Danh sách câu hỏi
Có 3,253 câu hỏi trên 66 trang
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của nó đến giáo dục đại học
1. Mô hình Đại học 4.0
Vai trò và sứ mạng
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ, làm thay đổi vai trò của các trường đại học trong xã hội. Các trường đại học đang chuyển từ vai trò là nền tảng cung cấp tri thức cho xã hội sang vai trò phải thích ứng với xã hội, giải quyết các vấn đề của xã hội. Các trường đại học phải trang bị cho sinh viên về kiến thức chuyên ngành cùng các kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving), kĩ năng ra quyết định (decision making),... và cho phép họ tham gia vào môi trường làm việc thực để họ có thể áp dụng và thử nghiệm các kết quả học tập và nghiên cứu của mình để vừa nâng cao kiến thức và kinh nghiệm, vừa giải quyết các vướng mắc trong thực tế.
Sự thay đổi về thứ tự ưu tiên các ngành nghề, ảnh hưởng của toàn cầu hoá, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đang tạo áp lực lớn đòi hỏi các trường đại học phải xem lại vai trò của họ và những giá trị mà họ mang lại cho các sinh viên và cho toàn xã hội.
Đây có thể là một trong những mô hình của đại học trong tương lai được gọi là Đại học 4.0 (University 4.0). Trong giai đoạn này, các trường đại học sẽ kết nối mạnh mẽ với các doanh nghiệp và cộng đồng xung quanh và làm tốt nhất những gì có thể cho các sinh viên, doanh nghiệp và cho toàn xã hội.
Đại học phải thích ứng với các yêu cầu của xã hội
Các trường đại học trong tương lai sẽ tạo điều kiện cho sinh viên có thể học trực tuyến ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào và cố gắng thoả mãn các yêu cầu chính đáng của người học. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, sinh viên có thể học kết hợp nhiều phương thức khác nhau từ học tập trung, kết hợp học tập trung với học qua mạng hoặc học hoàn toàn qua mạng.
Trong tương lai, các trường đại học sẽ hướng tới cung cấp nhiều bằng cấp cùng một lúc với thời gian học tập ngày càng rút ngắn. Đồng thời, trang bị thêm cho sinh viên nhiều kĩ năng khác để vừa hoàn thành tốt công việc được giao nhưng cũng sẵn sàng để thay đổi công việc khi cần. Các trường đại học sẽ phối hợp với các doanh nghiệp để thiết kế nội dung học tập nhằm đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng các yêu cầu của ngành nghề và người lao động. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên vẫn tiếp tục được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức ở trường đại học để đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai thông qua các phương thức khác nhau và thông qua mạng lưới cựu sinh viên của trường.
Trường đại học là hạt nhân cho sự hợp tác
Các trường đại học sẽ phải phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để nghiên cứu giải quyết các vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp. Trường đại học không chỉ là các trung tâm nghiên cứu, trang bị kiến thức mà còn là nơi gắn nhu cầu và lợi ích của các doanh nghiệp, các nhà tư vấn, nhà đầu tư và các cơ quan của chính phủ. Thông qua mối quan hệ chặt chẽ này, các ý tưởng sáng tạo được thực hiện và áp dụng vào thực tiễn một cách nhanh nhất. Cũng thông qua mối quan hệ này mà sinh viên ra trường luôn có các kĩ năng phù hợp với yêu cầu của công việc trong tương lai.
Chẳng hạn như bạn là một sinh viên IT của một trường trong thành phố, bạn sẽ được học tập trong một môi trường thực tế kết nối số giống như “phòng thí nghiệm sống”, nó cho phép bạn thử nghiệm áp dụng các kiến thức học được vào ngay cho việc quy hoạch, xây dựng thành phố thông minh. Sinh viên ngành thể thao có thể tham gia cùng mọi hoạt động của các vận động viên chuyên nghiệp trong luyện tập, thu thập, phân tích dữ liệu và đưa ra các giải pháp luyện tập để nâng cao thành tích, sức khoẻ.
