Danh sách câu hỏi
Có 14,263 câu hỏi trên 286 trang
Ghép mỗi việc ở cột bên trái với một ví dụ ở cột bên phải cho phù hợp.
Việc máy tính có thể giúp em thực hiện
Ví dụ
1. Giải trí
a) Tạo ra văn bản (bằng phần mềm Word), tạo ra bài trình chiếu (bằng phần mềm Powerpoint), tạo chương trình máy tính (bằng phần mềm Scratch).
2. Học tập
b) Mỗi bạn làm một phần của bài trình chiếu, văn bản rồi gửi cho nhau, ghép lại thành sản phẩm chung của nhóm.
3. Tìm thông tin
c) Ôn luyện Toán, Tiếng Anh, Tin học; tìm hiểu lịch sử, văn hóa, khoa học.
4. Trao đổi thông tin
d) Trao đổi thông tin, sản phẩm số qua Zalo, thư điện tử.
5. Tạo ra sản phẩm số
e) Đọc truyện tranh, xem phim hoạt hình.
6. Hợp tác với bạn bè
g) Sử dụng máy tìm kiếm Google để tìm thông tin trên Internet.
Ghép mỗi mục ở cột A với một mục ở cột B cho phù hợp.
A
B
1. Các sản phẩm số có thể tạo ra nhờ máy tính, ví dụ:
a) Em có thể gửi, nhận các sản phẩm số, tin nhắn thông qua ứng dụng Zalo, dịch vụ thư điện tử.
2. Máy tính có thể giúp em tìm thông tin, ví dụ:
b) Văn bản, bài trình chiếu, chương trình Scratch, bản nhạc, hình ảnh, phim hoạt hình.
3. Máy tính có thể giúp em chia sẻ, trao đổi thông tin, ví dụ:
c) Mỗi bạn làm một phần của bài trình chiếu, văn bản rồi gửi cho nhau, ghép lại thành sản phẩm chung của nhóm.
4. Máy tính có thể giúp em hợp tác với bạn bè để thực hiện nhiệm vụ chung, ví dụ:
d) Máy tìm kiếm Google giúp em dễ dàng tìm kiếm thông tin trên Internet.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước phát biểu sai.
A. Máy tính có thể giúp tạo ra các phẩm số như: văn bản, bài trình chiếu, chương trình Scratch, bản nhạc, hình ảnh, phim hoạt hình.
B. Em có thể gửi, nhận các sản phẩm số, tin nhắn thông qua ứng dụng Zalo, dịch vụ thư điện tử.
C. Việc trao đổi, chia sẻ sản phẩm số dễ dàng nhờ máy tính tạo điều kiện thuận lợi cho em hợp tác với bạn bè trong học tập, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
D. Máy tìm kiếm Google không giúp em tìm thông tin trên Internet
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước các phát biểu đúng.
A. Máy tính có thể giúp em học tập, ôn luyện kiến thức, kĩ năng các môn học trong nhà trường như: Toán, Ngoại ngữ, Tin học, Lịch sử, Địa lí, Khoa học, ...
B. Máy tính có thể giúp tìm hiểu, mở rộng hiểu biết về các chủ đề, lĩnh vực em yêu thích như: thể thao, múa, hát, các loài cây, các con vật, hiện tượng tự nhiên, ...
C. Máy tính chỉ có thể giúp em học tập môn Toán và Tiếng Anh.
Ghép mỗi định hướng với một đặc trưng cơ bản, yêu cầu công việc cho phù hợp.
