Danh sách câu hỏi

Có 3,312 câu hỏi trên 67 trang
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này - Khi đọc văn bản nghị luận, các em cần chú ý + Mục đích của người viết là gì? + Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng được thể hiện như thế nào” + Vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, tự sự trong văn bản. - Đọc các thông tin sau và đoán xem tác giả đã “mơ” về điều gì. Vì sao tác gia lại “mơ” điều đó? Mắc-tin Lu-thơ Kinh (Martin Luther King) là nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, đoạt Giải Nô-ben (Nobel) Hoà bình năm 1964. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào chống phân biệt chủng tộc. Mác-tin Lu-the Kinh được nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ như một người kiến tạo hoa binh, nhà hùng biện nổi tiếng. Ngày 28-8-1963. Mác-tin Lu-thơ Kinh đọc bài diễn văn nổi tiếng I Have a Dream (Tôi có một giấc mơ) tại Đài Tưởng niệm Lin-côn (Lincoln) ở Oa-sinh-tơn (Washington. D. C.), trước khoảng 250 000 người. Đây là một trong những bài diễn văn được yêu thích nhất và trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. - Đọc toàn bộ văn bản và ghi lại những cảm nhận hoặc ấn tượng đầu tiên của em.
Hãy giới thiệu một tác phẩm kịch mà em thấy tâm đắc. a) Chuẩn bị - Đọc kĩ để bài và xác định yêu cầu của đề. - Lựa chọn một vở kịch mà em tâm đắc để giới thiệu với mọi người (Ví dụ: Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Sếch-xpia)...) - Tóm tắt vở kịch (lựa chọn những đoạn và chi tiết tiêu biểu....). - Tìm hiểu nét đặc sắc (nội dung và hình thức) của tác phẩm kịch. b) Tìm ý và lập dàn ý - Tìm ý cho bài giới thiệu bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau: + Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm kịch có gì đặc biệt? + Nội dung tác phẩm kịch (để tải, chủ đề, thông điệp chính của vở kịch, xung đột trung tâm, hệ thống nhân vật và biến cố chính,...) có gì đặc sắc? + Những đặc sắc về hình thức kịch bản (lời thoại, các chỉ dẫn sân khấu về bối cảnh, trang phục, hành động của nhân vật,...) + Các chỉ dẫn sân khấu có tác dụng gì? - Lập dàn ý cho bài giới thiệu bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: + Mở đầu: Chào hỏi, giới thiệu tên vở kịch, tên tác giả, nêu lí do em lựa chọn để giới thiệu vở kịch. + Nội dung chính: Lần lượt giới thiệu tác phẩm kịch theo trình tự phù hợp. + Kết thúc: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm kịch. c) Nói và nghe Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 5, phần Nói và nghe, mục c (trang 29), đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm ... Hồn Trương Ba nói với Đế Thích, ông tiên đã sửa sai một cách vụng về, hấp tấp cho hải quan nhà trời Nam Tào – Bắc Đẩu (kịch bản ám thị những sai lầm và những sửa sai tệ hại như thế là nhiều vô kể trên Thiên Đình!) “Không thể sống với bất cứ giá nào được... Có những cái giá đắt quá, không thể trả được..." - với những kết luận chất dẳng như thế, Hồn Trương Ba tự nguyện rút vào cõi hư vô. Vào hư vô, chứ không phải vào bất tử. Nếu các nhân vật Nguồn sáng trong dò' không cần đến sự bất từ, vì họ toại nguyên với cuộc sống tuyệt đẹp mà họ tin, như ngọn đuốc sáng sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì nhân vật Hồn Trương Ba, da hàng thịt chối từ trước sự bất tử, vì nhận ra nó còn tồi tệ hơn cuộc sống hữu từ. Cùng với Hồn Trương Ba, Đế Thích cũng chối bỏ thiên đường, tự nguyện nhận lấy thân phận con người phải chết và xem ra ông ta có liđối với những sinh linh bất toàn như ông mà trong vở kịch ta đường phân tích, những tiên thánh trên Thiên Đình đều đầy rẫy tội lỗi, không khác gì loài người nơi hạ giới – thì bất tử là hình phạt còn nặng nề và đáng sợ hơn cái chết. [...] Không còn cõi vĩnh hằng loài người ngàn đời mơ ước, không còn sự giải cứu cho những linh hồn tội lỗi và sự đền thưởng cho những linh hồn chân thiện. Từ thế giới này, nơi những con người hướng thiện khổ đau, cô độc và thất bại, họ chỉ có thể trở về nơi hư vô tịch diệt. Cải duy nhất mà họ có thể làm được như Trương Ba của Lưu Quang Vũ làm là trung thành đến cùng với bản chất của