Danh sách câu hỏi
Có 3,253 câu hỏi trên 66 trang
Xác định biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu thi ca dưới đây và nêu tác dụng của chúng:
a.
“Ôi bồng bềnh trĩu nặng, ôi hư phù trang nghiêm! Cõi hỗn mang ngập tràn hình hài hoàn mĩ! Lông vũ nặng, khói đen sáng, lửa buốt lạnh, sức lực mòn. Thức trong ngủ, ta không là ta nữa! Ta trong tình yêu, tình yêu không trong ta”.
(Sếch-xpia, Rô-mê-ô và Giu-li-ét)
b. Một người tù làm ta phá cửa các nhà giam
Một kẻ lưu vong gắn lòng ta vào đất nước
Một trái tim đau chia phần cho ta hạnh phúc
Một tiếng thét căm thù làm ta muốn yêu thương.
(Chế Lan Viên, 60 tuổi một nhà thơ lưu vong nước Thổ)
c. Thể sự đua nhau nói dại không
Biết ai là dại, biết ai khôn.
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,
Dại chốn văn chương, ấy dại khôn.
(Tú Xương, Dại khôn)
d. Thời khắc đắm say! Mùa buồn đến!
Phút chia phôi dịu nhẹ mơ màng.
Rừng thu khoác áo tía vàng,
Thiên nhiên tàn úa huy hoàng, yêu sao.
(A.Pu-xkin, Tiểu thuyết thơ Ép-ghê-nhi Ô-nê-ghin)
Chỉ ra những cách diễn đạt trái với cách diễn đạt thông thường trong các ngữ liệu dưới đây. Những diễn đạt ấy biểu hiện sắc thái trào phúng gì?
a. Ba người của cái gia đình hành khất thì bắt chấy rận cho nhau một cách nên thơ.
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
b. Thì lúc ấy, trên bờ đầm, quan huyện tư pháp là một, cụ lục sự là hai, cậu lính lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc và cùng trịnh trọng khạc nhổ.
(Nguyễn Công Hoan, Thịt người chết)
c. Đây là bà Phán, một phụ nữ đã thủ tiết với hai đời chồng, một bậc mẹ hiền, có công với làng thể thao.
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
d. Ông ta thành kính xơi hai con gà gô, với lại nửa cái đùi cừu băm nhỏ [...]. Để luyện cho linh hồn mình chống đau khổ, trong bữa ăn sáng, ông ta uống liền một hơi bốn cốc rượu vang để bù vào chỗ máu bà bị mất.
(Mô-li-e, Tác-tuýp)
Đọc phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nếu phía dưới.
NGƯỜI U MÊ GẶP KẺ LỪA BỊP
(Trích hài kịch Tác-tuýp (Tartuffe))
Mô-li-e
Tác-tuýp (1664) là một trong những hài kịch lớn nhất của Mô-li-e, kể về Tác-tuýp – kẻ đạo đức giả đội lốt bậc chân tu, lọt vào gia đình tư sản sùng đạo Oóc-gông (Orgon), nhanh chóng thao túng tinh thần chủ nhà, gây xích mích bà cháu, bố – con, chồng – vợ, anh – em, chủ – tớ. Mặc dù được vợ kế là En-mia (Elmire), anh vợ là Clê-ăng (Cleante) và cô hầu gái Đô-rin (Dorine) ra sức can ngăn nhưng Oóc-gông vẫn mê muội, đuổi con trai Đa-mít (Damis) ra khỏi nhà, ép con gái Ma-ri-an (Mariane) lấy Tác-tuýp làm chồng, kí giấy sang tên toàn bộ tài sản và trao bí mật chính trị cho Tác-tuýp, suýt đẩy mình vào vòng lao lí.
Văn bản dưới đây trích từ một số lớp của hồi I và hồi III, diễn ra tại nhà Oóc-gông, cho thấy bộ mặt dâm đãng, xảo trá của Tác-tuýp và sự u mê của Oóc-gông.
Hồi I
Lớp 4
Oóc-gông, Clê-ăng, Đô-rin
Oóc-gông – À bác! Chào bác!
Clê-ăng – Tôi vừa định về thì lại gặp chú, may quá!
Oóc-gông – Đô-rin này... À, bác đợi tôi tí một tí nhé. Xin phép bác, tôi đang sốt ruột... để tôi hỏi xem công việc nhà ra làm sao... Hai hôm nay có xảy ra việc gì không? Ở nhà làm những gì? Có khoẻ cả không?
Đô-rin – Hôm kia bà lên cơn sốt, đến tận chiều tối, đầu thì nhức như búa bổ.
Oóc gông – Còn ông Tác-tuýp?
Đô-rin – Ông Tác tuýp ấy ạ? Khoẻ ơi là khoẻ, đã to lại béo, da dẻ hồng hào, miệng đỏ thắm lên ấy.
Oóc-gông – Tội nghiệp!
Đô-rin – Tối, bà đắng mồm đắng miệng, chả ăn được miếng nào, đầu vẫn nhức dữ dội.
Oóc-gông – Còn ông Tác-tuýp?
Đô-rin – Chỉ có mình ông ta ăn, trước mặt bà. Ông ta thành kính với hai con gà gô, với lại nửa cái đùi cừu băm nhỏ.
