Danh sách câu hỏi
Có 1,298 câu hỏi trên 26 trang
Từ năm 2002, công tác bảo tồn thiên nhiên đang được thực hiện theo ba mô hình:
(1) Mô hình "pháo đài bảo tồn": có nghĩa là loại trừ tuyệt đối các hoạt động của con người trong khu vực bảo tồn. Trong mô hình này, cần di dời người dân ra khỏi khu vực bảo tồn và thi hành các chương trình/dự án tái định cư. Ví dụ: Công viên Quốc gia Yellowstone (Hoa Kỳ), Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình). Đặc trưng của mô hình bảo tồn này là gắn liền các hoạt động quản lí liên quan chặt chẽ với vai trò của nhà nước, có sự phụ thuộc vào kiến thức của các chuyên gia, nhà khoa học.
(2) Mô hình đồng quản lí: công tác bảo tồn có sự tham gia của người dân địa phương, các nhà nghiên cứu và hoạt động bảo tồn. Trong mô hình này, cần đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn và phúc lợi cho con người. Ví dụ: Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An), Vườn Quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh),... Mô hình bảo tồn này vừa thu hút cộng đồng địa phương tham gia, gắn liền với sự phát triển của cộng đồng; vừa giảm được sự lệ thuộc vào các chuyên gia, nhà khoa học; tăng sự gắn kết giữa tri thức bản địa với các thể chế văn hóa và kinh tế, xã hội tại địa phương.
(3) Mô hình tân tự do: mô hình bảo tồn mang tính chất xã hội hóa, trong đó đề cao sự tham gia của các cá nhân và tổ chức xã hội. Trong mô hình này, hoạt động du lịch và tài trợ của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hoặc công ty, doanh nghiệp là nguồn lực chính trong các kế hoạch quản lí các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Ví dụ: Vinpearl Safari Phú Quốc (Kiên Giang), Vườn thú Đại Nam (Bình Dương). Mô hình này đảm bảo được nguồn lực tài chính và khoa học - công nghệ cho công tác bảo tồn.
a) Mô hình nào được xây dựng theo hướng tiếp cận và ứng dụng sinh thái nhân văn? Giải thích.
b) Tại sao các nhà nghiên cứu sinh thái học cho rằng việc ứng dụng sinh thái nhân văn trong bảo tồn thiên nhiên là hướng tiếp cận có tính thực tiễn và ứng dụng cao?
c) Theo em, mô hình bảo tồn nào có vai trò quan trọng trong mục tiêu hướng đến phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu? Giải thích.
Bướm đêm (hay ngài) là một loài côn trùng thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera). Đây là loài côn trùng gây hại cho nhiều loài cây ăn quả như nho, cam, táo,... Chúng thường đục và ăn phần bên trong của quả, gây rụng quả hàng loạt (Hình 1a), bên cạnh đó, các vết thương do chúng gây ra còn tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, nấm ở quả. Để tiêu diệt loài côn trùng gây hại này, có hai biện pháp được sử dụng như sau:
(1) Dùng lưới chắn côn trùng kết hợp phun thuốc trừ sâu để kiểm soát số lượng bướm đêm.
(2) Dùng kĩ thuật côn trùng bất dục (Sterile Insect Techniques - SIT). Người ta tiến hành nhân nuôi một lượng lớn cá thể bướm đêm, sau đó, tiến hành gây bất dục hoàn toàn bằng cách chiếu xạ tia X (hoặc tia gamma) để tạo các con đực không còn khả năng sinh sản nhưng vẫn có khả năng giao phối bình thường. Các con đực bất dục được thả vào môi trường tự nhiên (Hình 1b).
a) Theo em, việc áp dụng biện pháp nào sẽ mang lại hiệu quả cao hơn? Giải thích. b) Trong kĩ thuật SIT, việc thả các con đực bất dục trở lại môi trường tự nhiên nhằm mục đích gì?
Thông tin về sâu ăn tạp (Spodoptera litura) (sâu khoang):
- Sâu gây hại trên nhiều loại rau như: ớt, đậu, dưa, cà,... Ấu trùng mới nở sống tập trung quanh ổ trứng và ăn biểu bì lá; ấu trùng lớn phát tán rộng ra, ăn khuyết phiến lá, đọt non, hoa, quả,... Ấu trùng phá hoại mạnh vào ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong tán lá, cỏ dại hoặc trong đất.
- Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển:
+ Trồng liên tục các loại rau thuộc cây kí chủ của sâu khoang.
+ Phun quá nhiều thuốc trừ sâu hóa học dẫn đến sâu kháng thuốc, giảm số lượng thiên địch.
Hãy đọc thông tin về sâu ăn tạp (Spodoptera litura) nêu trên và vận dụng kiến thức đã học để đưa ra các biện pháp phòng trừ.