Câu hỏi:
15/11/2024 31Chỉ ra sự độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở các đoạn thơ sau:
a. Rút sợi thương
Chằm mái lợp
Rút sợi nhớ
Đan vòm xanh
Nghiêng sườn đông
Che mưa anh
Nghiêng sườn tây
Xoà bóng mát
(Thuý Bắc, Gửi...)
b. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
(Nguyễn Khoa Điềm, Mẹ và quả)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Trong đoạn thơ này, tác giả đã kết hợp những động từ chỉ tình cảm, cảm xúc thương, nhớ với từ sợi (vốn là từ thường dùng để chỉ những vật dài, nhỏ, mảnh như “sợi dây”, “sợi tóc”,...) tạo nên cách diễn đạt độc đáo, giàu tính tạo hình “sợi thương”, “sợi nhớ”, và do đó, những “sợi thương”, “sợi nhớ” có thể rút, chằm, đan được. Những cách kết hợp từ đặc biệt này gây ấn tượng mạnh với người đọc, giúp người đọc hình dung về tình yêu tha thiết, chân thành của cô gái và mong ước bảo vệ, che chắn cho người mình yêu.
b. Động từ lớn thường chỉ kết hợp với từ chỉ chiều hướng lên nhưng ở đây tác giả lại kết hợp với xuống. Kết hợp từ “lớn xuống” vừa có thể miêu tả chính xác sự thấp dần xuống của bí bầu, vừa có thể đặt trong sự đối sánh với kết hợp từ “lớn lên” ở dòng thơ trên, từ đó, khắc hoạ bàn tay gieo trồng, nuôi dưỡng sự sống, gián tiếp đặc tả hình ảnh đẹp đẽ, nhân hậu, đầy yêu thương và chăm sóc của người mẹ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vẽ sơ đồ bố cục bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ.
Câu 2:
Thực hiện đề bài: Chọn một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ mà học sinh lớp 12 quan tâm và viết bài văn nghị luận về vấn đề đó.
Câu 3:
Sự khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng là ở:
a. Mức độ sáng tạo
b. Mức độ khái quát
c. Mức độ sinh động
d. Mức độ trực quan
Câu 5:
Điền vào bảng sau những điểm khác biệt giữa yếu tố tượng trưng và yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình:
|
Yếu tố tượng trưng |
Yếu tố siêu thực |
Biểu hiện |
|
|
Mục đích |
|
|
Câu 6:
Từ “giọt” đã được sử dụng với ý nghĩa như thế nào trong các đoạn thơ sau?
a. Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)
b. Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
c. Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
(Tạ Hữu Yến, Đất nước)
Câu 7:
Yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình được hiểu là:
a. Những hình ảnh kì lạ, quái dị được miêu tả trong thơ trữ tình, gợi nhớ đến sự kì ảo trong truyện thần thoại, cổ tích.
b. Những hình ảnh cụ thể, trực quan, nhưng đại diện cho những khái niệm trừu tượng, có ý nghĩa triết lí sâu xa.
c. Những kết hợp từ ngữ kì lạ, những hình ảnh xa nhau và khó liên kết với nhau, gợi nhắc sự bí ẩn, phi logic của những giấc mơ, những ẩn ức sâu trong vô thức.
d. Cả ba ý trên.
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
15 câu trắc nghiệm Văn 12 KNTT Tác phẩm Giấu của có đáp án
về câu hỏi!