Câu hỏi:
15/11/2024 28Dòng nào dưới đây nêu đúng tên tác phẩm do tác giả Hồ Chí Minh thay mặt những người Việt Nam ở Pháp viết vào năm 1919
a. Lê-nin và các dân tộc thuộc địa
b. Quyền các dân tộc
c. Con rồng tre
d. Bản án chế độ thực dân Pháp
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án: b. Quyền các dân tộc
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
VĂN BẢN 2
Đọc bài thơ Vọng nguyệt (trích Nhật kí trong tù và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
VỌNG NGUYỆT
(Ngắm trăng)
Nguyễn Ái Quốc
Phiên âm
Ngục trung và tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Dịch nghĩa
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thể nào?
Người hướng ra trước song, ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
Dịch thơ
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nam Tràn dịch
(In trong Hồ Chí Mình toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995)
Xác định chủ thể trữ tình, bố cục và mối quan hệ giữa các phần của bài thơ.
Câu 3:
VĂN BẢN 3
Đọc văn bản Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/12/1946 và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
LỜI KÊU GỌI TOÀN CUỐC KHÁNG CHIẾN
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NGÀY 19/12/1946
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.
Việt Nam độc lập và thống nhất muốn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
(In trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995)
Xác định mục đích, đối tượng mà tác giả hướng đến và hoàn cảnh khi viết lời kêu gọi trên đây. Cho biết mục đích, đối tượng, hoàn cảnh đó đã tác động như thế nào đến nội dung của văn bản và cách viết của tác giả.
Câu 4:
Xác định và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ, từ ngữ, sự kết hợp giữa câu khẳng định, phủ định trong văn bản.
Câu 5:
Đọc văn bản Vi hành (trích Truyện và kí) và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
VI HÀNH
Trích những bức thư gửi cô em họ do tác giả dịch từ tiếng An Nam
Nguyễn Ái Quốc
– Hắn đấy!
– Đâu phải!
– Đúng mà! Anh đã bảo là chính hắn đấy.
– Chắc thật à? Em thì em đã thấy hắn ở trường đua, trông hắn có vẻ nhút nhát hơn, lúng ta lúng túng hơn cơ, có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn.
– Thế hay là hắn đã đem tất cả các thứ đó đến tiệm cầm đồ rồi? Nhưng mà nhìn kĩ xem kìa! Chẳng phải vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh ấy đấy à?
– Ừ nhỉ, thì cũng có thể là anh đúng. Nhưng hắn đến đây làm gì nhỉ, trong đường xe điện ngầm này, và tụi các ông quan bà kiếc đi theo thì đâu cả?
– Có khi đã gửi tuốt ở kho hành lí nhà ga để đi chơi vi hành đấy. [1]
Đấy, cô em họ thân mến của tôi! Tôi đã thuật lại y nguyên câu chuyện giữa một đôi bạn trẻ ngồi cùng toa xe với tôi. Họ ngấu nghiến trông tôi với cặp mắt ma mãnh, tò mò, nhưng lại ra bộ không nhìn tôi gì cả.
Cuộc đời thoại tiếp diễn như sau:
– Thế em nghĩ thế nào về người khách của chúng ta? – Người con trai hỏi, ngỡ tôi là một đấng hoàng thượng và tưởng rằng tôi không hiểu họ nói gì với nhau.
– Hắn còn làm mình bật cười hơn nữa cơ lúc hắn đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm. – Người bạn gái anh ta trả lời.
– Hạt châu báu đấy chứ! Em thích có chỗ châu báu ấy qúa đi, chứ còn gì!
Em mà có ấy à, thì em cố tình đánh mất đi, để được báo chí nói đến, và thế là được trở thành một ngôi sao. Thế còn anh, anh nghĩ gì về người dân bảo hộ của chúng ta nào?
– Ích cho chúng ta lắm đấy. Cái lò ở Găng-be đã bán rồi. Cái rương của Hê-ra Miếc-ten cũng đã thanh toán rồi. Vụ án người bị chặt ra từng khúc thì không thu hút được công chúng lắm vì không thuộc giới thượng lưu. Và thế là cái kho giải trí của chúng ta sắp cạn ráo như B.Đ.D. vậy. Nhật báo chẳng còn cái gì để bôi bác lên giấy cả. Đúng lúc đó thì...
– Đổi xe ở đây chứ, anh yêu ơi?
– Không, ga sau. Đúng lúc đó thì có một anh vua đến với chúng ta.
– Em thì em thích Sác-lô hơn. Với lại, vua, thì tốn lắm.
