Câu hỏi:
15/11/2024 72Đọc văn bản Cây đàn ghi ta và thực hiện các yêu cầu phía dưới:
CÂY ĐÀN GHI TA
Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (Federico García Lorca)
Ghi ta
bần bật khóc.
Buổi sáng
vỡ bình yên. [1]
Ghi ta
bần bật khóc.
Không thể nào
dập tắt,
không thể nào
bắt im.
Ghi ta bần bật khóc
như nước chảy theo mương,
như gió trườn trên tuyết. [2]
Không thể nào
dập tắt!
Ghi ta khóc
không ngừng
những chuyện đời xa lắc,
như mũi tên vô đích,
như hoàng hôn thiếu vắng ban mai,
như hạt cát miền Nam bỏng rát,
xót xa than lạnh giá sắc sơn trà,
Như chú chim đầu tiên gục chết
trên cành.
Ôi ghi ta
nạn nhân khốn khổ đáng thương
Của bàn tay – bộ dao năm lưỡi. [3]
Hồng Thanh Quang dịch (In trong Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3, 1996, tr. 129)
[1] Tưởng tượng
Bạn hình dung như thế nào về tiếng ghi ta “bần bật khóc” và buổi sáng “vỡ bình yên”?
[2] Suy luận
Tiếng “ghi ta khóc”, tiếng “nước chảy theo mương” và “gió trườn trên tuyết” có điểm gì giống nhau?
[3] Suy luận
Hình ảnh so sánh “bàn tay – bộ dao năm lưỡi” gợi cho bạn cảm xúc gì?
Xác định những biện pháp tu từ được sử dụng để miêu tả tiếng đàn ghi ta. Phân tích tác dụng của các biện pháp đó.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Những biện pháp tu từ được sử dụng để miêu tả tiếng đàn ghi ta và tác dụng:
– Nhân hoá: Ghi ta bần bật khóc.
→ Tác dụng: Tiếng đàn ghi ta có linh hồn, có nỗi đau riêng.
– So sánh: như nước chảy theo mương/ như gió trườn trên tuyết; như mũi tên vô đích/ như hoàng hôn thiếu vắng ban mai/ như hạt cát miền Nam bỏng rát/ xót xa than lạnh giá sắc sơn trà/ Như chú chim đầu tiên gục chết/ trên cành; nạn nhân khốn khổ đáng thương của bàn tay bộ dao năm lưỡi.
→ Tác dụng: Đặc tả sự mượt mà, trau chuốt nhưng đau đớn của tiếng đàn. Rất nhiều hình ảnh liên quan đến quê hương Lor-ca, vùng đất miền Nam Tây Ban Nha, đã được sử dụng liên tiếp, nhằm xoá mờ ranh giới giữa tiếng đàn và ngoại cảnh, biến tiếng đàn thành một phần của thế giới, đặc biệt là của vùng đất quê hương Lor-ca.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vẽ sơ đồ bố cục bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ.
Câu 2:
Thực hiện đề bài: Chọn một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ mà học sinh lớp 12 quan tâm và viết bài văn nghị luận về vấn đề đó.
Câu 3:
Sự khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng là ở:
a. Mức độ sáng tạo
b. Mức độ khái quát
c. Mức độ sinh động
d. Mức độ trực quan
Câu 5:
Điền vào bảng sau những điểm khác biệt giữa yếu tố tượng trưng và yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình:
|
Yếu tố tượng trưng |
Yếu tố siêu thực |
Biểu hiện |
|
|
Mục đích |
|
|
Câu 6:
Từ “giọt” đã được sử dụng với ý nghĩa như thế nào trong các đoạn thơ sau?
a. Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)
b. Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
c. Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
(Tạ Hữu Yến, Đất nước)
Câu 7:
Yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình được hiểu là:
a. Những hình ảnh kì lạ, quái dị được miêu tả trong thơ trữ tình, gợi nhớ đến sự kì ảo trong truyện thần thoại, cổ tích.
b. Những hình ảnh cụ thể, trực quan, nhưng đại diện cho những khái niệm trừu tượng, có ý nghĩa triết lí sâu xa.
c. Những kết hợp từ ngữ kì lạ, những hình ảnh xa nhau và khó liên kết với nhau, gợi nhắc sự bí ẩn, phi logic của những giấc mơ, những ẩn ức sâu trong vô thức.
d. Cả ba ý trên.
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
15 câu trắc nghiệm Văn 12 KNTT Tác phẩm Giấu của có đáp án
về câu hỏi!