Ngày nay, mối quan hệ giữa Nhà nước, các doanh nghiệp và các trường đại học đã thay đổi nhiều. Sự thay đổi như vũ bão của khoa học và công nghệ đang đặt ra những yêu cầu mới đối với lực lượng lao động. Chỉ những trường nào thay đổi để đáp ứng với yêu cầu của cách mạng (đại học số) sẽ tồn tại trong môi trường cạnh tranh ở cả trong nước và quốc tế. Sự thay đổi này cần phải diễn ra ở mọi lĩnh vực từ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cho đến quản lí hành chính.
2. Giảng dạy trong Đại học 4.0
Sinh viên thời đại 4.0 là sản phẩm của thế hệ số. Họ có thể kết nối học tập qua mạng xã hội, truy cập điện toán đám mây, khai thác dữ liệu lớn bằng điện thoại di động 24/7. Người học không phụ thuộc vào không gian và thời gian, điều đó cho phép họ chủ động học tập một cách linh hoạt. Ngày nay, có rất nhiều các phương thức học mới như E-books, mô phỏng máy tính, video tương tác và trò chơi trực tuyến (game online) phục vụ cho học tập. Nhờ đó mà sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách trực giác thông qua mô phỏng các quá trình phía nam và 1 ni giá các kết quả một cách dễ dàng.
Toàn cầu hoá đã giúp các trường đại học có thể phổ biến các xếp dung dong dạy của họ đến đông đảo đối tượng người học khác nhau thông qua Interng. Ngày nay, bất cứ trường đại học nào cũng có thể trở thành đại học tán cầu, họ không chỉ thu hút sinh viên trong nước mà còn có khả năng thu hút nhiều sinh viên quốc tế.
Cá nhân hoá việc học tập cũng là một đặc điểm nổi trội trong kí nguyên số, ho Thông qua E-learning, một sinh viên có thể chọn lựa những môn học phù hợp thay vì phải tiếp thu một khối lượng kiến thức nặng nề, bắt bước trong các khóa học truyền thống. Hơn nữa, thông qua học trực tuyến, cá nhân có thể điều chính tiến độ học tập cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình. Các trường đại học phải hướng đến việc thoả thuận với sinh viên về kế hoạch học tập sao cho phù hợp với từng người và hướng dẫn họ thực hiện từng bước cho đến hết khóa học. Dùng trí tuệ nhân tạo AI phân tích hồ sơ và kết quả học tập trước đây của sinh viên, nhà trường có thể đưa ra lộ trình học tập vừa phù hợp với hoàn cảnh hiện tại vừa có thể chuẩn bị cho việc học tập tiếp theo trong tương lai. Các khóa học luôn có két hợp giữa giáo dục trực tuyến (E-learning) và học truyền thống, trong đó, vai trò của giảng viên sẽ thay đổi tử vị trí một chuyên gia cung cấp kiến thức sang với trò là người hướng dẫn khoa học và người điều phối việc học tập của sinh viên.
3. Nghiên cứu trong Đại học 4.0
Trong Đại học 4.0, giảng viên và sinh viên có thể tiến hành nghiên cứu khoa học ở mọi lúc, mọi nơi với nhiều cách thức mới. Đại học số cho phép kết nối các nhà khoa học ở các trường đại học, viện nghiên cứu khác nhau để hình thành nên những nhóm nghiên cứu có củng một mối quan tâm. Các nhóm nghiên cứu áo này sẽ tuyển dụng các ứng viên thích hợp, phán công trách nhiệm, đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu qua mạng Internet. Việc trao đổi học thuật, chia sẻ tài liệu, thậm chí các trang thiết bị thí nghiệm qua môi trường mạng sẽ làm đơn giản hóa việc đầu tư và đẩy nhanh quá trình nghiên cứu. Thông qua Internet, không chỉ các dữ liệu đã qua xử lí mà cả dữ liệu thô cũng đều được chia sẻ rộng rãi giữa các nhà nghiên cứu. Sử dụng mạng Internet và các công cụ IT khác cho phép quản lí tốt và hiệu quả các dự án nghiên cứu lớn, phức tạp.
Tài liệu tham khảo:
1. Anealka Aziz Hussin, Education 4.0 Made Simple: Ideas For Teaching, International Journal of Education & Literacy Studies, volume 6, issue 3, 2020.
2. Dorleta Ibarra, Jaione Ganzarain, Juan Ignacio Igartua, Business model innovation through Industry 4.0: A review, 11th International Conference Interdisciplinarity in Engineering, INTER-ENG 2017, 5-6 October, 2017.