– Đâu có! Thế em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở Nhà hát Ca vũ đấy chứ? Phải trả những nghìn rưởi phơ-răng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò leo trèo nhào lộn của sư thánh xứ Công-gô; hôm nay thì chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh? Nghe nói ông bầu Nhà hát Múa rối có định kí giao kèo thuê đẩy... [2]
Tàu đỗ, cặp trai gái bước xuống, mắt cứ liếc nhìn trộm tôi, và tôi thì buồn cười quá, bỗng đâm ra nghĩ, và nghĩ đến cô. Tôi như còn trông thấy cái ngày mà cô với tôi, đôi chúng ta, như đôi chim ấy thôi, đậu vắt vẻo trên đầu gối ông bác thân yêu, nghe bác kể chuyện cổ tích. Tôi nhớ chuyện vua Thuấn, vì muốn đích thân tai nghe mắt thấy dân có bằng lòng mình không, nên cải trang làm dân cày đi dò la khắp xứ. Lại nhớ chuyện vua Pi-e nước Nga đi làm thợ và đến làm việc ở các công trường nước Anh. Bên những bậc cải trang vĩ đại ấy muốn đi sâu vào cuộc sống của nhân dân, ngày nay, còn có những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và vì những lí do không cao thượng bằng, cũng “vi hành” đấy.
Tôi không được rõ ý đồ nhà “vi hành” của chúng ta ra sao. Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng Đệ nhất, có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không? Phải chăng ngài muốn học sử dụng (theo kiểu Pháp) cái liềm của nhà nông cùng cái búa của thầy thợ để sau cuộc ngao du, đem về chút ấm no mà đám “dân” bất hạnh của ngài tới nay hoàn toàn chẳng biết đến? Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé [3]
Thế nào thì thế, ít lâu nay tôi đã trở thành một đấng hoàng thượng bất đắc dĩ. Bất cứ tôi đi đâu, là có người nhìn tôi, ganh tị tôi, mỉm cười với tôi, tán tụng tôi, đi theo tôi.
Cô em thân mến, hẳn cô bảo tôi rằng thế là cái bánh xe vô lượng nó đã quay rồi đấy. Đến nay, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hoá, thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp.
Cô không thể tưởng tượng được cảnh đón tiếp tốt đẹp người ta dành cho chúng tôi ở đây. Quần chúng cứ là tự phát mà biểu lộ nhiệt tình khi vừa thoáng thấy một đồng bào ta. Những tiếng “Hắn đấy!” hay “Xem hắn kìa!” là những lời chào mừng kín đáo và kính trọng mà chúng tôi thường gặp dọc đường.
Cái vui nhất là ngay đến Chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa, và để chắc chắn khỏi thất thố trong nhiệm vụ tiếp tân, Chính phủ bèn đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt! Đó là những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tuỵ. Các vị chẳng nề hà chút công sức nào để bảo vệ bọn tôi, và giá cô được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi niềm âu yếm của các vị đối với tôi. Có thể nói là các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng. Và thật tình là các vị cuống cuồng cả lên nếu mất hút tôi chỉ trong dăm phút? Cô thử nghĩ, làm sao mà không xúc động sâu xa được, khi được đối đãi như thế? [4]
Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế.
Phạm Huy Thông dịch
(In trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995)
[1] Suy luận
Đoạn đối thoại cho thấy đôi thanh niên đã nhầm tưởng người kể chuyện xưng “tôi” với ai?
[2] Suy luận
Cả hai đoạn thoại cho thấy công chúng Pháp đánh giá thể nào về nhân vật mà đôi trai gái đang nói tới?
[3] Suy luận
Việc liên tưởng đến các vị vua, các câu hỏi và giọng điệu trong đoạn này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật?
[4] Suy luận
Ở đoạn này, người kể chuyện đang nói về điều gì và nói về ai?
Tóm tắt sự kiện, xác định bố cục và tình huống xảy ra câu chuyện trong văn bản.
Câu 6:
Dòng nào dưới đây nêu không đúng tên bài thơ có trong tập Nhật kí trong tù
a. Chiều tối (Mộ)
b. Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
c. Lên núi (Thướng sơn)
d. Không ngủ được (Thuỵ bất trước)
Câu 7:
Phân tích biện pháp tu từ nói mỉa trong các trường hợp sau và nếu tác dụng của biện pháp này:
a. Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu-li xe kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân dẫm đất lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiện các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo!
(Nguyễn Ái Quốc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)
b. Cái vui nhất là ngay đến Chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa, và để chắc chắn khỏi thất thổ trong nhiệm vụ tiếp tân, Chính phủ bèn đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt! Đó là những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tuỵ. Các vị chẳng nề hà chút công sức nào để bảo vệ bọn tôi, và giá cô được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi niềm âu yếm của các vị đối với tôi. Có thể nói là các vị bám lấy để giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng. Và thật tình là các vị cuống cuồng cả lên nếu mất hút tôi chỉ trong dăm phút? Cô thử nghĩ, làm sao mà không xúc động sâu xa được, khi được đối đãi như thế?
(Nguyễn Ái Quốc, Vi hành)
về câu hỏi!