Câu hỏi:
15/11/2024 25Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Tôi cũng cười đã cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt.
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất; lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may và sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Nước mắt tôi đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mẹ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có cảm giác đau đớn ấy….
(Trong lòng mẹ, trích “Những ngày thơ ấu” , Nguyên Hồng)
- Ngôn ngữ của người kể chuyện:
+ Ngôn ngữ của nhân vật “tôi”- người kể chuyện trực tiếp
+ Ngôn ngữ đơn giản, gần gũi
- Ngôn ngữ của nhân vật “cô tôi”:
+ “ Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?”, “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may và sắm sửa cho và thăm em bé chứ.”
+ Giọng điệu: giả tạo, ngọt ngào, mang tính đay nghiến
+ Sử dụng những câu hỏi dồn dập, dẫn dắt và xoáy sâu vào nỗi đau của nhân vật tôi qua những cụm từ “mợ mày phát tài lắm”, “em bé
→ Một người xảo quyệt, độc ác, sử dụng những lời nói ngọt ngào để đay nghiến, chọc ngoáy vào nỗi đau và thao túng người khác.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bạn nhận định như thế nào về diễn biến tâm lí của Giăng Van-giăng khi được dẫn đến trước giám mục và khi được nhận đôi chân đèn bằng bạc? Chi tiết nào thể hiện chuỗi diễn biến tâm lí đó? Vì sao anh “không nhớ mình có hứa với giám mục điều gì hay không”?
Câu 2:
Trình bày những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại. Có thể sử dụng bảng sau:
So sánh |
Tiểu thuyết trung đại |
Tiểu thuyết hiện đại |
|
Điểm tương đồng |
|
||
Điểm khác biệt |
Văn tự |
|
|
Ảnh hưởng |
|
|
|
Kết cấu |
|
|
|
Cốt truyện |
|
|
|
Điểm nhìn |
|
|
|
Tư duy sáng tác |
|
|
Câu 3:
Phân tích thông điệp của văn bản qua hình ảnh Giám mục My-ri-en và đôi chân đèn bằng bạc.
Câu 4:
Ngôn ngữ của nhân vật tiểu thuyết thể hiện:
a. Xuất thân và nền tảng văn hoá của nhân vật.
b. Tính cách, thái độ, cảm xúc của nhân vật.
c. Thái độ, quan điểm của người kể chuyện đối với nhân vật.
d. a và b đúng
e. b và c đúng
Câu 5:
Thế nào là bài trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội?
Câu 6:
Đầu không phải là điểm khác nhau giữa tiểu thuyết và truyện ngắn?
a. Quy mô của tiểu thuyết lớn hơn so với truyện ngắn
b. Tiểu thuyết thường được in thành một ấn bản riêng, truyện ngắn được in dưới dạng tập truyện.
c. Tiểu thuyết được đánh giá cao hơn về giá trị nghệ thuật so với truyện ngắn.
d. Số lượng nhân vật của tiểu thuyết nhiều hơn, được tổ chức thành nhiều tuyến truyện hơn so với truyện ngắn.
e. Không gian và thời gian của tiểu thuyết rộng, dài hơn so với truyện ngắn.
về câu hỏi!