Oóc-gông – Tội nghiệp!
Đô-rin – Suốt đêm bà không chợp mắt được lúc nào, người bà nóng như thiêu nên không ngủ được. Chúng cháu phải thức đến tận sáng để chăm sóc.
Oóc-gông – Còn ông Tác-tuýp?
Đô-rin – Ông ta buồn ngủ díp cả mắt lại, vừa rời bàn ăn là chui ngay vào buồng, lăn kềnh xuống cái giường ấm áp, đánh một giấc đến tận hôm sau.
Oóc-gông – Tội nghiệp!
Đô-rin – Sau cùng chúng cháu nói mãi bà mới chịu để cho chích máu; thế là bà thấy nhẹ hẳn đi.
Oóc-gông – Còn ông Tác-tuýp?
Đô-rin – Ông hồi phục tinh thần giỏi ra trò. Để luyện cho linh hồn mình chống đau khổ, trong bữa ăn sáng, ông ta uống liền một hơi bốn cốc rượu vang để bù vào chỗ máu bà bị mất.
Oóc-gông – Tội nghiệp!
Đô-rin – Thế là cả ông ấy, cả bà cháu bây giờ đều khoẻ. Cháu vào báo cho bà biết trước là ông mừng bà đã bình phục nhé.
Hồi III
Lớp 5
Tác-tuýp, Đô-rin
Tác-tuýp (thấy Đô-rin, nói với người hầu của mình) – Này con, con cất cái áo gai với cái roi hành xác cho ta, và con hãy cầu Chúa lúc nào cũng soi sáng cho con. Có ai đến hỏi, bảo ta ra nhà lao phát tiền chẩn cho kẻ tù nhân.
Đô-rin – Rõ khéo điệu, khéo lừa bịp chưa!
Tác-tuýp – Chị cần gì?
Đô-rin – Nói với ông...
Tác-tuýp (rút cái khăn tay ở túi ra) – Chao ơi, lạy Chúa, tôi xin chị hãy cầm lấy cái khăn tay này rồi hãy nói.
Đô-rin – Làm sao kia?
Tác-tuýp – Chị che cái ngực chị đi, tôi không sao nhìn được, những thứ ấy làm tổn thương linh hồn và làm nảy ra những ý nghĩ tội lỗi.
Đô-rin – Thế ra ông dễ bị cám dỗ thế kia à? [...] Tôi thì chẳng dễ thèm thuồng đến thế. Giờ ông có trần truồng như nhộng ra đây, thì cái thể xác ông cũng chẳng khiêu khích được tôi tí nào.
Tác-tuýp – Chị ăn nói cho khiêm nhường một chút. Không thì tôi bỏ đi ngay tức khắc.
Đô-rin – Không, không, chính tôi đi ngay bây giờ đây. Tôi chỉ cần nói với ông một câu thôi. Bà tôi xin ông cho nói một câu chuyện, bà tôi sắp xuống đây bây giờ.
Tác-tuýp – Ôi! Tôi rất vui lòng.
Đô-rin (nói một mình) – Gớm, dịu hẳn ngay đi! Đấy, mình nói có sai đâu.
Tác-tuýp – Bà có xuống ngay không chị?
Đô-rin – Hình như tôi đã thấy tiếng bà rồi đấy. Đúng rồi, chính bà tôi vào đấy; thôi, tôi để hai người nói chuyện.
Lớp 3
Tác-tuýp, En-mia
Tác-tuýp – Cầu Chúa mãi mãi ban phước lành cho quý thể và cho linh hồn bà. Cầu Người phù hộ bà suốt đời được sung sướng, như kẻ mọn này vẫn hằng mong ước.
En-mia – Đa tạ ông vì lời cầu kính Chúa ấy. Nhưng ta hay ngồi xuống ghế cho tiện.
Tác-tuýp (ngồi) – Sau cơn khó ở vừa qua, bà đã thấy người hồi phục chưa ạ?
En-mia (ngồi) – Đã khá lắm, khỏi hẳn sốt rồi ạ. [...] Tôi muốn thưa riêng với ông một câu chuyện. Cũng may là ở đây vắng vẻ, không có ai tọc mạch.
Tác-tuýp – Tôi cũng lấy làm sung sướng vô cùng. Thưa bà, được diễm phúc cùng bà ngồi nói chuyện, mặt đối mặt thì còn gì bằng. Tôi vẫn cầu xin Chúa ban cho một khắc như thế này, mà cho đến nay Người vẫn chưa giáng phúc cho.
En-mia – Về phần tôi, tôi chỉ muốn thưa với ông một câu chuyện, mong ông cởi mở cả tấm lòng, đừng giấu tôi điều gì.
Tác-tuýp – Tôi cũng chỉ mong ước một đặc ân cao quý nhất là được giãi bày hết nỗi lòng với bà. Tôi xin thề rằng bấy lâu nay nếu tôi có kêu rên về việc khách khứa ra vào nơi đây vì dung nhan kiều diễm của bà thì sự đó cũng chẳng phải là tôi oán thù gì bà. Trái lại, đó chỉ là vì tôi quá nhiệt tình, chỉ vì một tấm tình...
(Đặt tay lên đầu gối En-mia).
En-mia – Tay ông làm gì thế?