3. Delipiter Lase, Education and Industrial Revolution 4.0, STT Banua Niha Keriso Protestan Sundermann Nias.
(Theo hvcsnd.edu.vn, ngày 29-6-2021)
a) Văn bản trên trình bày mấy nội dung lớn? Các nội dung ấy phù hợp với nhan đề của bài viết như thế nào?
b) Văn bản trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Chỉ ra sự mạch lạc của văn bản.
c) Dữ liệu trong văn bản thuộc loại nào (sơ cấp hay thứ cấp)? Các dữ liệu ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản?
d) Từ văn bản trên, hãy cho biết: Nếu học tiếp lên đại học, em cần chuẩn bị những gì để tham gia vào việc học đại học trong thời kì công nghiệp 4.0?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của nó đến giáo dục đại học
1. Mô hình Đại học 4.0
Vai trò và sứ mạng
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ, làm thay đổi vai trò của các trường đại học trong xã hội. Các trường đại học đang chuyển từ vai trò là nền tảng cung cấp tri thức cho xã hội sang vai trò phải thích ứng với xã hội, giải quyết các vấn đề của xã hội. Các trường đại học phải trang bị cho sinh viên về kiến thức chuyên ngành cùng các kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving), kĩ năng ra quyết định (decision making),... và cho phép họ tham gia vào môi trường làm việc thực để họ có thể áp dụng và thử nghiệm các kết quả học tập và nghiên cứu của mình để vừa nâng cao kiến thức và kinh nghiệm, vừa giải quyết các vướng mắc trong thực tế.
Sự thay đổi về thứ tự ưu tiên các ngành nghề, ảnh hưởng của toàn cầu hoá, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đang tạo áp lực lớn đòi hỏi các trường đại học phải xem lại vai trò của họ và những giá trị mà họ mang lại cho các sinh viên và cho toàn xã hội.
Đây có thể là một trong những mô hình của đại học trong tương lai được gọi là Đại học 4.0 (University 4.0). Trong giai đoạn này, các trường đại học sẽ kết nối mạnh mẽ với các doanh nghiệp và cộng đồng xung quanh và làm tốt nhất những gì có thể cho các sinh viên, doanh nghiệp và cho toàn xã hội.
Đại học phải thích ứng với các yêu cầu của xã hội
Các trường đại học trong tương lai sẽ tạo điều kiện cho sinh viên có thể học trực tuyến ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào và cố gắng thoả mãn các yêu cầu chính đáng của người học. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, sinh viên có thể học kết hợp nhiều phương thức khác nhau từ học tập trung, kết hợp học tập trung với học qua mạng hoặc học hoàn toàn qua mạng.
Trong tương lai, các trường đại học sẽ hướng tới cung cấp nhiều bằng cấp cùng một lúc với thời gian học tập ngày càng rút ngắn. Đồng thời, trang bị thêm cho sinh viên nhiều kĩ năng khác để vừa hoàn thành tốt công việc được giao nhưng cũng sẵn sàng để thay đổi công việc khi cần. Các trường đại học sẽ phối hợp với các doanh nghiệp để thiết kế nội dung học tập nhằm đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng các yêu cầu của ngành nghề và người lao động. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên vẫn tiếp tục được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức ở trường đại học để đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai thông qua các phương thức khác nhau và thông qua mạng lưới cựu sinh viên của trường.
Trường đại học là hạt nhân cho sự hợp tác
Các trường đại học sẽ phải phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để nghiên cứu giải quyết các vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp. Trường đại học không chỉ là các trung tâm nghiên cứu, trang bị kiến thức mà còn là nơi gắn nhu cầu và lợi ích của các doanh nghiệp, các nhà tư vấn, nhà đầu tư và các cơ quan của chính phủ. Thông qua mối quan hệ chặt chẽ này, các ý tưởng sáng tạo được thực hiện và áp dụng vào thực tiễn một cách nhanh nhất. Cũng thông qua mối quan hệ này mà sinh viên ra trường luôn có các kĩ năng phù hợp với yêu cầu của công việc trong tương lai.
