Danh sách câu hỏi
Có 3,312 câu hỏi trên 67 trang
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc truyện kí, các em cần chú ý:
+ Tóm tắt được văn bản (viết về ai, sự kiện gì,...)
+ Xác định được chi tiết liên quan đến “người thật, việc thật” và chi tiết hư cấu, sáng tạo. Chi tiết nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với người đọc?
+ Văn bản thể hiện triết lí nhân sinh gi? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hôm nay?
+ Liên hệ, kết nối với kiến thức và kinh nghiệm sống của bản thân để hiểu thêm câu chuyện.
- Đọc trước văn bản Vào chùa gặp lại, tìm hiểu thêm những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và thông tin về tác giả Minh Chuyên.
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh của văn bản:
Vào chùa gặp lại là những trang viết về người thật, việc thật: Sư thầy Đàm Thân tên là Lương Thị Thân — một cô gái xinh đẹp quê Thái Bình tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trở thành một nữ quân y đường dây 559 Trường Sơn và từng bị thương, bị phơi nhiễm chất độc da cam. Sau chiến tranh, trở về quê hương, cô Thân vào chùa tu hành và làm việc nghĩa vì không muốn để lại gánh nặng và nỗi đau cho gia đình, xã hội. Văn bản dưới đây kể lại cuộc gặp gỡ của tác giả với sư thầy Đàm Thân.
Hãy giới thiệu một bài thơ có yếu tố tượng trưng mà em tâm đắc.
a) Chuẩn bị
- Đọc kĩ để bài và xác định yêu cầu của để.
- Lựa chọn bài thơ có yếu tố tương trung mà em tâm đắc để giới thiệu với mọi người. Ví dụ bài Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), hoặc một bài thơ tự chọn.
- Văn bản bài thơ được trình bay trên giấy hoặc trên trang trình chiếu của máy tính (slide) có hình ảnh, sơ đồ (nếu cần thiết) và các phương tiện hỗ trợ (bức tranh, bài hát,..) phù hợp với bài thơ.
- Tìm hiểu những bài thơ có cùng chủ để, so sánh để nhận ra nét độc đảo của bài thơ cần giới thiệu.
- Tập đọc diễn cảm bài thơ,
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài giới thiệu bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ có gì đặc biệt?
+ Những đặc sắc về nội dung của bài thơ là gì? Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc gì của tác giả
+ Hình thức của bài thơ có gì độc đảo? Tác dụng của các yếu tố hình thức này”.
- Yếu tố (nội dung hay hình thức) nào để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất? Vì sao?
+ Những chi tiết nào có thể liên tưởng, so sánh với các bài thơ khác để làm nổi bật sự độc đáo của bài thơ?
- Lập dàn ý cho bài giới thiệu bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
Mở đầu
Giới thiệu nhan để bài thơ, tên tác giả, đề tài của bài thơ, lí do mà em lựa chọn để giới thiệu bài thơ.
Nội dung chính
Lần lượt giới thiệu bài thơ theo tinh tự phù hợp, ví dụ: giới thiệu hoàn cảnh ra đời, nêu những đặc sắc về nhung và hình thức của bài thơ.....
Kết thúc
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Trong các đoạn văn sau, người viết đã tập trung phân tích yếu tố hình thức nào trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu (Trích theo Chu Văn Sơn, “Thơ, điệu hẩu và cấu trúc". NXB Giáo dục, 2007),
- Đoạn 1: Cái động thái bộc lộ đầy dủ nhất thần thái Xuân Diệu có lẽ là với vàng. Ngay từ hồi viết Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã thấy Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt. Cho nên, đặt cho bài thơ rất đặc trưng của mình cái tựa để lợi vàng, hắn đó phải là một cách tự bạch, tự hoạ của Xuân Diệu. Nó cho thấy thi sĩ rất hiểu mình.".
- Đoạn 2:
Ta thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây và cỏ rạng
Có thể nói, câu thơ Và non nước, và cây, và cỏ rạng là không thể có đối với thi pháp trung đại vốn coi trọng những chữ đúc. Thậm chí, đối với người xưa, đó sẽ là câu thơ vụng. Tại sao lại thừa thãi liên từ và đến thế? Vậy mà, đó lại là sáng tạo của nhà thơ hiện đại Xuân Diệu. Những chữ và hiện diện cần cho sự thể hiện nguyên trạng cái giọng nói, cái khẩu khí của thi sĩ. Nó thể hiện đậm nét sắc thái riêng của cải tôi Xuân Diệu. Nghĩa là thể hiện một cách trực tiếp, tươi sống cái cảm xúc ham hố, tham lam đang trào lên mãnh liệt trong lồng ngực yêu đời của thi sĩ!”