Tác-tuýp – Tôi sờ cái áo, thứ vải này mịn quá.
En-mia – Ồ! Xin ông, ông bỏ tay ra, tôi có máu hay buồn. (En-mia dịch ghế ra, Tác-tuýp nhích ghế theo).
Tác-tuýp – Trời! Thứ hàng ren này đẹp lạ. Bây giờ người ta làm mới tuyệt làm sao! Chưa hề thấy người ta làm các thứ hàng khéo đến thế bao giờ.
En-mia – Đúng thế. Nhưng ta hãy nói vào chuyện của ta một tí. Nghe đồn nhà tôi muốn bội lời ước cũ và gả cô bé cho ông, có đúng thế không ạ?
Tác-tuýp – Ông nhà cũng có nói qua với tôi, nhưng, thưa bà, điều ấy đâu có phải là hạnh phúc mà tôi mơ ước. Cái hạnh phúc kì diệu mà tôi hằng sở nguyện nó ở chỗ khác kia.
En-mia – Ấy là vì ông chả thiết gì ở cõi đời trần tục này.
Tác-tuýp – Lòng tôi đâu có phải là gỗ đá.
En-mia – Riêng tôi lại cứ tưởng ông chỉ có những khát vọng về thiên đường và chẳng màng đến cái gì ở trần gian này.
Tác-tuýp – Lòng người say sưa với những cái đẹp vĩnh cửu, nhưng cũng không vì thế mà không thích những cái đẹp trần tục. Chúng ta dễ đắm say trước những công trình hoàn mĩ mà Chúa sáng tạo. Ở người phụ nữ, có hình ảnh diễm lệ của Chúa. [..] Bà là một kì công của tạo hoá. Trông thấy bà, tôi không thể không kính phục Đấng sinh ra muôn loài. Lòng tôi bừng cháy một mối tình nồng nàn trước cái hình ảnh tuyệt mĩ của Chúa là bà. [...].
En-mia – Thật là một lời tỏ tình lịch sự, nhưng cũng khá lạ lùng. Tôi tưởng ông phải nén lòng hơn thế và suy nghĩ một tí xem thế nào thì mới phải. Một người sùng đạo như ông mà ai cũng bảo là...
Tác-tuýp – Ấy thưa bà, dù sùng đạo, tôi vẫn chỉ là một con người. Trước nhan sắc thần tiên của bà, người ta chỉ có đắm đuối mà thôi, chứ không lí luận gì được. [...] Tất cả ước nguyện của tôi đều hướng về vẻ đẹp mê hồn của bà. Đã có đến nghìn lần tôi tỏ tình ở đầu mày cuối mắt, ở những tiếng thở dài não nuột. Hôm nay tôi mượn lời nói để giãi bày nỗi lòng tường tận hơn. Nếu trái tim nhân hậu của bà đoái tới nỗi đau khổ của kẻ nô lệ hèn mọn này, nếu bà rủ lòng thương mà hạ cố đến kẻ bất tài này, thì, thưa quý phu nhân kiều diễm, kẻ này xin thờ phụng phu nhân một cách không có lòng mộ đạo nào so sánh được. Với tôi, bà không lo gì về danh dự hết và cũng không sợ tôi không trung thành. Những hạng tình nhân nơi cung đình được phụ nữ say mê thường cứ khoa trương rầm rĩ, khua chuông đánh mõ cho mọi người biết cái diễm phúc họ đã giành được, thế là họ làm ô danh những kẻ họ thờ phụng. Còn bọn chúng tôi thì yêu rất kín đáo, không bao giờ để lộ mảy may. Chúng tôi càng giữ tiếng cho mình bao nhiêu thì người chúng tôi yêu cũng được giữ kín bấy nhiêu. Những ai nhận tấm lòng tha thiết của chúng tôi thì được hưởng ái tình không tai tiếng và lạc thú không chút sợ hãi.
En-mia – Tôi đã nghe ông nói, ông đã giãi bày tâm sự bằng những lời hùng biện khá bạo đấy. Ông không sợ tôi sẽ đem câu chuyện phong tình này kể lại với chồng tôi hay sao? Ông không sợ nếu chồng tôi biết mối tình đường đột này thì lòng yêu mến đối với ông sẽ giảm đi hay sao? [...] Tôi sẽ không mách chồng tôi, nhưng về phần ông thì, ngược lại, tôi yêu cầu ông một điều, là ông hãy giục chồng tôi cho Va-le-rơ (Vallere) cưới Ma-ri-an ngay, ông phải dứt khoát, không được làm lôi thôi gì cả. Từ rày, ông phải từ bỏ không được lợi dụng cái uy quyền bất chính để hi vọng đoạt lấy tài sản của người khác và...
[Lược dẫn: Đến đây, Đa-mít từ chỗ nấp bước ra, sau đó khi Oóc-gông vào, anh đem chuyện mình nghe được kể cho cha biết. Tác-tuýp xảo trá xoay đổi tình thế bằng “khổ nhục kể”, khiến Oóc-gông tưởng Đa-mít bịa đặt. Ông đuổi Đa-mít ra khỏi nhà, tuyên bố truất phần gia tài của con trai, đẩy nhanh việc gả con gái cho Tác-tuýp.]