mình, giữ gìn cho bằng được, bằng giá của ngay sự sống, cái phẩm giá con người của mình [...] Trong vở kịch xuất sắc của mình, Lưu Quang Vũ không đi đến chủ nghĩa bi quan cực đoan. hình ảnh Trương Ba, người làm vườn, người vun trồng sự sống đẹp tươi, vẫn sống trong tâm tưởng của vợ ông, con dâu ông, cháu gái ôngNhưng họ yếu đuối làm sao và bất lực làm sao trước xã hội. nơi những chủ nhân thật sự là anh để tể sống lại trong thân xác phù hợp với hắn, là anh con trai của Trương Ba thấm nhuần phép tồn tại ở đời này, là lũ quan chức tham nhũng vô liêm sỉ. Những con người ấy sẽ bất hạnh trong những thành đạt của họ, họ sẽ giận dữ đập tan những giá trị hôm qua họ mới dựng lên, để chạy theo những giá trị mới mà không bao giờ mãn nguyện. Vở kịch của Lưu Quang Vũ sở dĩ thủ phục được nhiều khán giả nước ngoài, có lẽ bởi vì nó ứng hợp với tâm trạng phổ biến trong xã hội hiện đại xã hội đã đánh mất niềm tin cũ vào những giá trị siêu nhân loại và chưa tìm được cái gì thay thế nó.”. (Phạm Vĩnh Cư, Thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam, in trong sách Sáng tạo và giao lưu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 2004) - Xác định hệ thống các từ lập luận trong đoạn trích. - Xác định các phương thức đem lại tính biểu cảm trong đoạn trích.
Nhận xét về những đặc điểm của ngôn ngữ viết trong các đoạn văn sau: a) Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Cuộc tranh đấu kéo dài cho đến ngày thơ mới toàn thắng. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới. Tôi không so sánh các nhà thơ mới với Nguyễn Du để xem ai hơn ai kém. Đời xưa có thể có những bậc kì tài đời này không sánh kịp. Đừng lấy một người sánh với một người. Hãy sánh thời đại cùng thời đại. Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có thời đại phong phủ như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. (Hoài Thanh) b) Việc Nguyễn Du sử dụng tiếng mẹ đẻ để viết “Truyện Kiều” được hậu thể đánh giả rất cao. Như con ong hút nhụy của muôn loài hoa để làm mật, nghệ sĩ Tổ Như đã kết hợp nhuần nhuyễn vốn ngôn ngữ dân gian và vốn ngôn ngữ bác học để tạo nên ngôn ngữ “Truyện Kiều” “như làm bằng ánh sáng vậy” (Nguyễn Đình Thi), “là một viên ngọc quý cơ hồ không có vết, là một tiếng đàn lạ không bao giờ lỡ nhịp, ngưng cung” (Hoài Thanh). (Hoàng Hữu Yên)
- Đọc trước đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lưu Quang Vũ. - Tìm đọc truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt và cho biết điểm khác biệt quan trọng nhất giữa tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ và truyện cổ tích là gì. - Đọc nội dung tóm tắt vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích: Trương Ba (hơn 50 tuổi) là một người làm vườn chất Lưu Quang Vũ (1948 – 1988). phác, nhân hậu, đặc biệt rất cao cờ. Trong một lần đánh cờ, quê ở Đà Nẵng Trương Ba kết bạn với Đế Thích (tiên cờ trên Thiên Định). Mến tải Trương Ba, Đế Thích cho ông một thể hương dặn rằng nếu có gì bất trắc thì thắp một nén, Đế Thích sẽ xuống trần giúp đỡ, nếu thắp ba nén thì sẽ được lên trời. Do tắc trách, Nam Tào gạch bửa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lấy ba nên hương Đế Thích đã đưa để thấp cho chồng vì thế mà lên được Thiên Định, gặp Đế Thích và kiện về chuyện của Trương Ba. Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác người hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, ngoài 30 tuổi, để được sống lại. Trú nhờ thể xác hàng thịt. Hồn Trương Ba bị lí trưởng nhân đỏ sách nhiễu vội tiền con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, cỏi thường bố. Đặc biệt, sau một thời gian, Hồn Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số những thói quen sinh hoạt và cả thời xấu của anh hàng thịt. Những thay đổi đô khiển Hồn Trương Ba dần trở nên xa lạ với bạn bè và người thân, ngày càng tự thấm thỏa nỗi đau khổ, sự xấu đi không thể cường lại do tình trạng "bên trong một đẳng, bên ngoài một nèo" của mình. Hồn Trương Ba vô cùng đau khổ và quyết định lựa chọn cái chết, trả lại thân xác cho anh hàng thịt Đoạn trích sau dãy thuộc cảnh VII và Đoạn kết của vở kịch.
