Danh sách câu hỏi

Có 5,236 câu hỏi trên 105 trang
Nghệ thuật múa ba lê  Ba lê là môn nghệ thuật múa có nguồn gốc từ châu Âu. Nghệ thuật múa ba lê được biết đến rộng rãi thông qua những vở ba lê – một thể loại vũ kịch có sự kết hợp giữa kịch, âm nhạc và vũ đạo.  Những vở ba lê nổi tiếng thế giới có thể kể đến như Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng, Lọ Lem,... Mỗi vở kịch là một câu chuyện ca ngợi tình yêu, sự thánh thiện và ước mơ vươn tới những điều tốt đẹp của con người trong cuộc sống.  Trong các vở ba lê, người diễn viên dùng động tác múa để thể hiện nội dung thay cho lời nói. Như trong vở Hồ thiên nga, các diễn viên thực hiện những cú xoay người đẹp mắt và chuẩn xác, những bước đi nhẹ như cánh hoa hé mở khiến khán giả có cảm giác được ngắm nhìn một đàn thiên nga đang lướt trên mặt hồ. Khi diễn viên chính đứng một chân xoay liên tục tới 32 vòng trên đầu mũi chân, khán giả cũng cảm nhận được nhân vật đang mong muốn thể hiện sức mạnh một cách mãnh liệt. Để thực hiện được những kĩ thuật rất khó này, người diễn viên phải dày công khổ luyện trong một thời gian dài.  Hiện nay, ba lê là môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích và được dạy ở các trường múa trên khắp thế giới.  (Tuệ Nhi tổng hợp)    Nghệ thuật múa ba lê được giới thiệu như thế nào? 
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.  Chú thỏ trắng trong bộ phim hoạt hình Dưới một mái nhà của đạo diễn Phan Trung được khán giả rất yêu thích. Với kĩ thuật vi tính hiện đại, hình ảnh chú thỏ được tái hiện thật sinh động trên màn ảnh. Đó là một chú thỏ có bộ lông trắng muốt, đôi mắt to tròn, tinh anh, đôi tai dài, cái đuôi ngắn ngủn, xinh xinh và giọng nói ấm áp. Sự vui vẻ, cởi mở khiến thỏ càng thêm đáng yêu. Câu nói hồn nhiên: “Tớ thì lại khoái nhất món này!” và tiếng cười giòn tan của chú khiến người xem vô cùng thích thú. Tuy nhiên, điều đáng quý nhất ở thỏ trắng là sự tốt bụng và lòng bao dung. Biết tin nhà nhím bị đổ, thỏ vội vã đến giúp đỡ. Hình ảnh chú thỏ chạy như bay trong cơn dông bão, giữa tiếng gió ù ù thật xúc động! Thấy nhím run cầm cập vì đói rét, thỏ đưa bạn về nhà, tận tình chăm sóc, giúp bạn mau chóng khoẻ lại. Thỏ sẵn lòng san sẻ với bạn thức ăn, chỗ ở, cùng bạn vượt qua mùa đông giá rét. Khi nhím giận dỗi bỏ đi vì hiểu nhầm thỏ, thỏ không những không giận nhím mà còn tất tả đi tìm bạn trong đêm. Câu chuyện về chú thỏ trắng đã cho chúng ta bài học ý nghĩa về lòng tốt, niềm tin, sự chân thành, bao dung trong tình bạn.   (Gia Hân – Hà Phương)  a. Đoạn văn trên tập trung giới thiệu về nhân vật nào?  b. Xác định phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và nêu nội dung của từng phần.  c. Phần triển khai giới thiệu những đặc điểm nào của nhân vật thỏ trắng?    d. Những chi tiết nào trong đoạn văn giúp em nhận ra đây là nhân vật trong phim hoạt hình  e. Những từ ngữ nào thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của người xem đối với nhân vật và bộ phim? 
Tập hát quan họ  Dạo ấy, chúng tôi ngày nào cũng đến nhà bà Trưởng. Trước đây, bà là trưởng bè quan họ nữ nổi tiếng, nên lâu dần người ta gọi bà là bà Trưởng. Đường vào nhà bà cong như cổ ngỗng, hai bên trồng hoa tầm xuân. Trước nhà có hồ rộng thả sen, có vườn trồng táo. Táo cổ thụ um tùm rợp bóng, táo chín vỡ thơm nức trên những phiến đá xanh xếp như bộ xa lông đồ sộ ngoài trời. Trong khung cảnh thơ mộng ấy, chúng tôi được nghe các cô gái tập hát quan họ dưới sự chỉ dẫn của bà Trưởng.  Tôi vẫn nhớ những buổi tập hát trong vườn táo mùa xuân. Trời se se, nắng ấm xuyên qua tàng cây rơi lổ đổ xuống thảm lá khô. Các liền chị chít khăn đen, má đỏ hồng, ngồi trên những phiến đá xanh, tập điệu Ngỏ lời. Điệu Ngỏ lời phải hát với giọng thẹn thùng, e ấp, tiếng hát phải như nước suối thượng nguồn, róc rách, từ từ, nhưng trong vắt, tinh khôi và hứa hẹn một dòng cuồn cuộn.  Sang hè, đêm trắng, gió lùa từ hồ sen trước nhà thổi lên mát rượi. Các chị lại tập điệu Thương nhau. Điệu Thương nhau phải hát nồng cháy, thiết tha. Bà Trưởng dạy các chị từ cách lấy hơi, nhả chữ tròn vành rõ tiếng, đến cách ngân rung luyến láy âm thanh. Sau hè đến thu là lúc các chị tập được nhiều điệu nhất. Điệu cuối cùng là Giã bạn. Đây là điệu kết thúc hội hát, để mọi người ai về quê ấy. Điệu Giã bạn được các chị hát với giọng lưu luyến, dùng dằng, đau đầu, nghe buồn biết chừng nào!  Tự nhà bà Trưởng ra về, tâm trí tôi vẫn cứ ngân nga điệp khúc da diết “Quan họ nghỉ, chúng em ra về...” của điệu Giã bạn. Tôi vẫn mong ngóng đến ngày, điệp khúc đó sẽ được ngân lên bằng giọng hát của chính tôi, chứ không chỉ vang lên trong tâm trí như khi ấy.  (Theo Nguyễn Phan Hách)  Các liền chị tập hát trong khung cảnh như thế nào? 
Tranh làng Hồ  Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.   Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.  Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt đến sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn: những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thuý cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh.  (Theo Nguyễn Tuân)    Kể tên những bức tranh làng Hồ được nhắc tới trong bài.