như gạo, ngô, khoai, sắn,...
- Hàng 6: Từ chỉ các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
- Hàng 7: Từ chỉ hiện tượng người dân rời bỏ nơi cư trú truyền thống của mình đến nơi khác do môi trường bị huỷ hoại, điều kiện sống không bảo đảm và gây nguy hiểm cho cuộc sống của họ.
- Hàng 8: Từ chỉ hiện tượng những khối băng tách rời nhau thành những mảng nhỏ trôi nổi, sụt lún xuống bề mặt đại dương.
- Hàng 9: Từ chỉ tình hình chính trị, trật tự xã hội bình thường, yên ổn, không có rối loạn.
- Hàng 10: Từ chỉ các vật sống bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, có trao đổi chất với môi trường, có sinh đẻ, lớn lên và chết đi.
- Hàng 11: Danh từ chỉ tổng thể nói chung những hoạt động trong đời sống của một con người hay một xã hội.
- Hàng 12: Động từ chỉ việc chủ động, sẵn sàng đáp lại tình thế bất lợi một cách kịp thời.
- Hàng 13: Danh từ chỉ toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
b) Nêu thông điệp hình 4.2 sau khi tìm được các ô chữ.
a) Tìm các ô chữ ở 13 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc 4 trong hình 4.1, biết từ ngữ ở mỗi hàng ngang được sử dụng trong Bài 4 SGK và thông tin sau:
- Hàng 1: Tính từ chỉ sự ngang nhau, tương ứng với nhau.
- Hàng 2: Tên gọi hành tinh thứ ba trong hệ Mặt Trời, nơi con người và các sinh vật khác sinh sống.
- Hàng 3: Từ chỉ việc giữ lại, ngăn lại trong một giới hạn nhất định, không để cho vượt qua.
- Hàng 4: Sự dâng lên của mực nước đại dương trung bình do tác động của biến đổi khí hậu, trong đó không bao gồm triều cường, nước dâng do bão và các tác động tự nhiên khác.
- Hàng 5: Đại lượng chỉ độ nóng lạnh của một vật.
- Hàng 6: Đất đai về mặt có sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) sinh sống.
- Hàng 7: Danh từ chỉ đơn vị gồm các sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) sinh sống trong một môi trường nhất định, về mặt các mối quan hệ tương tác giữa các loài sinh vật với nhau và với môi trường.
- Hàng 8: Từ chỉ tình trạng cạn sạch đến mức không còn tìm đâu, lấy đâu ra nữa.
- Hàng 9: Tai hoạ lớn, gây nhiều cảnh đau thương, tang tóc.
- Hàng 10: Động từ chỉ việc có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới.
- Hàng 11: Từ chỉ một hiện tượng của thiên nhiên xảy ra ở một khu vực khi lượng mưa đạt dưới mức trung bình ở khu vực đó trong thời gian nhiều tháng hay nhiều năm dẫn đến tình trạng thiếu nước.
- Hàng 12: Từ chỉ hiện tượng ngập và lũ lụt.
- Hàng 13: Lớp các chất khí bao quanh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất.
b) Nêu thông điệp hình 4.1 sau khi tìm được các ô chữ.
Đánh dấu x vào ô tương ứng những việc cần làm và những việc bị nghiêm cấm trong bảng sau:
Việc làm
Bảo vệ môi trường
Đất
Nước
Không khí
Cần
Nghiêm cấm
Cần
Nghiêm cấm
Cần
Nghiêm cấm
1. Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định
2. Kiểm soát các nguồn thải vào môi trường nước biển
3. Phát tán, thải chất độc hại, virus độc hại chưa kiểm định
4. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường
5. Khi xây dựng quy hoạch có sử dụng đất phải có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
6. Cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường
7. Vứt chất thải xuống các sông, suối, ao, hồ
8. Xử lí nước thải xả vào môi trường nước mặt
9. Quan trắc, đánh giá và kiểm soát các nguồn khí thải theo quy định của pháp luật
10. Cảnh báo kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường không khí
11. Phát tán xác súc vật chết do dịch bệnh
12. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định
Cho thông tin sau: “Việc xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất thuộc trách nhiệm (.....) đối với khu vực ô nhiễm do mình gây ra”.
Có một số ý kiến sau về từ ngữ cần điền vào chỗ (....) trong câu trên: tổ chức và cộng đồng dân cư sử dụng đất
- Bạn A: cơ quan,
- Bạn B: cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và hộ gia đình sử dụng đất
- Bạn C: cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và người sử dụng đất
- Bạn D: cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất
Em hãy nhận xét các ý kiến trên.
