Câu chuyện trong Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được kể từ ngôi kể nào? Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ điểm nhìn của ai? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?
Câu chuyện trong Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được kể từ ngôi kể nào? Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ điểm nhìn của ai? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?
Quảng cáo
Trả lời:
Câu chuyện, nhân vật trong Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được kể theo ngôi thứ ba, người kể chuyện ẩn ngầm đứng phía sau quan sát, đặt câu chuyện, nhân vật, sự việc trong bối cảnh lịch sử, chính trị, xã hội nóng hổi đương thời và kể lại. Tác dụng của ngôi kể này là giúp tác giả bao quát sự việc, làm sống dậy không chỉ các nhân vật mà còn bối cảnh thời sự sống động của nó. Tuy nhiên, để hai nhân vật chính hiện lên sống động từ cái nhìn nhiều phía, tránh được cảm giác mang thiên kiến của người kể chuyện, một nhà cách mạng Việt Nam, tác giả đã để cho người kể chuyện kết hợp cung cấp thông tin khách quan từ nhiều phía: phía báo chí, công luận, phía dân chúng Sài Gòn (gồm cả trẻ em, phụ lão, phụ nữ, nhà nho,...), phía các nhân chứng (anh lính dõng và nhân chứng giấu tên),... Kết thúc truyện với hai phương án và một T.B. cũng thể hiện cái nhìn nhiều phía hay là sự kết hợp dịch chuyển điểm nhìn thú vị đó trong truyện. Cách sử dụng phối hợp các điểm nhìn khác nhau như vậy đã giúp cho hai nhân vật Phan Bội Châu và nhất là Va-ren hiện lên trong sự đối lập gay gắt: Va-ren càng giả trá, đê tiện, đáng khả nghi, thất bại nhục nhã trong cuộc hội kiến bao nhiêu thì cụ Phan Bội Châu càng hiện lên cao quý, lẫm liệt bấy nhiêu.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 30 đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn (có đáp án chi tiết) ( 38.000₫ )
- Sổ tay Ngữ Văn 12 (chương trình mới) ( 18.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Chủ thể trữ tình trong bài thơ là người tù được xưng là “nhân” (người) ở dòng thơ thứ ba và “thi gia” (nhà thơ) ở dòng thơ thứ tư.
Bố cục của bài thơ gồm hai phần:
1. Cảnh ngộ ngắm trăng và tâm trạng của người tù (hai dòng đầu);
2. Người và trăng đành lặng lẽ ngắm nhau qua song sắt nhà tù (hai dòng cuối).
Hai dòng đầu đặt ra tình huống trở ngại, hai dòng sau bất ngờ đưa ra một giải pháp: trăng và người nói chuyện bằng tâm hồn, bằng sự tương giao lặng lẽ (đối diện đàm tâm).
Lời giải
Hoàn cảnh, mục đích, đối tượng |
Tác động đến nội dung văn bản |
Tác động đến cách viết của tác giả |
- Hoàn cảnh: Cuối năm1946, trước âm mưu khiêu khích, tái xâm lược nước ta của thực dân Pháp. - Mục đích: Kêu gọi toàn quốc kháng chiến, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. - Đối tượng hướng đến: Toàn thể nhân dân Việt Nam. |
- Cơ sở của lời kêu gọi: Âm mưu xâm lược của Pháp và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam. - Lời kêu gọi: Toàn dân bằng mọi giá, quyết hi sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập, khẳng định quyết tâm kháng chiến giành thắng lợi. |
Văn bản ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, giọng văn hùng hồn, tha thiết, sử dụng hợp lí ngôn ngữ biểu cảm, kết hợp với các biện pháp tu từ, đa dạng kiểu câu để khẳng định, nhấn mạnh quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. |
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.