Danh sách câu hỏi

Có 14,263 câu hỏi trên 286 trang
Dự án: Quản lí thu chi câu lạc bộ thể thao Hãy thực hiện dự án Quản lí thu chi câu lạc bộ thể thao của trường em gồm các nội dung chính sau đây: Mục tiêu: Tạo bảng tính điện tử để lưu trữ, xử lí dữ liệu các khoản thu, chỉ và hỗ trợ cân đối thu, chỉ cho câu lạc bộ thể thao trường em. Nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện: Các nhiệm vụ của dự án được triển khai thực hiện như ở Bảng 3. Bảng 3. Các nhiệm vụ chính của dự án Nhiệm vụ Bài 1.    Xác định các khoản thu, chi; xây dựng cấu trúc các bảng lưu trữ dữ liệu thu, chi; sử dụng cộng cụ Data Validation để hổ trợ nhập, kiểm soát dữ liệu. 6A 2.    Thống kê số lần thu, số lần chi theo từng khoản bằng hàm COUNTIF 7A 3.    Tính tổng số tiền theo từng khoản chi bằng hàm SUMIF. 8A 4.    Sử dụng hàm MONTH, SUMIF, IF để tính tổng thu, chi theo tháng; hỗ trợ cân đối thu, chi. 9A 5.    Trực quan hóa dữ liệu để hỗ trợ phân tích, đánh giá tình hình thu, chi; đánh giá kết quả thực hiện dự án. 10A Thực hiện các yêu cầu sau: a) Khởi động Excel, mở bảng tính mới, lưu vào tệp với tên là QuanLiTaiChinhCLB.xlsx. b) Trong tập bảng tính QuanLiTaiChinhCLB.xlsx, tạo trang tính Thu, ChI và các bảng dữ liệu như Hình 2. c) Sử dụng công cụ Data Validation để hỗ trợ nhập dữ liệu cho các cột Ngày, Khoản thu, Khoản chi, Số tiền (nghìn đồng). d) Nhập dữ liệu thu, chi thực tế của CLB em tham gia hoặc dữ liệu giả định.
Ghép mỗi lĩnh vực ở cột bên trái với một mục đích ở cột bên phải cho phù hợp.   Lĩnh vực   Mục đích       1) Nghiên cứu   a) Cho phép phân tích, thiết kế, kiểm tra, đánh giá các chức năng, mức độ an toàn, hiệu quả hoạt động của các thiết bị, hệ thống kĩ thuật trước khi đưa vào sử dụng. Ví dụ: Các phần mềm LTSpice – mô phỏng mạch điện tử, ANSYS – mô phỏng kết cấu, SolidWorks - mô phỏng thiết kế kĩ thuật.   2) Kinh tế b) Giúp người học tiếp thu dễ dàng hơn thông qua việc trực quan hoá các khái niệm, hiện tượng. Ví dụ: Các phần mềm Solar System mô phỏng hệ mặt trời, Virtual Chemistry Lab. thí nghiệm do hoá học, Virtual Physics Lab – thí nghiệm ảo vật lí.     3) Giáo dục   c) Cho phép tìm hiểu, khám phá, dự đoán các hiện tượng, quá trình. Ví dụ: GMS (mô phỏng nguồn nước ngầm), LS-DYNA (mô phỏng va chạm, va đập), GROMACS (mô phỏng chuyển động của các phân tử).     4) Y học   d) Giúp dự đoán, phân tích rủi ra, đánh giá tác động của các quyết định kinh tế. Ví dụ: AnyLogic (mô phỏng mô hình sản xuất. kinh doanh), MoSes (mô phỏng mô hình bảo hiểm, kinh doanh), Risk Simulator (mô phỏng, phân tích, đánh giá rủi ro tài chính).       5) Kĩ thuật   e) Cho phép chẩn đoán hình ảnh, mô hình hoá bệnh lí, thử nghiệm tác động của thuốc, các phương pháp điều trị trước khi tiến hành trên cơ thể người. Ví dụ: Các phần mềm 3D Slicer – phân tích hình ảnh y học, Simcyp - tính toán tác động của thuốc trên cơ thể người. OpenSim - mô phỏng chuyển động của cơ bắp, khung xương.
Trong Bảng 2, đánh dấu üvào ô trống để xác định mỗi mục minh hoạ tác động tiêu cực hoặc tích cực của công nghệ số. Bảng 2. Một số tác động của công nghệ số: Tác động của công nghệ số Tích cực Tiêu cực 1) Người dung có thể bị giảm thị lực, thính lực,đau xương khớp, thể lực suy giảm,nguy cơ béo phì, trầm cảm,….     2) Giúp giữ liên lạc với bạn bè, người thân.     3) Khiến con người có xu hướng nhớ cách lấy thông tin hơn là nhớ nội dung thông tin và trở nên thụ động hơn.     4) Một số người cảm thấy buồn chán, bực bội, thậm chí là bị trầm cảm khi không được truy cập Internet, sử dụng mạng xã hội, chơi trò chơi trực tuyến. 5) Cho phép giao tiếp bằng lời nói (voice call) và hình ảnh (video call) qua mạng.     6) Tinh ẩn danh làm người dùng có xu hướng mạnh bạo hơn, dễ dãi hơn trong việc phát ngôn, thực hiện những hành vi thiếu văn hoá, vi phạm đạo đức, pháp luật.     7) Thiết bị số bị loại bỏ trở thành chất thải điện tử nguy hại hại cho môi trường: lối sống chạy đua mua sắm thiết bị số đời mới gây lãng phí.     8) Tạo ra nhiều việc làm mới.     9) Làm phát sinh bạo lực, bắt nạt, lừa đảo qua mạng.     10) Việc gian lận trong học tập khó kiểm soát hơn.