Định hướng
Đặc trưng cơ bản
Yêu cầu công việc
I. Khoa học
Máy tính
1) Trên cơ sở công nghệ, giải pháp có sẵn, triển khai các ứng dụng tin học đáp ứng nhu cầu của người dùng.
a) Cần có tư duy lôgic, khả năng phân tích, thiết kế, thành thạo về ngôn ngữ lập trình,…
II. Tin học
ứng dụng
2) Nghiên cứu nguyên
lí hoạt động của máy tính, thuật toán, cấu
trúc dữ liệu; phát
triển các giải pháp,
công nghệ mới về
phần cứng, phần
mềm máy tính.
b) Cần tìm hiểu nhu cầu, nghiệp vụ của khách hàng để đưa ra giải pháp ứng dụng tin học phù hợp.
Ghép mỗi nhóm nghề với sản phẩm chính, công việc đặc thù cho phù hợp.
Nhóm nghề
Sản phẩm chính
Công việc đặc thù
I. Phát triển
Phần mềm
1) Hệ thống máy tính, mạng máy tính hoạt động ổn định, hiệu quả an toàn, bảo mật, đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân.
a)
- Thu nhập, phân tích, mô tả yêu cầu về phần mềm.
- Thiết kế phần mềm.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, lập trình.
- Kiểm thử, đưa phần mềm vào sử dụng.
II. Quản trị
Và thiết kế cơ sở dữ liệu
2) Cơ sở dữ liệu được tổ chức, quản lí hiệu quả, đảm bảo hoạt động của tổ chức, cá nhân.
b)
- Giám sát, duy trì hoạt động.
- Phòng chống tấn công mạng, virus máy tính,sao lưu, khôi phục dữ liệu.
- Khắc phục lỗi, hỗ trợ người dung.
- Nâng cấp.
III. Quản trị
Hệ thống
3) Các phần mềm máy tính đáp ứng nhu cầu sử dụng của tổ chức và cá nhân trong làm việc, sinh hoạt, giải trí.
c)
- Thiết kế cơ sở dữ liệu.
- Phân quyền, cấp quyền sử dụng.
- Giám sát, duy trì hoạt động.
- Khôi phục dữ liệu, khắc phục sự cố.
- Nâng cấp.
Ghép mỗi mục ở cột bên trái với một mục ở cột bên phải cho phù hợp.
1) Đề xuất ý tưởng
a) Xác định nội dung các phân cảnh, trình tự sắp xếp các phân cảnh (ví dụ: theo thời gian, chủ đề, câu chuyện, nhân vật, ...), sự kết hợp hình ảnh, chữ và âm thanh.
2) Xây dựng kịch bản
b) Nhập tư liệu vào các lớp theo trình tự trong kịch bản; sắp xếp tư liệu, thêm hiệu ứng, thêm tiêu đề, phụ đề, điều chỉnh thời lượng, tốc độ phát, ..; xem trước và thực hiện chỉnh sửa khi cần thiết để video đúng theo kịch bản.
3) Chuẩn bị tư liệu
c) Xác định chủ đề, sự kiện, thông điệp cần truyền tải trong video.
4) Sử dụng phần mền để dựng video
d) Xuất sản phẩm ra tệp định dạng video.
5) Xuất video
e) Chuẩn bị, thu thập các tư liệu theo kịch bản.
Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Sau khi thực hiện thay đổi tốc độ phát clip, thời lượng phát clip sẽ không thay đổi.
B. Di chuyển con trỏ chuột vào clip rồi nhảy phải chuột, trong bảng chọn ngữ cảnh được mở ra, chọn Times Fast>Forward>2X, 4X, 8X, 16X để tăng tốc độ phát clip gấp 2, 4, 8, 16 lần.
C. Di chuyển con trỏ chuột vào clip rồi nhảy phải chuột, trong bảng chọn ngữ cảnh được mở ra, chọn Time>Slow>Forward>1/2X, 1/4X, 1/8X, 1/16X để giảm tốc độ phát 2, 4, 8, 16 lần.
D. Di chuyển con trỏ chuột vào clip rồi nhảy phải chuột, trong bảng chọn ngữ cảnh được mở ra, chọn Times Reset Time để huỷ bỏ thay đổi tốc độ phát clip đã thiết lập.