Lớp 7
Oóc-gông, Tác-tuýp
Oóc-gông – Đời thuở nhà ai lại lăng mạ một bậc thánh nhân như thế bao giờ!
Tác-tuýp – Lạy Chúa! Chúa tha tội cho kẻ đã làm con khổ nhục. (Nói với Oóc-gông) Bác ơi, bác có hiểu thấu tôi thấy người ta định bôi nhọ tôi trước mặt bác, tôi khổ tâm như thế nào không?
Oóc-gông – Khổ quá!
Tác-tuýp – Chỉ nghĩ đến sự bội bạc đó, lòng tôi cũng đủ tê tái ê chề, tôi ghê tởm... Tôi đau xé ruột xé gan, không thể nói nên lời, có lẽ tôi chết mất, bác ơi.
Oóc-gông (vừa khóc vừa chạy ra phía cửa mà con trai mới ra khỏi) – Thằng bất lương! Không hiểu sao lúc nãy tao lại tha cho mày mà không đập chết mày ngay lúc ấy. Bác ơi, bác hãy bình tâm lại, xin bác đừng giận.
Tác-tuýp – Thôi, thôi, hãy gác những chuyện bàn cãi bực mình này lại. Tôi thấy rõ là vì tôi mà gia đình bác lục đục, tôi nghĩ rằng tôi cần đi khỏi cho rồi, bác ạ.
Oóc-gông – Chết nỗi, sao bác lại dạy thế?
Tác-tuýp – Cả nhà hằn thù tôi, rõ ràng là ai cũng tìm cách làm cho bác nghi ngờ lòng chân thành của tôi.
Oóc-gông – Bác chấp làm gì. Bác xem, tôi có thèm nghe đứa nào đâu.
Tác-tuýp – Hẳn họ chưa buông tha đâu. Lần này, bác vứt bỏ những chuyện bịa đặt ấy, nhưng biết đâu lần sau bác lại bùi tai nghe.
Oóc-gông – Không, không bao giờ, bác ạ.
Tác-tuýp – Nhưng, bác ơi, vợ thỏ thẻ bên tai thì chắc là dễ làm xiêu lòng chồng.
Oóc-gông – Không không.
Tác-tuýp – Thôi, bác cứ để tôi đi, cho người ta chả còn lí do gì gây sự với tôi.
Oóc-gông – Không, bác phải ở lại, không có bác thì tôi sống làm sao!
Tác-tuýp – Đã thế thì tôi phải đành nhẫn nhục chịu đau khổ vậy.
Tác-tuýp – Thì thôi, ta không nói chuyện ấy nữa. Nhưng phải liệu xử sự như thế nào mới được. Chuyện danh dự là khó lắm. Và tôi cũng phải đề phòng lời ong tiếng ve, phải làm sao cho người ta khỏi nghi ngờ nhảm nhí, để tình bằng hữu của chúng ta khỏi bị tổn thương. Tôi sẽ tránh mặt bác gái, bác sẽ thấy tôi...
Oóc-gông – Không được, bác sẽ cứ trò chuyện với nhà tôi, thấy xác tất! Tôi chỉ muốn lúc nào mọi người cũng thấy bác đứng ngồi bên cạnh nhà tôi; ấy, tôi cứ thích trêu gan thiên hạ như vậy. Chưa hết đâu, tôi còn muốn chỉ để một mình bác thừa hưởng gia tài của tôi, và ngay bây giờ tôi đi sang tên cho bác một cách hợp lệ tất cả cái cơ nghiệp này, xem chúng nó làm gì được nào. Bác là người bạn chân thực, người bạn tốt mà tôi chọn làm rể, tôi quý gấp trăm ngàn lần vợ con, họ hàng. Bác không từ chối chứ?
Tác-tuýp – Lạy Chúa! Ý Chúa đã định thì phải tuân theo.
Oóc-gông – Tội nghiệp chưa! Phải mau mau làm giấy tờ mới được, cho những đứa ganh ghét cứ uất lên mà chết!
(In trong Mô-li-e – Tuyển tập kịch, tập I, Đỗ Đức Hiểu dịch,
NXB Văn học, 1964, tr. 46 – 90)
Tóm tắt nội dung câu chuyện trong văn bản Người u mê gặp kẻ lừa bịp, từ đó xác định tình huống hài kịch
Đọc văn bản Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
THUẾ MÁU
Nguyễn Ái Quốc
I. CHIẾN TRANH VÀ “NGƯỜI BẢN XỨ”
Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” (Annanite) bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiển” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng họ đã phải trả bằng một cái giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu. Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng (Balkan), lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, – chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sống Mác-nơ (Marne), hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ (Champagne), để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế.
Cuối cùng, ở hậu phương, những người làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn “bô-sơ”, nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; đăng nào cũng thế thôi, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy. Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương, đất nước mình nữa!
II. CHẾ ĐỘ LÍNH TÌNH NGUYỆN
Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi: Dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương từ bao đời nay bị bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khoá, sưu sai, tạp dịch, bằng cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh quan trên, từ 1915 – 1916 tới nay, lại còn phải chịu thêm cái vạ mộ lính nữa.
Những biến cố trong mấy năm gần đây là cái cớ để người ta tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương. Những người bị bắt đều bị nhốt vào trại lính với đủ thứ tên: Lính khố đỏ, lính thợ chuyên nghiệp, lính thợ không chuyên nghiệp,...