Chẳng hạn như bạn là một sinh viên IT của một trường trong thành phố, bạn sẽ được học tập trong một môi trường thực tế kết nối số giống như “phòng thí nghiệm sống”, nó cho phép bạn thử nghiệm áp dụng các kiến thức học được vào ngay cho việc quy hoạch, xây dựng thành phố thông minh. Sinh viên ngành thể thao có thể tham gia cùng mọi hoạt động của các vận động viên chuyên nghiệp trong luyện tập, thu thập, phân tích dữ liệu và đưa ra các giải pháp luyện tập để nâng cao thành tích, sức khoẻ.
Ngày nay, mối quan hệ giữa Nhà nước, các doanh nghiệp và các trường đại học đã thay đổi nhiều. Sự thay đổi như vũ bão của khoa học và công nghệ đang đặt ra những yêu cầu mới đối với lực lượng lao động. Chỉ những trường nào thay đổi để đáp ứng với yêu cầu của cách mạng (đại học số) sẽ tồn tại trong môi trường cạnh tranh ở cả trong nước và quốc tế. Sự thay đổi này cần phải diễn ra ở mọi lĩnh vực từ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cho đến quản lí hành chính.
2. Giảng dạy trong Đại học 4.0
Sinh viên thời đại 4.0 là sản phẩm của thế hệ số. Họ có thể kết nối học tập qua mạng xã hội, truy cập điện toán đám mây, khai thác dữ liệu lớn bằng điện thoại di động 24/7. Người học không phụ thuộc vào không gian và thời gian, điều đó cho phép họ chủ động học tập một cách linh hoạt. Ngày nay, có rất nhiều các phương thức học mới như E-books, mô phỏng máy tính, video tương tác và trò chơi trực tuyến (game online) phục vụ cho học tập. Nhờ đó mà sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách trực giác thông qua mô phỏng các quá trình phía nam và 1 ni giá các kết quả một cách dễ dàng.
Toàn cầu hoá đã giúp các trường đại học có thể phổ biến các xếp dung dong dạy của họ đến đông đảo đối tượng người học khác nhau thông qua Interng. Ngày nay, bất cứ trường đại học nào cũng có thể trở thành đại học tán cầu, họ không chỉ thu hút sinh viên trong nước mà còn có khả năng thu hút nhiều sinh viên quốc tế.
Cá nhân hoá việc học tập cũng là một đặc điểm nổi trội trong kí nguyên số, ho Thông qua E-learning, một sinh viên có thể chọn lựa những môn học phù hợp thay vì phải tiếp thu một khối lượng kiến thức nặng nề, bắt bước trong các khóa học truyền thống. Hơn nữa, thông qua học trực tuyến, cá nhân có thể điều chính tiến độ học tập cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình. Các trường đại học phải hướng đến việc thoả thuận với sinh viên về kế hoạch học tập sao cho phù hợp với từng người và hướng dẫn họ thực hiện từng bước cho đến hết khóa học. Dùng trí tuệ nhân tạo AI phân tích hồ sơ và kết quả học tập trước đây của sinh viên, nhà trường có thể đưa ra lộ trình học tập vừa phù hợp với hoàn cảnh hiện tại vừa có thể chuẩn bị cho việc học tập tiếp theo trong tương lai. Các khóa học luôn có két hợp giữa giáo dục trực tuyến (E-learning) và học truyền thống, trong đó, vai trò của giảng viên sẽ thay đổi tử vị trí một chuyên gia cung cấp kiến thức sang với trò là người hướng dẫn khoa học và người điều phối việc học tập của sinh viên.
3. Nghiên cứu trong Đại học 4.0
Trong Đại học 4.0, giảng viên và sinh viên có thể tiến hành nghiên cứu khoa học ở mọi lúc, mọi nơi với nhiều cách thức mới. Đại học số cho phép kết nối các nhà khoa học ở các trường đại học, viện nghiên cứu khác nhau để hình thành nên những nhóm nghiên cứu có củng một mối quan tâm. Các nhóm nghiên cứu áo này sẽ tuyển dụng các ứng viên thích hợp, phán công trách nhiệm, đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu qua mạng Internet. Việc trao đổi học thuật, chia sẻ tài liệu, thậm chí các trang thiết bị thí nghiệm qua môi trường mạng sẽ làm đơn giản hóa việc đầu tư và đẩy nhanh quá trình nghiên cứu. Thông qua Internet, không chỉ các dữ liệu đã qua xử lí mà cả dữ liệu thô cũng đều được chia sẻ rộng rãi giữa các nhà nghiên cứu. Sử dụng mạng Internet và các công cụ IT khác cho phép quản lí tốt và hiệu quả các dự án nghiên cứu lớn, phức tạp.