- Đọc trước đoạn trích Thề nguyễn và vĩnh biệt, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare) - Đọc nội dung tóm tắt sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích: Thời Trung cổ, ở thành Vê-rô-na (Verona) của nước Ý, giữa hai họ Môn-ta-ghiu (Montague) và Ca-piu-lét (Capulet) có mối thủ lâu đời. Trong một buổi dạ yến, Rô-mê-ô (con trai tộc trưởng họ Môn-ta-ghỉu) bất ngờ gặp Giu-li-ét (con gái tộc trưởng họ Ca-piu-lét). Cả hai ngay lập tức cảm mến nhau (Hồi một). Hai người, bất chấp lễ giáo, đã cùng nhau thề nguyền dưới trăng (xem đoạn trích Hồi hai, cảnh II). Chiều hôm sau, tại nhà thờ, dưới sự chứng kiến của tu sĩ Lâu răn (Laurent), họ đã cùng nhau đỉnh hôn (Hồi hai, cảnh VI) Cũng trong buổi chiều đó, Ti-bản (Tybalt) — anh họ của Giu-li-ét – trong một cuộc xô xát, đã sát hại Mo-kiu-ti-ô (Murcutio) . người bạn tâm giao của Rô-mê-ô. Để trả thù cho bạn, Rô-mê-ô đã giao đấu và đâm tử thương Ti-bân. Sau khi xét xử, vương chủ đày Rô-mê-ô đi biệt xứ tại Man-tua (Maniua), nếu không sẽ bị xử tội chết. Được sự giúp đỡ của nhũ mẫu, đêm đó, Rô-mê-ô và Giu-li-ét gặp nhau tại phòng của Giu-li-ét để chia tay (xem đoạn trích Hồi ba, cảnh V). Cũng thời điểm đó, cha mẹ của Giu-li-ét quyết định gả năng cho Bá tước Pa-ri (Hồi ba, cảnh IV). Tuyệt vọng. Giu-li-ét đến cầu cứu tu sĩ Lâu-rân. Theo lời khuyên của tu sĩ, Giu-li-ét quyết định giả chết: năng uống một lọ thuốc ngủ do tu sĩ chế khiến thân thể lạnh cứng như đã chết và chi tỉnh dậy sau 42 tiếngGia đình tưởng nàng đã chết bản đưa thi thể nàng vào hầm mộ của dòng họ Ca-piu-lét. Trong thời gian đó, tu sĩ cho người đến báo tin cho Rô-mê-ô để chàng trở về, chờ khả năng tỉnh dậy, hai người sẽ cùng nhau bỏ trốn (Hồi bốn). Ở nơi lưu đày, Rô-mê-ô đã không nhận được tin báo của tu sĩ, mà lại nhận được tin về cái chết của Giu-li-ét nên đã mua một lọ thuốc độc rồi lập tức trong đêm tìm đến hầm mộ của dòng họ Ca-piu-lét. Tại đây, Rô-mê-ô uống thuốc độc, hôn Giu-li-ét và chết. Giu-li-ét tinh dậy, thấy người yêu đã chết. Quá đau đớn, nàng hôn Rô-mê-ô rồi dùng con dao của chàng để tự sát. Chứng kiến cái chết của đôi tình nhân và nghe lời thuật lại của tu sĩ Lâu-vân, hai dòng họ đã xoá bỏ hận thù (Hồi năm)