Danh sách câu hỏi
Có 3,312 câu hỏi trên 67 trang
(1) Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản "Trái tim Đan-kê" của Go-rơ-ki
(2) Giới thiệu truyện ngắn "Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.
(3) Suy nghĩ về triết lí hạnh phúc trong truyện Tầng hai của Phong Điệp.
a) Chuẩn bị (với vấn đề 1)
- Đọc lại văn bản Trái tim Đan-kô và các tài liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm.
- Xem lại dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết
- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,... và máy chiếu, màn hình
b) Tìm ý và lập dàn ý
Xem lại dàn ý dã làm ở phần Viết, cân nhắc yêu cầu của bài nói để tìm ý mới sắp xếp lại các ý cho mạch lạc, phù hợp với nội dung. Bố cục bài nói tương tự bố cục bài viết, gồm ba phần:
Mở đầu
Nêu lí do giới thiệu vẻ đẹp nhân vật Đan-kô.
Nội dung chính
Tóm tắt truyện, nêu và phân tích vẻ đẹp về phẩm chất, tính cách của nhân vật Đan-kô, nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
Kết thúc
Đánh giá khái quát vẻ đẹp của hình tượng Đan-kô và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
c. Nói và nghe
Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong những ngữ liệu sau. Việc sử dụng những kiểu câu đó có tác dụng như thế nào?
a) Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! (Nam Cao)
b) Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao! (Nam Cao)
c) Kéo chăn về phía ấy, sao cứ dồn cả lại cho mẹ thế này. Ừ, không đói thì thôi. Khuya rồi. Ngủ đi, mai còn đi làm sớm, con ạ. (Phong Điệp)
d) Bà vợ hỏi lại: “Ông có đứng máy được không?". Ông chồng trả lời: “Không."- “Ông có sắp chữ được không?” - “Không.”. (Nguyễn Khải)