Tài liệu tham khảo:
1. Anealka Aziz Hussin, Education 4.0 Made Simple: Ideas For Teaching, International Journal of Education & Literacy Studies, volume 6, issue 3, 2020.
2. Dorleta Ibarra, Jaione Ganzarain, Juan Ignacio Igartua, Business model innovation through Industry 4.0: A review, 11th International Conference Interdisciplinarity in Engineering, INTER-ENG 2017, 5-6 October, 2017.
3. Delipiter Lase, Education and Industrial Revolution 4.0, STT Banua Niha Keriso Protestan Sundermann Nias.
(Theo hvcsnd.edu.vn, ngày 29-6-2021)
a) Văn bản trên trình bày mấy nội dung lớn? Các nội dung ấy phù hợp với nhan đề của bài viết như thế nào?
b) Văn bản trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Chỉ ra sự mạch lạc của văn bản.
c) Dữ liệu trong văn bản thuộc loại nào (sơ cấp hay thứ cấp)? Các dữ liệu ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản?
d) Từ văn bản trên, hãy cho biết: Nếu học tiếp lên đại học, em cần chuẩn bị những gì để tham gia vào việc học đại học trong thời kì công nghiệp 4.0?
Phương án nào nếu không đúng yêu cầu trình bày về việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ? (Chọn một phương án đúng nhất)
A. Xác định được hai văn bản thơ chứa đựng những phương diện về nội dung và hình thức nghệ thuật có thể tiến hành việc so sánh và đánh giá
B. Khi trình bày, ngôn ngữ, giọng điệu,... phải bám sát mục đích, nội dung so sánh, phải thể hiện rõ quan điểm, thái độ đánh giá của người nói
C. Không cần tập trung vào điểm tương đồng, khác biệt giữa hai văn bản thơ mà chỉ cần đưa ra những nhận định, đánh giá về các tác phẩm được so sánh
D. Khi trao đổi, thảo luận, cần bảo vệ quan điểm riêng của bản thân nhưng cũng phải thể hiện thái độ tôn trọng sự lựa chọn và ý kiến của người khác
Đọc và tìm hiểu văn bản sau theo các hướng dẫn ở bên phải:
(1) Huy Cận và Hồ Chí Minh là hai trong số những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Nếu nhắc đến Huy Cận, độc giả yêu thơ thường nghĩ tới Lửa thiêng - tập thơ đã làm nên tên tuổi và vị thế của ông trong phong trào Thơ mới, thì mỗi khi nghĩ về Bác trong tư cách của một thi sĩ, người đọc lại không thể quên Nhật kí trong tù tập thơ của một bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng” (Viên Ưng). Trong hai tập thơ trên, Tràng Giang và Chiều tối được đánh giá là những thi phẩm tiêu biểu, kết tinh cả tư tưởng, phong cách và tài nghệ của hai tác giả. Những câu thơ sau đây có thể xem là điển hình, có nhiều điểm tương đồng và khác biệt thú vị:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Huy Cận, Tràng giang)
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
(Hồ Chí Minh, Chiều tối)
Phần (1) trình bày nội dung gì và có điểm nào khác so với những đoạn mở bài thông thường của bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ?