- Đoạn 3: Là người đã tiếp thu ở mức nhuần nhuyễn phép tương giao (correspondence) của lối thơ tượng trưng, Xuân Diệu đã phát huy triệt để sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và mô tả thế giới (...). Có những câu thơ mà cảm giác được liên tục chuyển qua các kênh khác nhau. Thời gian được cảm nhận bằng khứu giác. Mùi tháng năm — thời gian của Xuân Diệu được làm bằng hương - chẳng thế mà thi sĩ cứ muốn buộc gió lại thương bay di là thời gian trôi mất, là phải nhạt phôi pha. Một chữ nhu cho thấy khứu giác đã chuyển thành thị giác. Nó nhắc ta nhớ đến hình ảnh giọt lệ chữ vị liền đó lại cho thấy cảm giác thơ đã chuyển qua vị giác. Và đây là một thứ vị hoàn toàn phi vật chất vị chia phải. Thì ra chữ rớm và chữ vị đều từ một hình ảnh ẩn hiện trong cả câu thơ là giọt lệ chia phôi đó.".
Phân tích sự độc đảo về nội dung và hình thức của bài thơ “Đây mùa thu tới” (Xuân Diệu).
a) Chuẩn bị
- Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.
+ Trọng tâm cần làm rõ sự độc đáo về nội dung và hình thức của bài thơ Đây mùa thu tới.
+ Kiểu văn bản chính: nghị luận về một tác phẩm thơ.
+ Phạm vi dẫn chứng: văn bản Đây mùa thu tới và các bài thơ có cùng đề tài (đặc biệt là những bài thơ về mùa thu trong văn học trung đại của Nguyễn Khuyến, Đỗ Phủ).
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách suy luận từ khái quát đến cụ thể theo sơ đồ sau:
- Lập dàn ý cho bài viết:
Mở bài
Nêu vấn đề bằng một trong các cách: phản đề, so sánh, đặt câu hỏi,...
Thân bài
Giải quyết vấn đề, ví dụ:
- Phân tích khổ 1: Mùa thu về
+ Vẻ đẹp tang tóc: Tiễn đưa mùa hạ
+ Vẻ đẹp kiêu sa của một giai nhân: Mùa thu với sắc vàng mơ kiều diễm (so sánh với sắc xanh của mùa thu truyền thống trong thơ Nguyễn Khuyến).
+...
- Phân tích khổ 2: Mùa thu ngấm sâu vào thế giới cảnh vật.
+ Phân tích khổ 3:...
+ Phân tích khổ 4:...
Kết bài
Tổng hợp vấn đề bằng một trong các cách: tóm lược, phát triển, phối hợp giữa tóm lược và phát triển,...
c) Viết
Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị để thực hành viết với những yêu cầu khác nhau:
- Viết đoạn mở bài, kết bài hoặc một số đoạn trong phần thân bài (chọn viết về một hoặc một số ý mà em thấy hứng thú và tâm đắc).
+ Có thể viết mở bài theo nhiều cách (trực tiếp hay gián tiếp, phản đề hay so sánh. dẫn dắt,...). Tuy nhiên, dù mở bài theo cách nào cũng cần nêu được sự độc đáo trong nội dung và hình thức của bài thơ (gắn với phong cách của Xuân Diệu)
+ Đối với phần thân bài: Xác định rõ nội dung đoạn cần viết là gì, các dẫn chứng nào cần đưa ra và những lí lẽ, lập luận nào cần triển khai. Vì viết về ý mà em tâm đắc, hứng thú nên cần tập trung làm nổi bật được nét riêng trong cảm thụ và phân tích của mình. Ở đây, thao tác so sánh, liên tưởng là rất cần thiết. Dù chỉ viết về một ý nhưng các em cũng nên lưu ý về mối quan hệ của ý đó với các ý trước và sau nó.
- Viết bài văn hoàn chỉnh (làm ở nhà hoặc trên lớp nếu có thời gian)