Theo ý kiến của tất cả các cơ quan có thẩm quyền không thiên vị được giao cho sử dụng ở châu Âu “vật liệu biết nói” châu Á, thì vật liệu này đã không đưa lại kết quả tương xứng với chi phí rất lớn về chuyên chở và bảo quản.
Sau nữa, việc săn bắt thứ “vật liệu biết nói” đó, mà lúc bấy giờ người ta gọi là “chế độ lính tình nguyện” (danh từ mỉa mai một cách ghê tởm) đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn.
Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: Vị “chúa tỉnh” - mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị “chúa tỉnh” – ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở kiểu D thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền.
Thoạt tiên, chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ, những người này phải chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: “Đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra. Những người bị tóm đi như thế còn hào hứng gì nữa với cái nghề cột vào cổ họ. Cho nên, bước chân vào trại lính là họ liền tìm mọi cơ hội để trốn thoát.
Còn những người nào thấy không thể thoát khỏi số phận hẩm hiu, thì tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất, mà thông thường hơn cả là bệnh đau mắt toét chảy mủ, gây ra bằng cách xát vào mắt nhiều thứ chất độc, từ vôi sống đến mủ bệnh lậu.
* * *
Ấy thế mà trong một bản bố cáo với những người bị bắt lính, Phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những người lính sẽ còn sống sót và truy tặng những người sẽ hi sinh “cho Tổ quốc”, đã trịnh trọng tuyên bố rằng:
“Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ”.
Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh tốp thì bị xách tay điệu về tỉnh lị, tốp thì trước khi xuống tàu bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miêu, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hoà và ở nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập” và “không ngần ngại”?
[...]
III. KẾT QUẢ CỦA SỰ HI SINH
Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người “Nê-gơ-rô” (negroid) lẫn người “An-nam-mít” mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu”.
Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua đến các vật kỉ niệm đủ thứ,... trước khi đưa họ đến Mác xây (Marseille) xuống tàu về nước, đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” đó sao?
Thế là những “cựu binh” – đúng hơn là cái xác còn lại – sau khi đã dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lí nay tay không trở về với chế độ bản xứ của họ, một chế độ không biết gì đến chính nghĩa và công lí cả.
Theo báo chí Đông Dương thì thương binh người Pháp bị mất một phần thân thể và vợ con của tử sĩ người Pháp đều được cấp môn bài' bán lẻ thuốc phiện.
Như thế là trong một việc mà chính quyền thuộc địa đã phạm tới hai tội ác đối với nhân loại. Một mặt, họ vẫn chưa thoả khi tự tay làm cái việc bỉ ổi của người đầu độc, mà còn muốn lôi kéo vào đây cả những nạn nhân đáng thương hại của cuộc huynh đệ tương tàn nữa. Mặt khác, họ coi rẻ tính mạng và xương máu của những kẻ đã bị họ lừa bịp, đến nỗi tưởng rằng chỉ cần quẳng cho những người này khúc xương thối ấy là đủ để đền bù được một cánh tay bị mất hoặc mạng của một người chồng.
Chúng tôi chắc rằng thương binh và quả phụ chiến tranh sẽ đá văng món quà nhơ nhớp ấy và nhổ vào mặt kẻ tặng quà. Chúng tôi cũng tin chắc rằng thế giới văn minh và người Pháp lương thiện sẽ đứng về phía chúng tôi lên án bọn cá mập thực dân đang không ngần ngại đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi.
[...]
(In trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2,
NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 25 – 33)
Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số bằng chứng cho thấy văn bản có kết hợp sử dụng lời kể, lời miêu tả, lời bàn luận của người viết:
Nội dung sự việc
Lời kể
Lời miêu tả
Lời bàn luận của người viết
Chiến tranh và “người bản xứ”
…
…
…
Chế độ lính tình nguyện
…
…
…
Kết quả của sự hi sinh
…
…
…
Sử dụng Bảng kiểm kĩ năng so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học dưới đây, tự đánh giá bài nói của bạn khi luyện tập ở nhà.
Nội dung kiểm tra
Đạt
Không đạt
Mở đầu
Lời chào ban đầu và tự giới thiệu
Giới thiệu khái quát về hai tác phẩm cần so sánh (tên tác phẩm, tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,...)
Nêu khái quát nội dung cần so sánh, đánh giá
Nội dung chính
Trình bày ý kiến so sánh điểm tương đồng của hai tác phẩm
Trình bày ý kiến so sánh điểm khác biệt của hai tác phẩm
Thể hiện ý kiến đánh giá của người nói về phong cách sáng tác của hai tác phẩm
Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu lấy từ hai tác phẩm
Kết thúc
Tóm tắt được nội dung so sánh, đánh giá hai tác phẩm
Nêu vấn đề thảo luận và mời người nghe phản hồi, trao đổi
Kĩ năng trình bày, diễn đạt
Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, đáp ứng yêu cầu của kiểu bài
Kết hợp sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày
Tương tác tích cực với người nghe
Phản hồi thoả đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe
Đọc văn bản Tịch Phương Bình và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới.