(2) [...] Thật vậy, câu thơ đầu của khổ thơ dựng lên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Hết lớp máy này đến lớp máy khác xếp chồng lên nhau dựng thành một quả núi mây. Câu thơ gợi nhớ một tử thơ của Đỗ Phủ: “Mặt đất máy đùn cửa ải xá Chẳng biết Huy Cận có học Đỗ Phủ chữ “dùn” này không hay tài năng của người nghệ sĩ lớn đã đem đến cho bài thơ con chứ đắc địa ấy, chỉ biết rằng với chữ “đùn” khung cảnh thiên nhiên càng lúc càng được nới rộng ra, được nhân lên về tầm vóc lớn lao, về sự đồ sộ, hùng vĩ. Và cảnh tượng ấy càng làm tăng lên sự đối lập với hình ảnh một cánh chim chiều mong manh, yếu ớt “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” Chữ “nghiêng” ở đây tương tác với ý thơ trước đó: “đùn núi bạc” để tạo ra lớp nghĩa bóng chiều đang đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch đi, đồng thời “vẽ” lên sự tương phản, đối lập giữa núi mây tầng tầng, lớp lớp với một cánh chim chiều nhỏ nhoi, đơn côi, lạc lõng. Giống như hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng”, “Sông dài trời rộng bến cô liêu”, thi ảnh “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” ẩn chứa nỗi buồn cô đơn, lẻ loi của cái “tôi” trữ tình thơ mới khi đứng trước thiên nhiên, đất trời rộng lớn. Đó là tâm trạng và cũng là mặc cảm thường thấy, có tính phổ quát của nhân loại từ xưa đến nay khi phải đối diện với cái vô thuỷ, vô chung của vũ trụ.
[...]“Dợn dợn” là một từ láy nguyên giàu sức sáng tạo, chưa từng thấy trước đó. Từ láy này hỗ ứng cùng cụm từ “vời con nước” cho thấy một nỗi niềm bâng khuâng của nhân vật trữ tình. Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Câu thơ này có sự vận dụng sáng tạo một ý thơ trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu:“Nhật mộ hương quan hà xứ thị / Yên ba giang thượng xử nhân sầu” (Quê hương khuất bóng hoàng hôn / Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai). Khác với Thôi Hiệu, nhìn khói sóng trên sông mà nhớ quê, Huy Cận không nhìn khói sóng trên sông mà vẫn nhớ quê da diết. Như chính nhà thơ đã từng thổ lộ: “lúc đó tôi buồn hơn Thôi Hiệu vì thi nhân xưa chỉ nhớ quê còn tôi thì nhớ quê và nhớ nước”. Nỗi buồn này dù có phần “ảo não” (Hoài Thanh) nhưng trong sáng và tích cực, nó phản ánh một cái “tôi” khát khao được hoà nhập và yêu quê hương, đất nước. Khổ thơ vừa mang ý vị cổ điển vừa phập phồng hơi thở của cuộc sống hiện đại.
Phần (2) tập trung phân tích sâu đoạn thơ nào? Với những phương diện nào?
Người viết đã chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt nào giữa thơ Huy Cận và Thôi Hiệu? Từ đó đưa ra nhận định gì?
(3) [...] Qua những vần thơ nêu trên trong Tràng giang và Chiều tối, ta có thể thấy những điểm gặp gỡ ngẫu nhiên thú vị giữa hai nhà thơ ở hai xu hướng văn học khác nhau: lãng mạn và cách mạng. Những vần thơ không hẹn mà gặp đã cùng cất lên những giai điệu cổ điển của một tâm hồn lữ khách tha hương. Thể thơ – thất ngôn tứ tuyệt; bức tranh thơ – những hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng; bút pháp thơ – nghệ thuật chấm phá, tả cảnh ngụ tình; chủ thể trữ tình trong thơ – kẻ xa quê với bao nhung nhớ hướng về quê nhà;... là những hoà điệu thú vị trong một niềm cảm hứng chung của hai nhà thơ. Tuy nhiên, ngay trong những điểm tương đồng trên đã có những khác biệt. Cùng là nỗi niềm của người xa quê nhưng nếu Tràng giang là tình cảm nhớ quê, nhớ nước ngay trên đất nước mình của một cái “tôi” lãng mạn, bế tắc thì Chiều tối là nỗi buồn cô đơn, lẻ loi, nhớ về Tổ quốc, về cách mạng của người tù nơi đất khách quê người. Trong khi Tràng giang kiên định một nỗi buồn, nỗi sầu của “cái tôi” cô đơn trước vũ trụ rộng lớn thì Chiều tối là một tình yêu đối với thiên nhiên và sự sống con người dựa trên chất “thép” phi thường và một tâm hồn lúc nào cũng “nâng niu tất cả chỉ quên mình”... Những sự khác nhau nêu trên đều bắt nguồn từ phong cách, cảm hứng nghệ thuật, vị trí, điều kiện hoàn cảnh riêng,... của mỗi thi sĩ. Tràng giang dẫu sao cũng là một sáng tác của phong trào thơ mới lãng mạn. Còn Chiều tối là tác phẩm của một thi sĩ – chiến sĩ
Phần (3) trình bày những nội dung đánh giá nào của người viết? So với những đánh giá ở các phần trước, nội dung đánh giá ở đây có đặc điểm gì?