Thành phần môi trường
A. gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh và ánh sáng.
B. gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.
C. là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.
D. là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng.
Hình 3.1
a) Tìm các ô chữ ở 10 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc 11) trong hình 3.1, biết từ ngữ của mỗi hàng ngang được sử dụng trong Bài 3 SGK và thông tin sau:
- Hàng 1: Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
- Hàng 2: Quá trình các quốc gia cùng hợp tác để cải thiện mối quan hệ trên cơ sở chia sẻ lợi ích, mục tiêu, giá trị và nguồn lực.
- Hàng 3: Một hình thức có cấu trúc của việc chơi đùa, thường thực hiện nhằm mục đích giải trí hay vui vẻ.
- Hàng 4: Hành động dựa vào điều kiện thuận lợi nào đó để mưu lợi riêng không chính đáng.
- Hàng 5: Hệ thống các máy tính được nối kết với nhau qua đường truyền tin để có thể trao đổi và dùng chung chương trình dữ liệu.
- Hàng 6: Từ chỉ trạng thái dùng hết sức mình để làm.
- Hàng 7: Công nghệ áp dụng thành tựu nghiên cứu khoa học mới nhất, có độ chính xác và hiệu suất kinh tế cao như điện tử, tin học, sinh học phân tử, vật liệu cứng, siêu dẫn,...
- Hàng 8: Từ chỉ hành động bịa đặt chuyện xấu cho người khác để làm mất danh dự, mất uy tín của người đó.
- Hàng 9: Hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, gây nguy hiểm cho xã hội.
- Hàng 10: Từ chỉ hành vi dùng trong một công việc hoặc lấy làm phương tiện phục vụ nhu cầu, mục đích nào đó.
b) Nêu thông điệp hình 3.1 sau khi tìm được các ô chữ.
Tệ nạn mê tín dị đoan là
A. các hành vi thái quá, mù quáng, tin vào những điều mơ hồ dẫn đến hành động vi phạm pháp luật.
B. các hành vi thái quá, mù quáng dẫn đến cuồng tín, hành động trái với chuẩn mực xã hội.
C. các hành vi thái quá, mù quáng, tin vào những điều mơ hồ dẫn đến cuồng tín, hành động trái với chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.
D. các hành vi mù quáng, tin vào những điều mơ hồ dẫn đến cuồng tín.
Cho thông tin sau: “Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, sử dụng (.....) ở trình độ cao cố ý xâm phạm đến trật tự, an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lí hình sự”.
Từ ngữ cần điền vào chỗ (....) trong câu trên để hoàn chỉnh khái niệm tội phạm sử dụng công nghệ cao là:
A. tri thức, kĩ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông
B. tri thức, kĩ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin
C. tri thức, kĩ năng, công cụ, phương tiện
D. tri thức, kĩ năng, công cụ
Cho thông tin sau: “Tội phạm là (.....) được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lí hình sự”.
Từ ngữ cần điền vào chỗ (....) trong câu trên để hoàn chỉnh khái niệm tội phạm là:
A. hành vi nguy hiểm
B. hành vi nguy hiểm cho xã hội
C. hành vi nguy hiểm cho xã hội và con người
D. hành vi nguy hiểm cho xã hội và sự sống của
a) Tìm các ô chữ ở 13 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng 14 trong hình 2.1, biết từ ngữ ở mỗi hàng ngang được sử dụng trong Bài 2 SGK và thông tin sau:
- Hàng 1: Hành động ghi vào sổ của cơ quan quản lí để chính thức được công nhận cho hưởng quyền lợi hay làm nghĩa vụ nào đó (ví dụ: nghĩa vụ quân sự, kết hôn, khai sinh,...).
- Hàng 2: Khoảng thời gian hằng năm Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân đăng kí nghĩa vụ quân sự lần đầu.
- Hàng 3: Công việc mà công dân thuộc diện gọi nhập ngũ được gọi thực hiện từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.
- Hàng 4: Từ chỉ quân nhân có cấp bậc quân hàm: binh nhất, binh nhì và thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình là 24 tháng.
- Hàng 5: Từ chỉ việc góp phần hoạt động của mình vào hoạt động của một tổ chức chung nào đó.
- Hàng 6: Lệnh cần phải ban hành trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
- Hàng 7: Một trong những nghĩa vụ phục vụ của công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Hàng 8: Từ chỉ quân nhân có cấp bậc quân hàm: thượng sĩ, trung sĩ, hạ sĩ và thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình là 24 tháng.
- Hàng 9: Việc hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
- Hàng 10: Một thành phần trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
- Hàng 11: Việc công dân vào phục vụ có thời hạn trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân, lực lượng Cảnh sát biển và Công an nhân dân.
- Hàng 12: Danh từ chỉ hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lí.
- Hàng 13: Động từ chỉ việc làm cho (ví dụ: ước mơ, kế hoạch,...) trở thành sự thật bằng những việc làm hoặc hành động cụ thể.