TỊCH PHƯƠNG BÌNH
Bồ Tùng Linh
Tịch Phương Bình, người huyện Đông An. Cha tên là Liêm, tính tình ngay thẳng nhưng vụng ăn nói. Ở trong làng, Liêm có hiềm khích với một người nhà giàu họ Dương. Họ Dương chết trước. Vì thế, mấy năm sau, khi Liêm bệnh nặng sắp nguy kịch, nói với người ta rằng: “Lão Dương nay đang hối lộ dưới âm phủ sai đánh đập tôi đó”. Chốc lát, mình mẩy sưng phù bầm tím, kêu gào rồi chết. Tịch đau xót thảm thiết, không chịu ăn uống, nói: “Cha ta là người chất phác, nay bị bọn quỷ : Tình cảm và câu nói dữ lấn ép, ta xuống âm ti thay cha xin minh oan”. Từ đó, không nói gì nữa cả, khi đứng hoặc ngồi, vẻ như người ngây. Thì ra hồn đã lìa khỏi xác.
Tịch vừa thấy mình ra khỏi cửa, chưa biết đi đâu. Nhưng thấy người đi trên đường, liền hỏi đường đến thành ấp. Một lúc sau, vào thành. Thấy cha mình đã bị giữ ở trong ngục. Tịch đến cửa ngục, thấy cha nằm dưới mái hiên, bộ dạng hết sức khốn khổ. Cha Tịch ngẩng mắt lên, nhìn thấy con từ xa, chảy nước mắt giàn giụa, liền nói: “Bọn ngục lại đều ăn đút lót, ngày đêm đánh đập cha, chân cẳng đui về nát bấy cả rồi”. Tịch nổi giận lớn tiếng mắng bọn ngục tốt: “Cha ta nếu như có tội, thì đã có pháp luật âm phủ, há để bọn quỷ mị chúng bay tự tiện ngang ngược hay sao!”. Rồi lấy bút ra viết đơn kiện. Thì vừa gặp đúng buổi chầu sớm ở sở quan Thành Hoàng, liền đưa đơn vào.
Họ Dương sợ, đem hối lộ từ trong lẫn ngoài, rồi mới ra đối chất. Thành Hoàng coi rằng đơn tụng không có bằng chứng, không cho Tịch vào chầu. Tịch tức giận không biết lại kêu oan vào đâu, đi thêm một trăm dặm nữa tới quận, đem đơn kiện báo cho Quận Ti. Lâu cả nửa tháng mới được vào cật vấn. Quận Ti ra lệnh đánh đòn Tịch một trận và phê cho Thành Hoàng xét xử lại. Tịch tới ấp, thân bị cùm kẹp, không thể tự mình bày tỏ oan khuất. Thành Hoàng sợ Tịch lại đưa kiện nữa, sai quân hầu áp giải về nhà. Bọn sai dịch (đưa Tịch) tới cửa rồi bỏ về. Tịch không chịu vào nhà, lẻn trốn về âm phủ, tố cáo Quận Ti tham ô. Diêm Vương (vua âm phủ) liền cho câu lưu đối chất. Hai quan bí mật sai kẻ tâm phúc đến điều đình với Tịch, hứa cho một ngàn lạng vàng. Tịch không nghe. Được mấy ngày, chủ quán (chỗ Tịch bị giam giữ) bảo: “Ông cứng đầu quá, phủ quan muốn giải hoà mà không chịu nhận. Nghe nói các quan mang thư tới trước Diêm Vương. Tôi e việc không tốt đầu”. Tịch cho là lời đồn đại vô căn cứ nên không tin lắm. Một chốc có người áo đen gọi vào. Lên sảnh đường thấy Diêm Vương có vẻ giận dữ, không cho phép nói gì cả, ra lệnh đánh Tịch hai mươi đòn. Tịch lớn tiếng hỏi “Tôi có tội gì?” Diêm Vương làm như không nghe thấy. Tịch chịu đòn, la to: “Bị đòn là đáng kiếp! Ai bảo ngươi không có tiền”. Diêm Vương càng giận thêm, sai đem đặt lên giường lửa. Hai con quỷ lôi Tịch xuống, thấy thêm bên cạnh có đặt cái giường sắt, bên dưới có lửa đốt, mặt giường đỏ rực. Quỷ lột áo Tịch ra, đặt lên đó, lăn qua lăn lại, dày vò đè ép. Tịch cực kì đau đớn, xương thịt cháy đen, khó muốn chết mà không được. Khoảng hai giờ sau, một con quỷ nói: “Đủ rồi”. Đoạn kéo Tịch khỏi giường, cho mặc áo; may mà còn khập khễnh đi được. Tịch lại đi lên sảnh đường, Diêm Vương hỏi: “Dám kiện nữa thôi?”. Tịch nói: “Oan uống chưa bày giải xong, tấc lòng này chưa chết; nếu bảo không kiện nữa, tức là dối gạt ngài. Vậy sẽ kiện nữa”. Diêm Vương lại hỏi: “Kiện điều gì?”