(4) Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao đã từng viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có”. Nền văn học của một dân tộc có phong phú hay không chủ yếu dựa vào sức sáng tạo và những sản phẩm nghệ thuật riêng có của các nhà văn. Sự khác biệt của các tác phẩm cho thấy bản sắc, phong cách sáng tạo của mỗi tác giả. Đây chính là yếu tố góp phần làm nên diện mạo riêng của mỗi người nghệ sĩ, là minh chứng sống động cho một nền văn học phát triển. Tràng giang và Chiều tối là những ví dụ điển hình cho chân lí đó dù vẫn có những điểm tương đồng nhất định và thú vị.
Người viết đã kết thúc bài nghị luận thế nào?
(Bài tập 1, SGK) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
[...] Khi nói đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì trước hết cần thấy rằng đó là một công việc bình thường, tự nhiên và thường xuyên, lâu dài trong về sau, nhằm suốt cả quá trình phát triển của tiếng Việt từ trước tới nay và từ nay bảo vệ và phát huy cái bản sắc, cái tinh hoa của tiếng Việt, không để cho mất đi một cái gì vô cùng quý báu khiến cho tiếng Việt là tiếng Việt.
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy ngôn ngữ nào cũng trải qua những thời kì nổi bật lên nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của nó. Như ở Nga, sau Cách mạng tháng Mười vĩ đại, Lê-nin (Lenin) đã kêu gọi mọi người không được “làm hỏng tiếng Nga”, “tuyên chiến với việc dùng những từ nước ngoài không cần thiết”.
Ở ta, từ những năm 50, trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc”, Bác Hồ đã nói đến các thứ “bệnh” ngôn ngữ mà chúng ta thường hay nhắc như: bệnh “sáo”, nghĩa là nói và viết theo một cái khuôn mẫu hoàn toàn như nhau bất kể về việc gì, ở cấp nào, cơ quan nào; bệnh “ba hoa”, “nói dài, nói dại, nói dai”, còn nội dung thì rỗng tuếch, “ba voi không được bát nước xáo”; bệnh “vẽ rắn thêm chân”; bệnh “nói chữ”. Sau này, Bác cũng nhiều lần nhấn mạnh: “khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều, và nhiều khi dùng không đúng”. Bác thường xuyên nhắc nhở: “tiếng nào sẵn có thì dùng tiếng ta” và đồng thời chỉ rõ: “có những chữ ta không sẵn có và khó dịch đúng thì cần phải mượn chữ nước ngoài”.
Năm 1966, tại cuộc họp mặt về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (ngày 7 và ngày 10 tháng 2), tôi đã nêu ra ba khâu cần phải làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn sự giàu đẹp của nó, và hơn thế nữa làm cho nó ngày càng thêm giàu và đẹp. Đó là: giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta; nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta; giữ gìn bản sắc, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn học, chính trị, khoa học, kĩ thuật,...); đồng thời phải có những đổi mới, phát triển, làm cho tiếng ta ngày thêm giàu trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta.
[...] Một ngôn ngữ được đánh giá là phát triển khi nó ngày càng có tính chất “trí tuệ hoa và quốc tế hoá”. Điều này rất quan trọng khi ta đặt tiếng Việt trong bối cảnh thời đại ngày nay: thời đại của thông tin, của trí tuệ; thời đại của hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu, và do đó, tiếng Việt phải có những chuẩn bị, những thay đổi, để có đủ thế và lực giao lưu, tiếp xúc với các ngôn ngữ khác trên thế giới mà không sợ bị tổn thương đến giá trị, bản sắc, đến sự giàu đẹp của nó.
(Phạm Văn Đồng, Trở lại vấn đề: Vì sự trong sáng và phát triển của tiếng Việt,
Tạp chí Ngôn ngữ, số 6, năm 1999)
a) Vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Nội dung nhiệm vụ đó là gì?
b) Thế nào là một ngôn ngữ phát triển? Vấn đề phát triển tiếng Việt có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay?