Câu hỏi:
15/11/2024 19Đọc kĩ phần tóm tắt tiểu thuyết. Theo bạn, hành động của Giám mục My-ri-en trong đoạn trích này đã ảnh hưởng như thế nào đến phần đời còn lại của Giăng Van-giăng? Thử phân tích ý nghĩa của hình ảnh đôi chân đèn này trong đoạn kết của tiểu thuyết.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Sau khi rời nhà Giám mục My-ri-en, Giăng Van-giăng mang một cái tên, một thân phận mới, sống một cuộc đời mới, nỗ lực hướng thiện. Ban đầu, sự hướng thiện của anh còn cứng nhắc, có lí thiếu tình nên đã vô tình dẫn đến cái chết của Phăng-tin. Về sau, Giăng Van-giăng nỗ lực thay đổi để mở rộng trái tim mình, yêu thương cả những phận người bé nhỏ nhất, dễ bị lãng quên nhất và yêu thương họ hơn cả chính mình.
Như vậy, hành động cao thượng của Giám mục My-ri-en như ánh sáng soi đường cho cuộc đời và ý thức của Giăng Van-giăng, để anh đi từ bóng tối của sự xa lánh và uất hận xã hội, đến ánh sáng của lí tưởng lớn lao cống hiến và hi sinh cho con người, kể cả những người tàn nhẫn như Gia-ve hay vô tình hiểu lầm ông như Ma-ri-uýt.
Trong đoạn kết của tiểu thuyết, dưới ánh sáng của đôi chân đèn này, Giăng Van-giăng qua đời sau khi dặn dò Cô-dét và Ma-ri-uýt về điều quan trọng, lớn lao nhất trong đời: tình yêu thương. Có thể thấy ở đây hai ý nghĩa chính của đôi chân đèn:
- Thứ nhất, đôi chân đèn là biểu tượng của lí tưởng sống vì tha nhân mà Giám mục My-ri-en đã mang đến thắp sáng cho cuộc đời chìm trong bóng tối áp bức bất công của Giăng Van-giăng. Cho đến lúc ông qua đời, đôi chân đèn vẫn là ánh sáng duy nhất chiếu rọi bên ông.
- Thứ hai, đôi chân đèn đã mang đến cho Giăng Van-giăng một cuộc đời mới và cũng chính đôi chân đèn chứng kiến giờ phút kết thúc cuộc đời ấy, đó là biểu tượng của chính cuộc đời đã được khai sáng của Giăng Van-giăng.
Ý nghĩa của đôi chân đèn không giống như bộ đồ ăn bằng bạc. Nó không bị lấy trộm, mà tự tay giám mục trao cho Giăng Van-giăng. Bằng bộ đồ ăn bạc, giám mục đã đổi lấy sự an toàn, tự do của anh và một số vốn nhỏ để anh bắt đầu cuộc đời mới. Bằng cây chân đèn, giám mục đổi lấy lời hứa lương thiện, lấy một cuộc đời sống chỉ để yêu thương và hi sinh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bạn nhận định như thế nào về diễn biến tâm lí của Giăng Van-giăng khi được dẫn đến trước giám mục và khi được nhận đôi chân đèn bằng bạc? Chi tiết nào thể hiện chuỗi diễn biến tâm lí đó? Vì sao anh “không nhớ mình có hứa với giám mục điều gì hay không”?
Câu 2:
Trình bày những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại. Có thể sử dụng bảng sau:
So sánh |
Tiểu thuyết trung đại |
Tiểu thuyết hiện đại |
|
Điểm tương đồng |
|
||
Điểm khác biệt |
Văn tự |
|
|
Ảnh hưởng |
|
|
|
Kết cấu |
|
|
|
Cốt truyện |
|
|
|
Điểm nhìn |
|
|
|
Tư duy sáng tác |
|
|
Câu 3:
Phân tích thông điệp của văn bản qua hình ảnh Giám mục My-ri-en và đôi chân đèn bằng bạc.
Câu 4:
Ngôn ngữ của nhân vật tiểu thuyết thể hiện:
a. Xuất thân và nền tảng văn hoá của nhân vật.
b. Tính cách, thái độ, cảm xúc của nhân vật.
c. Thái độ, quan điểm của người kể chuyện đối với nhân vật.
d. a và b đúng
e. b và c đúng
Câu 5:
Đầu không phải là điểm khác nhau giữa tiểu thuyết và truyện ngắn?
a. Quy mô của tiểu thuyết lớn hơn so với truyện ngắn
b. Tiểu thuyết thường được in thành một ấn bản riêng, truyện ngắn được in dưới dạng tập truyện.
c. Tiểu thuyết được đánh giá cao hơn về giá trị nghệ thuật so với truyện ngắn.
d. Số lượng nhân vật của tiểu thuyết nhiều hơn, được tổ chức thành nhiều tuyến truyện hơn so với truyện ngắn.
e. Không gian và thời gian của tiểu thuyết rộng, dài hơn so với truyện ngắn.
Câu 6:
Câu 7:
Thế nào là bài trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội?
về câu hỏi!