. Tịch nói: “Thân này phải chịu đựng những gì, đều nói ra hết”. Diêm Vương lại nổi giận, sai đem Tịch ra cưa xẻ thân thể. Hai con quỷ lôi đi, Tịch thấy một cây gỗ dựng đứng, cao chừng tám, chín thước, trên có hai tấm gỗ, ở trên ở dưới, máu đọng bê bết. Hai con quỷ sắp sửa trói Tịch vào đó, bỗng nghe trên sảnh đường hô lớn: “Tên Tịch!”. Hai con quỷ lại áp giải Tịch trở lại (chỗ cũ). Diêm Vương lại hỏi: “Còn dám kiện tụng nữa thôi?” Tịch đáp: “Vẫn kiện”. Diêm Vương ra lệnh tức tốc mang đi. Dưới cây gỗ, hai con quỷ lấy hai tấm gỗ kẹp Tịch lại, buộc lên cây gỗ. Cái cưa vừa hạ xuống, Tịch có cảm giác như óc trên đỉnh đầu từ từ nứt ra, đau đớn không chịu nổi, nhưng vẫn cắn răng không kêu la. Nghe một con quỷ nói: “Tên này cứng cỏi thiệt!”. Tiếng của soàn soạt xuống tới dưới ngực, lại nghe một con quỷ nói: “Người này chí hiếu vô tội, cưa xiên qua một bên, đừng hại vào tim”. Tịch nghe lưỡi cưa quẹo quành xuống dưới, càng đau đớn gấp bội. Một lúc sau, thân đứt làm hai. Khi hai tấm gỗ mở ra, hai nửa mình đổ xuống đất. Hai con quỷ lên sảnh đường cất tiếng thông báo (đã cưa xong). Sảnh đường truyền lệnh ráp hai nửa thân hình lại rồi đem lên xem. Hai con quỷ liền ấn hai phần thân thể dính lại với nhau và lôi đi. Tịch có cảm giác chỗ đường của đau muốn xé ra, mỗi nửa bước lại té nhào. Một con quỷ rút từ lưng ra một sợi dây đưa cho Tịch nói: “Tặng anh báo hiếu”. Tịch cầm lấy buộc vào lưng, bỗng thấy mình khoẻ khoắn, không còn chút đau đớn nào nữa. Rồi lên sảnh đường quỳ xuống. Diêm Vương lại hỏi như lần trước. Tịch khiếp sợ lại bị tra tấn khốc liệt, liền nói: “Không kiện nữa”. Diêm Vương tức thì ra lệnh dẫn Tịch đưa về dương gian.
Lính canh dẫn Tịch ra cửa phía bắc, chỉ cho đường về, rồi quay trở lại (âm phủ). Tịch nghĩ âm ti còn ám muội hơn cả trần gian, nhưng khốn nỗi không biết đường nào kêu tới Thượng Đế. Tục truyền Nhị Lang ở Quán Khẩu là người có công huân với Thượng Đế, là bậc thần thông minh, chính trực, cầu xin chắc được linh ứng. Mừng thấy hai tên lính canh đã đi khỏi rồi, Tịch liền xoay mình đi về hướng nam. Trong lúc đang tất tả chạy, thì có hai người đuổi theo:“Diêm Vương đã ngờ nhà ngươi không chịu về, quả nhiên là thế!”. Chúng nó liền dẫn trở về gặp lại Diêm Vương. Tịch thầm nghĩ Diêm Vương sẽ nổi nóng hơn nhiều, tai vạ càng dữ dội thêm nữa. Nhưng Diêm Vương không có vẻ giận chi cả, bảo Tịch rằng: “Ngươi thật chí hiếu. Còn oan khuất của cha ngươi, ta đã rửa sạch như tuyết rồi. Bây giờ đã được đầu thai ở nhà giàu sang, thì ngươi còn kiện cáo âm phủ làm chi. Nay đưa ngươi về, cho ngươi nghìn lạng vàng làm tài sản, tăng thêm tuổi thọ, ngươi bằng lòng chưa?”. Rồi ghi vào sổ, đóng con dấu thật to, đưa cho Tịch xem tận mắt. Tịch lạy tạ, lui xuống. Hai con quỷ cùng ra theo, tới ngoài đường, vừa xua đi vừa chửi Tịch: “Thằng giặc gian trá, bao lần tráo trở, làm bọn tao vất vả muốn chết. Mi mà làm như thế nữa, sẽ bắt mi bỏ vào cối xay, nghiền thành bột. Tịch trợn mắt quát lớn: “Đồ quỷ tầm bậy. Tính ta sợ dao cưa, chứ không sợ đánh đập. Cứ về hỏi lại Diêm Vương; Diêm Vương ra lệnh cho ta tự về, sao lại mất công dẫn đi theo làm gì?”. Đoạn chạy ngược lại. Hai con quỷ sợ, xuống giọng khuyên nhủ Tịch trở về. Tịch cố ý đi chậm chạp, đi vài bước lại nghỉ bên đường. Hai con quỷ nuốt hận, không dám nói gì nữa.
