Danh sách câu hỏi
Có 3,492 câu hỏi trên 70 trang
Nối lời đối đáp với nội dung, thái độ của Quan Công cho phù hợp.
Lời đáp của Quan Công
Nội dung, thái độ
1) -Ta làm sao mà bội nghĩa?
a) Than vấn, gợi tình thương.
2) - Chuyện này e không biết, ta cũng khó nói.
b) Chuyện tế nhị, phức tạp, khó giải thích.
3) – Hiền đệ đừng nói vậy, oan uống anh quá !
c) Chủ động chất vấn nhằm khẳng định mình không như lời kết tội.
4) - Nếu ta đến bắt em, tất phải đem theo quân mã chứ!
d) Chủ động, sẵn sàng chứng minh lòng trung nghĩa.
5) - Hiền đệ hãy khoan, xem ta chém tên tướng ấy, để tỏ lòng thực của ta.
e) Chất vấn, khẳng định mình không đến để bắt Trương Phi.
Trong đoạn văn: “Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc. Tôn Càn thấy lạ, nhưng không dám hỏi cũng phải theo ra thành. Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”, tác giả sử dụng nhiều động từ chỉ hành động của Trương Phi gồm: nghe, nói, mặc, vác, dẫn, đi, vểnh, hò thét, múa, chạy, đâm.
Theo em, đâu không phải là hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng những động từ đó?
A. Khiến nhịp văn mạnh, gấp gáp.
B. Cho thấy tính cách ôn hoà của Quan Công.
C. Thể hiện tính cách cương trực, ngay thẳng của Trương Phi.
D. Cho thấy tính cách nóng nảy, hồ đồ của Trương Phi.
Đọc đoạn sau đây, nhận xét thái độ và hành động của nhân vật dì Mây:
“Không!”. Tiếng dì Mây phá vỡ khoảng không gian im lặng. Dì bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân. Chú San chạy theo níu áo đì Mây. Dì đứng lại, thở hổn hển: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!”. Chú San ngập ngừng định nói điều gì. Dì Mây ngăn lại: “Anh đừng lo cho tôi.”.
Dì thở dài đánh thượt: “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn.”.
A. Dứt khoát, bản lĩnh, nhân hậu
B. Liều lĩnh, kiêu căng, bất cần
C. Nóng nảy, bực tức, nông nổi
D. Uất ức, tức tưởi, dùng dằng
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Quang Trung đại phá quân Thanh
Cả năm đạo quân đều lạy vâng mệnh lệnh, đúng ngày, gióng trống lên đường ra Bắc.
Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước. Lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng
chạy nốt. Vua Quang Trung liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát. Bởi vậy, không hề có ai chạy về báo tin, nên những đạo quân Thanh đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi đều không biết gì cả.
Nửa đêm ngày mồng Ba tháng Giêng, năm Kỉ Dậu (1789), vua Quang Trung
tới làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín làng ấy, rồi bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nãy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân Nam lấy hết.
Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng
lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người
khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”; vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng Năm tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả: Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống
phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam tối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh
lại tự làm hại mình.
Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên
trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa; những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.
Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.
Trước đó, vua Quang Trung đã sai một toán quân theo bờ đê Yên Duyên kéo
lên, mở cờ gióng trống để làm nghi binh ở phía đông. Đến lúc ấy, quân Thanh chạy về trông thấy, càng thêm hoảng sợ, bèn tìm lối tắt theo đường Vịnh Kiều mà trốn. Chợt lại thấy quân voi từ Đại Áng tới, quân Thanh đều hết hồn hết vía, vội trốn xuống đầm Mực, làng Quỳnh Đô, quân Tây Sơn lùa voi giày đạp, chết đến hàng vạn người.
Giữa trưa hôm ấy vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành.”
(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Nguyễn Đức Vân - Kiều Thu Hoạch dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2006)
a) Đoạn trích ghi lại hai chiến thắng lớn nào của quân Tây Sơn?