Khoảng nửa ngày, đến một xóm nọ, có một cửa hé mở, hai con quỷ dẫn Tịch cùng ngồi. Tịch liền ngồi ở bậc cửa. Hai con quỷ thừa dịp bất ngờ, đẩy Tịch vào trong cửa. Khi định thần nhìn lại thì mình đã hoá thành một đứa bé sơ sinh. Phẫn uất kêu khóc, ba ngày không bú rồi chết non. Hồn vất vưởng không quên Quán Khẩu. Đi được chừng mấy chục dặm, bỗng thấy lọng kích ngang đường. lịch vì muốn tránh, vượt qua đường, nên phạm phải nghi trượng, bị lính đi trước ngựa bắt, trói đem giải lên trước xe. Ngẩng lên trông thấy trong xe có một người trẻ tuổi, dáng dấp khôi ngô tuấn tú. Người thiếu niên hỏi Tịch: “Ai đấy?”. Tịch chính vì oan khuất chưa biết bày tỏ nơi đâu, nghĩ rằng đây là một viên quan to, có thể tác oai tác phúc, nên nói ra hết mọi điều oan ức khổ sở mà mình đã chịu dựng. Người trong xe ra lệnh cởi trói cho Tịch và sai cho đi theo xe. Một lúc sau đến một nơi, có cả hơn chục quan viên nghênh đón bên trái đường. Người trong xe hỏi thăm từng người. Xong chỉ Tịch và nói với một ông quan rằng: Đây là một người dưới trần vừa muốn kêu nài, nên xét xử ngay lập tức”. Tịch hỏi người được dặn bảo chính là Nhị Lang. Tịch nhìn Nhị Lang, thân hình cao lớn, mặt theo hầu mới biết người trong xe là Cửu Vương điện hạ của Thượng Đế, và người mày râu ria rậm rạp, không giống như thế gian truyền tụng. Cửu Vương đi rồi, Tịch theo Nhị Lang đến một sở quan, chính là chỗ cha Tịch và lão họ Dương bị giam giữ. Chốc lát trong xe tù có tù nhân chui ra, thì là Diêm Quận Ti và Thành Hoàng. Mọi lời thẩm vấn đối chất đều không sai khác những lời Tịch đã khai. Ba quan run sợ, trông như chuột mắc bẫy. Nhị Lang cầm bút phán quyết. Một lát sau, bản án truyền xuống, cho mọi người trong vụ án xem. Quyết định như sau:
Xét rằng Diêm Vương, được phong tước vương, thụ ơn Thượng Đế. Lẽ ra phải giữ mình trong sạch để dẫn dắt thuộc quan, không được tham ô mà bị chê bai, chỉ trích. Thế mà y nghi trượng nghênh ngang, chỉ khoe khoang cấp bậc cao sang; tham lam, ác độc như giống cừu loài sói, làm nhơ nhuốc phẩm cách bề tôi. Búa đánh, dao chặt, cha con xương thịt còn chi. Cá lớn nuốt cá bé, cá ăn tôm; đàn kiến nhỏ nhoi đáng xót. Phải vốc nước Tây giang đem mi ra rửa ruột; đem đốt nóng giường đông, cho ngươi vào hũ.
Xét rằng Thành Hoàng, Quận Ti, là quan cha mẹ dân đen, chăn dắt bò dê cho Thượng Đế. Tuy chức phận ở hàng dưới, (nhưng là) người tận tuỵ há chịu khom lưng; dù bị quan trên chèn ép, kẻ vững chí phải nên cứng cổ. Thế mà lại làm tay chân cho loài diều loài ó, quên nghĩ tới thân phận dân nghèo. Lại còn vênh váo thói khi vượn gian manh, chẳng hiềm làm loài quỷ đói. Chuyên ăn bòn đút lót làm điều trái phép, đúng là bầy mặt người dạ thú. Phải cho rút tuỷ thay lông, lột da đổi vỏ mà đi đầu thai kiếp khác.
Xét rằng mấy tên sai dịch, đã ở cùng lũ quỷ, đâu phải loài người. Cửa công nên gắng tu sửa, hòng mong trở lại kiếp người. Cớ sao biển khổ dậy sóng, gây nên oan nghiệt tày trời? Vênh vang ngang ngược, mặt chó (tạo điều oan khuất) khiến cho sương rơi tháng hạ. Náo loạn kêu gào, oai hổ cắt ngang đường lớn. Phóng túng doạ dẫm nơi âm phủ, ai ai đều biết cai tù đáng nể. Theo hùa giúp rập bọn quan tham tàn ác độc, mọi người cùng khiếp phường đồ tể. Đáng đưa chúng nó ra pháp trường chặt đứt chân tay; lại đem bỏ vào vạc sôi dầu bỏng, vớt ra chỉ còn Xét rằng lão họ Dương, giàu có nhưng không có lòng nhân; gian giảo nhiều mánh lới. Ánh vàng bạc rọi đất, khiến cho hết thảy điện đài ở cõi âm cũng phải lu mờ. Hơi đồng ngút trời, làm cho những người chết oan trong thành không còn thấy được mặt trời, mặt trăng. Mùi tiền bạc tanh tưởi sai khiến được quỷ, sức mạnh của nó làm lay động tới cả bậc thần. Nên truyền lệnh tịch biên gia sản họ Dương, đem tưởng thưởng lòng chí hiếu của ông Tịch. Tức khắc giao phó cho thần núi Thái Sơn.
(In trong Bồ Tùng Linh, Liêu trai chí dị,
Cao Tự Thanh dịch, NXB Văn hoá Sài Gòn, 2005, tr. 122 – 125)
Xác định đề tài, chủ đề của truyện và nếu căn cứ để xác định chủ đề.